QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

    Chuyện thường thôi, (trong tình hình xã hội như hiện nay), giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức thụ động sang nhận thức tự giác chủ động, từ tập trung bao cấp sang thị trường điều tiết..... ấy mà, ai mà chẳng phải trải qua, kể cả tư bản phát triển ko cứ gì mình.
    Mấy năm nữa, khi nhận thức và tính tự giác được nâng cao hơn thì sẽ hết căn bệnh này thôi mà
    Các pác cứ bình tĩnh

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

      Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bác Nhimcons. Thực tế là chúng ta vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ, và chúng ta còn thua kém các nước phát triển về nhiều mặt. Nhưng khi chúng ta gia nhập WTO thì tự bản thân chúng ta sẽ phải thay đổi, đặc biệt là về tư duy. Điều mà tôi nghĩ mỗi cá nhân chúng ta có thể làm được đó là ta hãy làm tốt công việc hiện tại, và phải không ngừng vươn lên.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

        Kết luận là đây là bệnh xã hội, vì thế có tranh luận cả ngày cũng bằng thừa, anh em không nên tranh luận nhiều nhỉ... ..Muốn chẳng được, cương không xong thì tránh đi, ...Đâu sẽ có đó...
        Còn em còn các pác, 5 năm nữa sẽ giảm đi nhiều...đoán thế...

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

          Tôi cũng hy vọng là như vậy.
          Xin hỏi ngoài lề một chút, bác nhimcons đang làm ở đâu vậy? Bác đã bao giờ đứng trước những cám dỗ trong công việc chưa? giống như một TVGS chẳng hạn?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

            em mới ra trường (CDXD thôi) toàn đi làm worker,được làm GS thì bố tướng mẹ tá còn gì, em cũng muốn thử lắm, cho xem cảm giác thế nào, oai như cóc, chẳng phải nhọc công như mấy pác Nhà thầu, lại được ăn được nói, hò hét vô tư, chửi bới loạn xạ
            Nói chung nhiều pác GS khệnh lắm, nhiều pác trẻ măng ít tuổi hơn bọn em mà vẫn phải gọi bằng anh xưng em ngọt sớt, phải quan tâm tới nơi tới chốn chỉ vì mỗi cái chữ ký
            nhiều pác thì khinh khỉnh, lừ lừ như ông từ bà đền, sai tý quát tháo ầm ĩ, nhiều phen làm anh em worker xanh mặt
            Nói chung là đã là Nhà thầu thì vất vả nhiều mặt, để đỡ vất vả thì phải cám dỗ GS cho dễ thở chút ít => GS nào cũng bị cám dỗ.
            Ở đời chẳng ai bình thường lại chê "quà" cả, vì thế dám cá với các pác 101% rằng các pác GS nhận 'quà" ít nhất 1 lần trong đời làm GS. Pác nào ko công nhận xin xem lại đầu câu.... ...
            ... thực tế nó thế.... ....các pác thông cảm...

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

              Mình cũng đã từng đi thi công, mình hiểu nỗi khổ của người làm B. Nói chung, cũng vì miếng cơm manh áo mà phải nhẫn nhịn (trước cả cái sai của GS). Bao giờ cơ chế quản lý của chúng ta thay đổi một cách tích cực hơn, hy vọng lúc đó anh em ta sẽ dễ thở hơn một chút. Bao giờ......

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                Nguyên văn bởi linh1502
                TVGS ở việt nam chắc còn lâu mới bằng được nước ngoài. Đầu ra kém quá. Học đỗ đến 95% thì ai chẳng học được. Sao ở VN lại coi nhẹ vấn đề này thế nhỉ?
                Đã vậy tỉ lệ đậu loại khá giỏi ở các ĐH SG, như ĐH tự nhiên >50% (đọc báo thấy vậy) thì càng hãi hơn

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                  Nguyên văn bởi Namdinh80
                  http://www.ketcau.com/forum/showpost...44&postcount=2
                  Đây, tư vấn GS ko biết GS đây còn gì , làm gì có chuyện ko đủ thời gian giám sát. Rồi thấy 1 cái sai bắt đập đi hết. Em làm B, bác nào làm tư vấn thế em cho quân đập gạch vào đầu lâu rồi. Nhé! :P
                  Đập mấy ông TVGS đi rồi ăn cho hết . Ko bắt đập mấy cái đầu thì mấy cái sau đập ko xuể

