QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cac bac cho hoi 1 ti!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cac bac cho hoi 1 ti!

    Em khong hieu Tham tra va Tham dinh khac nhau the nao? Ai biet thi mach Em voi. Xin cam on!!!

  • #2
    Ðề: cac bac cho hoi 1 ti!

    - Thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra lại thiết kế của tổ chức tư vấn xây dựng thực hiện theo các yêu cầu của chủ đầu tư đối với thiết kế công trình do một tổ chức tư vấn thiết kế khác lập .

    - Thẩm định thiết kế là công việc của người có thẩm quyền tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thiết kế; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công; kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thiết kế sơ bộ và các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư ; đánh giá sự hợp lý của giải pháp thiết kế để làm cơ sở phê duyệt thiết kế kỹ thuật .

    Nam xem thêm ở QĐ 18/2003/QĐ-BXD
    Bên ngoài dân gian, rất nhiều người hay nhầm hai từ này kể cả các quan chức, chủ đầu tư...
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: cac bac cho hoi 1 ti!

      Theo mình hiểu, Nghị định 16 quy định như sau:
      1. Đối với Dự án đầu tư XD công trình, nói chung công việc thẩm định (bao gồm cả thuyết minh và Thiết kế cơ sở) là của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (các Bộ, Sở…). Lệ phí thẩm định theo quyết định của Bộ Tài chính (điều 9, NĐ16).

      2. Đối với TK kỹ thuật và TK bản vẽ thi công, việc thẩm định là nhiệm vụ của Chủ đầu tư. Nếu Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thì thuê một cơ quan Tư vấn độc lập để “thẩm tra”. Chi phí thẩm tra theo quy định tại bảng III.1 Quyết định số 10/2005/QDD-BXD (Điều 16, nghị định 16).

      ở đây có sự khác một chút với QĐ18, theo QĐ18 chỉ có thẩm định TK kỹ thuật mà không có thẩm định TK bản vẽ thi công. NĐ 16 thì có quy định phải thẩm định cả 2 thiết kế này.

      Tóm lại cụm từ “thẩm định” chỉ để dùng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với DAĐT) hoặc Chủ đầu tư (với TKKT và TKBVTC); còn cụm từ “thẩm tra” là dành cho các Cơ quan tư vấn độc lập. Điều này không khác nhiều sơ với QĐ18.

      Thế mà hiện nay và cả trước đây Nhiều cơ quan Tư vấn đã đóng dấu “ĐÃ THẨM ĐỊNH” vào Hồ sơ thiết kế. Ví dụ: Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng (CCU) (xin lỗi mấy bác CCU về ví dụ này).
      Last edited by ketcaucdc; 18-05-2005, 07:19 PM.
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: cac bac cho hoi 1 ti!

        Tuy nhiên, ở đời hay có cái sự này. Có nhiều Dự án đến nay , thiết kế kỹ thuật vẫn chưa thuộc về sự quyết định của Chủ đầu tư, với lý do :
        - Nếu các Dự án bắt đầu tiến hành vào thời điểm hiện nay có thiết kế cơ sở ( cái từ này không rõ nó tương ứng ra sao với hệ thống Quốc tế) thì đúng như trện
        - Nhưng nếu nó chưa được phê duyệt thiết kế cơ sở ( vì ngày trước chưa có) thì vẫn tiến hành theo trình tự cũ.
        Đúng ra nên có những văn bản hướng dẫn xử lý trong giai đoạn giao thời.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: cac bac cho hoi 1 ti!

          Nguyên văn bởi Prebronzer
          Tuy nhiên, ở đời hay có cái sự này. Có nhiều Dự án đến nay , thiết kế kỹ thuật vẫn chưa thuộc về sự quyết định của Chủ đầu tư, với lý do :
          - Nếu các Dự án bắt đầu tiến hành vào thời điểm hiện nay có thiết kế cơ sở ( cái từ này không rõ nó tương ứng ra sao với hệ thống Quốc tế) thì đúng như trện
          - Nhưng nếu nó chưa được phê duyệt thiết kế cơ sở ( vì ngày trước chưa có) thì vẫn tiến hành theo trình tự cũ.
          Đúng ra nên có những văn bản hướng dẫn xử lý trong giai đoạn giao thời.

          PHẦN II
          HƯỚNG DẪN CHUYỂN TIẾP TỪ THỰC HIỆN
          NĐ 52/CP, NĐ 12/CP, NĐ 07/CP SANG THỰC HIỆN NĐ 16/CP


          I- Về chuyển tiếp thực hiện các quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo NĐ 16/CP:
          1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm xem xét quyết định việc chuyển tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo NĐ 16/CP đảm bảo các nguyên tắc sau:

          a) Không làm gián đoạn các công việc.

          b) Đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của dự án.

          2. Đối với dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư; các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trước ngày NĐ 16/CP có hiệu lực thì không phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo quy định của NĐ 16/CP. Các công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của NĐ 16/CP.

          3. Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đã trình cấp có thẩm quyền để xin phép đầu tư trước ngày NĐ 16/CP có hiệu lực nhưng chưa được thẩm định và cho phép đầu tư thì không phải lập và trình lại; việc thẩm định và cho phép đầu tư được thực hiện theo quy định trước ngày NĐ 16/CP có hiệu lực thi hành. Các công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của NĐ 16/CP.

          4. Các dự án đã phê duyệt, dự án đang tổ chức thẩm định, dự án đã thẩm định nhưng chưa phê duyệt, dự án đang triển khai thực hiện dở dang thì các công việc tiếp theo thực hiện theo quy định trước khi NĐ 16/CP có hiệu lực thi hành.
          Trường hợp thấy cần thiết thực hiện các công việc chưa triển khai hoặc đang thực hiện dở dang cho phù hợp với quy định của NĐ 16/CP thì người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

          5. Đối với dự án chưa tổ chức thẩm định, thì việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của NĐ 16/CP.

          II- Về chuyển tiếp điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng:

          1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định của NĐ 16/CP. Đối với các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, các ban quản lý dự án, các nhà thầu chưa có đủ điều kiện năng lực theo quy định của NĐ 16/CP thì chủ đầu tư lập báo cáo trình người quyết định đầu tư xem xét, xử lý và tổng hợp gửi về Bộ Xây dựng.
          2. Các cá nhân khi hoạt động xây dựng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 và Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng ban hành theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

          *
          * *
          Thông tư này ( TT08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005) có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.

          Ghi chú

          Working...
          X