Mới đây, trong cuộc họp của một dự án có sử dụng vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), một chuyên gia WB đã nêu câu hỏi là: phía Việt Nam sẽ xử lý sự khác biệt giữa Quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo các Nghị định 88/CP, 14/CP và 66/CP) và Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, cũng như giữa Nghị định 16 và thông lệ quốc tế như thế nào?
Bởi trong khi WB đang nghiên cứu để áp dụng Quy chế Đấu thầu của Việt Nam đối với các gói thầu quốc tế, có sử dụng vốn tài trợ của WB, thay cho quy định của nhà tài trợ, thì những điểm khác biệt với thông lệ quốc tế trong những quy định pháp lý liên quan đến đấu thầu của Việt Nam xuất hiện, khiến các chuyên gia ngần ngại.
Trước tiên là những thuật ngữ liên quan đến đấu thầu được quy định trong Nghị định 16 chắc chắn sẽ khiến không ít nhà thầu bị nhầm lẫn, bởi những thuật ngữ này đều xuất hiện lần đầu và chưa có định nghĩa. Có thể kể đến những thuật ngữ như hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ dự thầu, thông báo mời thầu được đưa ra trong giai đoạn sơ tuyển; các thuật ngữ hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, bảo lãnh đấu thầu được sử dụng trong giai đoạn đấu thầu.
Còn trong Quy chế Đấu thầu hiện hành, trong giai đoạn sơ tuyển, các thuật ngữ đã được định nghĩa và đang sử dụng là hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ dự sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển; còn trong giai đoạn đấu thầu, các thuật ngữ đang được sử dụng là hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, bảo lãnh dự thầu, thông báo mời thầu.
Có thể tiên liệu ngay những tình huống nhầm lẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Một giả thuyết đã được một vài nhà thầu nêu ra là trong trường hợp gói thầu vừa có phần xây dựng, vừa có phần mua sắm hàng hoá... thì họ sẽ sử dụng các thuật ngữ nào trong “bài dự thi” của mình?
Không chỉ vướng mắc trong thuật ngữ, sự không nhất quán về quy định thủ tục đấu thầu của Nghị định 16 và Quy chế Đấu thầu hiện hành cũng khiến những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn. Ví dụ, Quy chế Đấu thầu quy định chỉ áp dụng sơ tuyển đối với các gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên với gói thầu mua sắm hàng hoá, 200 tỷ đồng trở lên đối với gói thầu xây lắp và không quy định sơ tuyển đối với gói thầu tư vấn. Trong khi đó, Nghị định 16 quy định sơ tuyển áp dụng chung đối với việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, kể cả tư vấn trong hoạt động xây dựng và tuỳ trường hợp có thể gộp bước sơ tuyển vào bước đấu thầu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, ngoài việc quy định sơ tuyển đối với các gói thầu tư vấn là không phù hợp với thông lệ quốc tế, thì các quy định pháp lý theo kiểu “tuỳ điều kiện” để áp dụng rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện trong thực hiện các quy định pháp luật, và thời gian tổ chức đấu thầu vì thế có thể bị kéo dài với những chi phí phát sinh ngoài mong đợi của các nhà thầu...
Thêm vào đó, các chuyên gia về đấu thầu cũng lo ngại khả năng kiểm soát tính cạnh tranh trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công công trình xây dựng, bởi những quy định “khá mở” trong những trường hợp có ít nhà thầu tham gia dự thầu, cũng như điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu. Cụ thể, trong Điều 28, Nghị định 16 quy định nếu có ít hơn 5 nhà thầu tham dự sơ tuyển, bên mời thầu có thể mời các nhà thầu này tham dự đấu thầu ngay; trong trường hợp mời trực tiếp một nhà thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu thì bên mời thầu phải đưa ra các yêu cầu đối với gói thầu để nhà thầu đề xuất giá, tiến độ và các giải pháp thực hiện gói thầu... Hoàn toàn không có sự khống chế cụ thể nào đối với các trường hợp “mời trực tiếp một nhà thầu”...
Trong khi đó, lo ngại từ phía nhà thầu lại liên quan đến quy định về bảo lãnh dự sơ tuyển. Các nhà thầu dự sơ tuyển sẽ buộc phải có bảo lãnh dự thầu, với giá trị không vượt quá 1% giá gói thầu. Khoản này được gọi là bảo lãnh dự thầu và mục đích được đưa ra theo Điều 24, Nghị định 16 là để đảm bảo nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Nhiều nhà thầu đã chất vấn rằng, tại sao cần sự bắt buộc này vì nhiều khi do nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi, thậm chí do năng lực của doanh nghiệp thay đổi sau giai đoạn sơ tuyển, họ có quyền không tham gia đấu thầu. Ngoài ra, khoản bảo lãnh dự thầu có được hoàn lại khi nhà thầu không vượt qua vòng sơ tuyển hay không lại chưa được đề cập...
