QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

S P T?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • S P T?

    Nhờ các bác chỉ giùm :
    - Từ kết quả của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT, N30) muốn tính sức chịu tải qui ước của đất nền thì làm như thế nào?
    - Nếu có sức chịu tải qui ước của đất nền rồi muốn tính ngược lại giá trị N30 có được không?
    Tôi đã đọc cuốn "Khảo sát đất bằng phương pháp xuyên" của G.SANGLERAT nhưng khó hiểu quá.
    Cảm ơn các bác !

  • #2
    ðề: S P T?

    Tìm đọc : Tiêu chuẩn thiết kế Cầu 22TCN272-01, Phần 10 có chỉ dẫn đấy.

    Ghi chú


    • #3
      ðề: S P T?

      Bên xây dựng có thể tham khảo cuốn: TCXD 226:199 - Đất xây dựng - Phương pháp TN xuyên Tiêu chuẩn 9SPT). ở phần phụ lục có diễn dịch kết quả xuyên để tính móng nong và móng cọc.
      Bạn có thể mua Tiêu chuẩn này ở Phố Hoa Lư, giá 6000 đ.
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        ðề: S P T?

        Cảm ơn tất cả các câu trả lời của các bác. Em đã đọc cuốn Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông, tập VIII (22TCN-272-01) và cả cuốn TCXD 226:1999.
        Tuy nhiên trong đó chỉ nói đến sử dụng kết quả SPT để tính sức chịu tải của cọc và móng...
        Vấn đề em gặp phải là :
        1. Đất có giá trị thí nghiệm SPT (N30) = x búa ; Thì áp lực tiêu chuẩn tính toán của loại đất đó là bao nhiêu? (Rtc =?).
        2. Có các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của đất , từ e và B (hệ số rỗng và độ sệt), theo qui trình thiết kế cầu cống 79 có thể tra ra được Rtc (Ngoài ra có thể tính từ C và F). Đất có giá trị Rtc đã biết thì giá trị SPT (N30) bằng khoảng bao nhiêu búa?
        Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ của các bác.

        Ghi chú


        • #5
          ðề: S P T?

          Chú có thể tham khảo cuốn Cơ học đất (2 tập) của Whitlow của Nhà xuất bản Giáo dục. Trong tập 2 có cách diễn dịch SPT và Sức chịu tải của nền phụ thuộc độ lún.
          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

          Ghi chú


          • #6
            ðề: S P T?

            To nmhatvtkct:

            1. Để dự tính SCT của nền đất từ kết kết quả SPT, bạn có thể sử dụng các tương quan giứa SPT và sức kháng cắt của đất.
            - Đối với đất cát: từ tương quan SPT-phi, xác định phi (c=0) và tra bảng Nq, Ng và xác định SCT cực hạn theo các công thức quen thuộc của Terzaghi, Meyerhof, Hansen.
            - Đối với sét: từ SPT tìm được Cu (phi=0) và xác định SCT từ các công thức trên với Nc=5.2, Nq=1, Ng=0.
            Các tương quan SPT-phi, SPT-Cu có thể tham khảo tài liệu "Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng" (Vũ Công Ngữ, Nguyễn Thái), mục 3.3.4.

            2. Giá trị áp lực tính toán quy ước, hay áp lực tiêu chuẩn (Rtc) là giới hạn đảm bảo rằng dưới áp lực này, vùng biến dạng dẻo dưới đế móng được khống chế đủ nhỏ để không hình thành mặt trượt liên tục và gây phá hoại nền...(khác với SCT cực hạn nói xác định ở trên). Giá trị này chỉ có Liên Xô dùng, do vậy chỉ có thể tìm tương quan SPT-Rtc (nếu có) trong các tài liệu của Liên Xô (loại này bây giờ cũng không được dùng nhiều).
            Thân.

            Ghi chú


            • #7
              ðề: S P T?

              Em cũng đang quan tâm đến vấn đề này, mong có ai post 1 bài nào đó hướng dẩn cụ thể lên đây để các anh em khác cùng học hỏi

              Ghi chú


              • #8
                ðề: S P T?

                Thí nghiệm SPT được khuyến cáo sử dụng cho đất rời, còn đối với sét hay đất yếu là không thích hơp. Công thức xác định sức chịu tải của nền đất theo Meyerhof (1956):
                qa=12000*N*Kd (nếu chiều rộng móng < 1.2 m) hay qa=8000*N*Kd*((B+0.3)/B))^2 (nếu B>=1.2 m), trong đó N là chỉ số SPT, Kd là hệ số độ sâu.
                kd=1+D/(3*B) (nếu D < B),
                kd=1.3 (nếu D>=B)

                Ghi chú


                • #9
                  ðề: S P T?

                  Gửi nmhattvtkct:
                  Cần hiểu rằng sức chịu tải quy ước là giới hạn đàn hồi của đất nền vfa đây là điều kiện để tính lún cho công trình (do độ lún được dự tính bằng lý thuyết đàn hồi). Khái niệm này do trường phái Liên Xô đưa ra, để tính toán nngười ta xác định các hệ số A, B và D từ góc ma sát trong.
                  Sức chịu tải theo điều kiện giới hạn một (ổn định) được dự tính theo các thông số N(gama), Nq và Nc. Cùng một giá trị góc ma sát trong các thông số N(gama), Nq và Nc là lớn hơn nhiều so với A, B, D.
                  SPT là thí nghiệm xuất phát từ phương Tây nên các công thức dự tính sức chịu tải nên hiệu là cho giới hạn 1.
                  Không có ai nói có sức chịu tải có thể tính lại chỉ số SPT. Nhưng theo tôi cũng có thể dùng để ước lượng và hiểu về trạng thái của đất nền mà không coi là một số liệu tính toán

                  Ghi chú


                  • #10
                    ðề: S P T?

                    Một số điều về SPT
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      ðề: S P T?

                      Gửi Tạ Hoàng,
                      Bài viết rất bổ ích về SPT.
                      Đề nghị chuyển sang file .doc hoặc.pdf để anh em dễ download và tham khảo.
                      Nếu có thể đề nghị anh Hoàng viết thêm về mối liên hệ giữa chỉ số SPT và lực dính C của đất sét các loại (Tính cọc nhồi theo công thức Nhật bản TCXD - 205 có lực dính C nhưng không chỉ dẫn cách tính C từ chỉ số SPT).

                      Ghi chú


                      • #12
                        ðề: S P T?

                        Đề nghị anh Hoàng bổ sung chút ít, chuyển thành PDF và gửi lên tạp chí thực hành trong XD để anh em dễ tham khảo.
                        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          ðề: S P T?

                          Bạn hãy tham khảo quyển "Một số vấn đề về móng nông và móng cọc.." của Vũ Công Ngữ và Nguyễn Thái. Trong đó có phần kiến thức mà bạn quan tâm đấy.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X