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                    Nguyên văn bởi nhimcons
                    em mới ra trường (CDXD thôi) toàn đi làm worker,được làm GS thì bố tướng mẹ tá còn gì, em cũng muốn thử lắm, cho xem cảm giác thế nào, oai như cóc, chẳng phải nhọc công như mấy pác Nhà thầu, lại được ăn được nói, hò hét vô tư, chửi bới loạn xạ
                    Nói chung nhiều pác GS khệnh lắm, nhiều pác trẻ măng ít tuổi hơn bọn em mà vẫn phải gọi bằng anh xưng em ngọt sớt, phải quan tâm tới nơi tới chốn chỉ vì mỗi cái chữ ký
                    nhiều pác thì khinh khỉnh, lừ lừ như ông từ bà đền, sai tý quát tháo ầm ĩ, nhiều phen làm anh em worker xanh mặt
                    Nói chung là đã là Nhà thầu thì vất vả nhiều mặt, để đỡ vất vả thì phải cám dỗ GS cho dễ thở chút ít => GS nào cũng bị cám dỗ.
                    Ở đời chẳng ai bình thường lại chê "quà" cả, vì thế dám cá với các pác 101% rằng các pác GS nhận 'quà" ít nhất 1 lần trong đời làm GS. Pác nào ko công nhận xin xem lại đầu câu.... ...
                    ... thực tế nó thế.... ....các pác thông cảm...
                    Đúng là gặp mấy cha thi công mà dân Bắc thì mấy lão lớn hơn mình cả chục tuổi trở lên vẫn gọi mình là anh xưng em. Ra thi công thì ăn bớt đến nỗi có muốn kiểm tra cũng chán luôn. thiết kế lớp cấp phối 12cm mà làm chỗ 5cm, 7cm, mà đa số là 2-3cm. Khiếp

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                      Nguyên văn bởi nhimcons
                      Nói chung là đã là Nhà thầu thì vất vả nhiều mặt, để đỡ vất vả thì phải cám dỗ GS cho dễ thở chút ít => GS nào cũng bị cám dỗ.
                      Ở đời chẳng ai bình thường lại chê "quà" cả, vì thế dám cá với các pác 101% rằng các pác GS nhận 'quà" ít nhất 1 lần trong đời làm GS. Pác nào ko công nhận xin xem lại đầu câu.... ...
                      ... thực tế nó thế.... ....các pác thông cảm...
                      -Bạn nói thì tớ cũng công nhận là tình hình thực tế nó vậy, nhưng bạn đừng bi quan. Tớ chứng minh cho bạn thấy rằng tỷ lệ 101% là sai, tớ có chứng kiến có môt công trình mà GS không lấy một "cắc", Khi đi nhậu thì giám sát cũng "cưa tiền" như bạn đồng nghiệp, trong công việc thì không ít việc GS hỗ trợ đV thi công chỉ cho nhiều "mánh thúi" để thi công hiệu quả V.V...nhà thầu chuyển sang cám dỗ chủ đầu tư. Trong cuộc họp tiến độ tuần vào giai đoạn công trình đã bị trễ, chủ đầu tư phán: Tại giám sát bắt kỹ quá cho nên nhà thầu mới phải sửa đi sửa lại trể tiến độ!!!!!!
                      -Bạn có tin không? Công trình Muro của Nhật ở KCN Amata, các bạn thử hỏi xem đơn vị nào thi công? đơn vị nào giám sát? Kết quả là GS giận chủ đầu tư không phối hợp, cho nên GS bỏ cuộc vào giai đoạn cuối. "Thiệt thân! đành chịu"
                      -Vì thế trong mọi tình huấng bạn cũng đừng bi quan mà chỉ nghỉ đến con số 99% đã là tồi tệ lắm rồi huống chi là 101%. Chán thật!
                      Last edited by thehe8x; 03-04-2007, 12:30 AM.
                      chia sẽ phần mềm miễn phí cho cộng đồng
                      www.dutoanonline.com