Theo Báo đầu tư
Bởi trong khi WB đang nghiên cứu để áp dụng Quy chế Đấu thầu của Việt Nam đối với các gói thầu quốc tế, có sử dụng vốn tài trợ của WB, thay cho quy định của nhà tài trợ, thì những điểm khác biệt với thông lệ quốc tế trong những quy định pháp lý liên quan đến đấu thầu của Việt Nam xuất hiện, khiến các chuyên gia ngần ngại.
Trước tiên là những thuật ngữ liên quan đến đấu thầu được quy định trong Nghị định 16 chắc chắn sẽ khiến không ít nhà thầu bị nhầm lẫn, bởi những thuật ngữ này đều xuất hiện lần đầu và chưa có định nghĩa. Có thể kể đến những thuật ngữ như hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ dự thầu, thông báo mời thầu được đưa ra trong giai đoạn sơ tuyển; các thuật ngữ hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, bảo lãnh đấu thầu được sử dụng trong giai đoạn đấu thầu.
Còn trong Quy chế Đấu thầu hiện hành, trong giai đoạn sơ tuyển, các thuật ngữ đã được định nghĩa và đang sử dụng là hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ dự sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển; còn trong giai đoạn đấu thầu, các thuật ngữ đang được sử dụng là hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, bảo lãnh dự thầu, thông báo mời thầu.
Có thể tiên liệu ngay những tình huống nhầm lẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Một giả thuyết đã được một vài nhà thầu nêu ra là trong trường hợp gói thầu vừa có phần xây dựng, vừa có phần mua sắm hàng hoá... thì họ sẽ sử dụng các thuật ngữ nào trong “bài dự thi” của mình?
Không chỉ vướng mắc trong thuật ngữ, sự không nhất quán về quy định thủ tục đấu thầu của Nghị định 16 và Quy chế Đấu thầu hiện hành cũng khiến những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn. Ví dụ, Quy chế Đấu thầu quy định chỉ áp dụng sơ tuyển đối với các gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên với gói thầu mua sắm hàng hoá, 200 tỷ đồng trở lên đối với gói thầu xây lắp và không quy định sơ tuyển đối với gói thầu tư vấn. Trong khi đó, Nghị định 16 quy định sơ tuyển áp dụng chung đối với việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, kể cả tư vấn trong hoạt động xây dựng và tuỳ trường hợp có thể gộp bước sơ tuyển vào bước đấu thầu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, ngoài việc quy định sơ tuyển đối với các gói thầu tư vấn là không phù hợp với thông lệ quốc tế, thì các quy định pháp lý theo kiểu “tuỳ điều kiện” để áp dụng rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện trong thực hiện các quy định pháp luật, và thời gian tổ chức đấu thầu vì thế có thể bị kéo dài với những chi phí phát sinh ngoài mong đợi của các nhà thầu...
Thêm vào đó, các chuyên gia về đấu thầu cũng lo ngại khả năng kiểm soát tính cạnh tranh trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công công trình xây dựng, bởi những quy định “khá mở” trong những trường hợp có ít nhà thầu tham gia dự thầu, cũng như điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu. Cụ thể, trong Điều 28, Nghị định 16 quy định nếu có ít hơn 5 nhà thầu tham dự sơ tuyển, bên mời thầu có thể mời các nhà thầu này tham dự đấu thầu ngay; trong trường hợp mời trực tiếp một nhà thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu thì bên mời thầu phải đưa ra các yêu cầu đối với gói thầu để nhà thầu đề xuất giá, tiến độ và các giải pháp thực hiện gói thầu... Hoàn toàn không có sự khống chế cụ thể nào đối với các trường hợp “mời trực tiếp một nhà thầu”...
Trong khi đó, lo ngại từ phía nhà thầu lại liên quan đến quy định về bảo lãnh dự sơ tuyển. Các nhà thầu dự sơ tuyển sẽ buộc phải có bảo lãnh dự thầu, với giá trị không vượt quá 1% giá gói thầu. Khoản này được gọi là bảo lãnh dự thầu và mục đích được đưa ra theo Điều 24, Nghị định 16 là để đảm bảo nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Nhiều nhà thầu đã chất vấn rằng, tại sao cần sự bắt buộc này vì nhiều khi do nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi, thậm chí do năng lực của doanh nghiệp thay đổi sau giai đoạn sơ tuyển, họ có quyền không tham gia đấu thầu. Ngoài ra, khoản bảo lãnh dự thầu có được hoàn lại khi nhà thầu không vượt qua vòng sơ tuyển hay không lại chưa được đề cập...
Theo Báo đầu tư