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                        Tôi thấy ở đây có mấy vấn đề cần phải làm rõ:
                        1, Đạo đúc nghề nghiệp của TVGS không được giáo dục đầy đủ. TVGS ra công trường chỉ để kiếm tiền, có người tuyên bố " Làm tất cả mọi việc để có tiền" - quá khủng khiếp.
                        2, Cơ chế quản lý TVGS không hoàn chỉnh, trước đây TVGS đều là biên chế cơ quan nhà nước nên làm việc còn có ý thức. Nhưng hiện nay, hầu hết TVGS là hợp đồng ngắn hạn, kiếm không được tiền là biến thì làm sao có trách nhiệm với công việc được. Bên cạnh đó ràng buộc về kinh tế đối với tổ chức TVGS không rõ ràng, lấy gì để đảm bảo về mặt trách nhiệm khi mà vốn (giá trị) của cơ quan không bằng 5% giá trị công trình, nếu người đứng đầu không nghiêm tổ chức TVGS không nghiêm thì cấp dưới làm gì chẳng được.
                        3, Lương TVGS quá thấp, trong khi cám dỗ vật chất là quá nhiều. Dù sao thì nhà thầu vẫn muốn... để giảm chi phí khác. Trong khi công tác quản lý chưa minh bạch.
                        4, Hệ thông tiêu chuẩn quản lý về chất lượng chưa thống nhất, nhiều tiêu chuẩn quá cũ vẫn được áp dụng một cách rất máy móc mà nhà thầu không thể thực hiện đầy đủ được:
                        - Tiêu chuẩn về cát, đá xây dựng từ năm 1986, 1987 có yêu cầu 200m3 đá, 300m3 cát phải thí nghiệm một lần. Trong khi một kết cấu bê tông 2000m3 phải vận chuyển cốt liệu về trạm trộn liên tục thì lấy đâu ra thời gian để thí nghiệm vật liệu trước khi trộn đúng quy trình được.
                        - Thép xây dựng mua trong nước có đến 90% là được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS 3112 ( SD295 hoặc SD 390) nhưng các đồng chí TVTK cứ lấy ghi vào hồ sơ là thép AIII hoặc CIII theo tiêu chuẩn TCVN1651-85 ( Tiêu chuẩn này đã bị loại bỏ). Như vậy là các nhà thầu bị một khoản lỗ trước khi thi công do thép SD390 thì thấp hơn CIII một tý ( chủ yếu là giới hạn bền - có lẽ gặp phải khi động đất cấp 7), nếu muốn đạt thì phải mua loại Grade60 ( đắt hơn nhiều) theo ASTM. Nhưng hiện nay thép đang lên mà bù giá thì các Sở chỉ tính cho theo loại SD390. Nếu muốn đưa SD390 lên CIII tại phòng thí nghiệm thì lại phải....
                        Nói tóm lại muốn nâng cao chất lượng của TVGS thì phải minh bạch hoá mọi khâu trong quá trình xây dựng, cố gắng làm sao không để mọi thứ có thể hiểu theo nhiều nghĩa... Mong muốn lơn nhất là phải có tác động của các nhà quản lý.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                          Giám sát xây dựng hay giám sát xã hội nói chung mà các cứ trông chờ vào "đạo đức' thì chết. Đấy là kiểu xã hội đức trị. Từ xưa đến nay đức trị chưa bao giờ phát triển bền vững, thường được độ 1 2 đời là toi. Xã hội phải được quản lý bằng pháp luật, bằng các quy ước được số đông đồng thuận. thời nay đang là lúc không có luật và đại đức dởm, ngành xây dựng cũng không nằm ngoài luật đấy.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                            Nguyên văn bởi nguyenleminh74
                            Tôi thấy ở đây có mấy vấn đề cần phải làm rõ:
                            1, Đạo đúc nghề nghiệp của TVGS không được giáo dục đầy đủ. TVGS ra công trường chỉ để kiếm tiền, có người tuyên bố " Làm tất cả mọi việc để có tiền" - quá khủng khiếp.
                            2, Cơ chế quản lý TVGS không hoàn chỉnh, trước đây TVGS đều là biên chế cơ quan nhà nước nên làm việc còn có ý thức. Nhưng hiện nay, hầu hết TVGS là hợp đồng ngắn hạn, kiếm không được tiền là biến thì làm sao có trách nhiệm với công việc được. Bên cạnh đó ràng buộc về kinh tế đối với tổ chức TVGS không rõ ràng, lấy gì để đảm bảo về mặt trách nhiệm khi mà vốn (giá trị) của cơ quan không bằng 5% giá trị công trình, nếu người đứng đầu không nghiêm tổ chức TVGS không nghiêm thì cấp dưới làm gì chẳng được.
                            3, Lương TVGS quá thấp, trong khi cám dỗ vật chất là quá nhiều. Dù sao thì nhà thầu vẫn muốn... để giảm chi phí khác. Trong khi công tác quản lý chưa minh bạch.
                            Về chuyện đạo đức nghề nghịêp thì tôi đồng ý với ý kiến của cau BTCT, phải có hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch thì mới làm việc được. Nếu anh vi phạm pháp luật thì phải bị chế tài: tước bằng, cấm hành nghề thậm chí ra toà, đi tù. Nói đạo đức chung chung là mơ hồ và phi thực tế.
                            Còn chuyện phải "biên chế nhà nước" mới làm tốt thì có lẽ là không ổn . Các công ty Tư vấn lớn của Thế giới đều là công ty Tư nhân, họ vẫn làm tốt. Bao nhiêu năm nay VN mình nghĩ khác người, làm khác người nên khi phải quay lại với cách làm "bình thường" như mọi người lại cảm thấy đó là khó khăn. Chuyện ràng buộc trách nhiệm của Tư vấn thì thế giới đã làm lâu rồi và rất có hiệu quả. Ví dụ: Chỉ cần Tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì sẽ giải quyết được phần lớn những lo ngại về trách nhiệm của tư vấn thôi. Nếu Tư vấn làm sai gây thiệt hại thì bảo hiểm đền. Nếu Tư vấn không có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì Chủ đầu tư sẽ không thuê (vì không có ai bồi thường cho những thiệt hại có thể xảy ra do lỗi của Tư vấn). Nếu Tư vấn để xảy ra lỗi thì Bảo hiểm sẽ tăng phí bảo hiểm lên hoặc từ chối bán bảo hiểm. Các Công ty Tư vấn muốn tồn tại và phát triển, muốn có công ăn việc làm thì phải xiết chặt khâu quản lý để đảm bảo không xảy ra những sai sót có thể ảnh hưởng đến uy tín của mình. Một Công ty Tư vấn tư nhân mới sợ bị phá sản chứ Công ty Nhà nước có bị phá sản đâu mà lo, nên chính mô hình quản lý nhà nước mới dễ nảy sinh các sai sót và vô trách nhiệm trong công việc .
                            Chuyện lương bổng là chuyện muôn thủa, nhưng có đi làm mới thấy chính các công ty nhà nước bóc lột sức lao động của anh em kỹ sư, nhiều hơn là công ty tư nhân. Công ty tư nhân luôn muốn tìm người giỏi , người làm được việc, để làm được việc này họ phải nâng cao chế độ đãi ngộ, lương bổng để thu hút người tài. Công ty NN thì sao? Không phải là vơ đũa cả nắm nhưng đa phần là người siêng năng với kẻ lười biếng, người có năng lực và kẻ bất tài chế độ đãi ngộ và lương bổng là giống nhau vì NN có thang bậc lương, có chế độ .
                            Tôi đang quản lý một dự án, lúc đầu cũng thuê Công ty tư vấn của một trường Đại học (không tiện nêu tên) . Về mặt lý thuyết mà nói đó là lựa chọn tốt, Công ty này là công ty NN (vì trường là của NN), cán bộ nhân viên là công chức nhà nước. Thế nhưng vào việc mới thấy là mình lầm, họ làm việc vô trách nhiệm, đưa xuống công trường những người không có năng lực, không có kinh nghiệm và vô trách nhiệm. Tổ trưởng TV thì ăn chặn, bớt xén tiền lương của anh em KS. Cuối cùng Công ty tôi phải chấm dứt HĐ với họ. Để tiếp tục công việc Công ty tôi phải thuê một công ty tư nhân. Cách làm việc của công ty tư nhân này khác hẳn. Nhân sự đến công trường của họ có kinh nghiệm và đáp ứng công việc tốt hơn. Và tôi cũng được biết họ phải trả lương cho các KS này cao hơn nhiều lần so với công ty NN kia.
                            Qua đó mới thấy "bỉên chế cơ quan nhà nước" chưa chắc đã tốt vì nhiều xếp ở "cơ quan nhà nước" chỉ quan tâm đến tỷ lệ % có được khi ký HĐ, còn việc thành bại của Công ty NN do mình quản lý thì không phải là việc chính vì công ty có thua lỗ, mất uy tín thì vẫn là "cơ quan nhà nước" mà.
                            Nói đi rồi cũng phải nói lại. Nói về Tư vấn rôì cũng phải nói đến Nhà thầu. Nhiều đơn vị thi công cũng đang tự làm khó cho mình. Cán bộ, nhân viên của nhà thầu năng lực kém, thiếu trách nhiệm với công việc, tư tưởng luôn nghĩ mọi sai sót đều có thể "xin xỏ" tư vấn hoặc "giải quyết bằng tiền, thậm chí là rất nhiều tiền" . Nhiều KS, cán bộ kỹ thuật ra công trường không nắm được kỹ thuật thi công, không hiểu rõ tiêu chuẩn nên không thể tranh luận hoặc giải thích được với tư vấn. Khi tư vấn nghiêm túc trong công việc thì lại cho là tư vấn gây khó khăn hoặc tư vấn "không biết giám sát, không biết gì về thi công, Nhà thầu vẫn làm thế này mãi có sao đâu" .

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                              Vấn đề TVGS các công trình xây dựng thật đã tốn nhiều giấy mực. Tôi nghĩ ta muốn làm được một việc gì đó thì đều phải nắm được trình tự các công việc, kỹ thuật thực hiện từng công việc. TVGS muốn thực hiện tốt việc giám sát phải có Đề cương TVGS rõ ràng, tuân thủ các quy định của Pháp luật; tuân thủ các Tiêu chuẩn, Quy trình, Quy phạm thi công và nghiệm thu; được CĐT, TVTK và Nhà thầu thống nhất. Không có Đề cương TVGS khi triển khai xây dựng thì sẽ sinh ra các "ông tướng" ở ngoài công trường ngay. Các tổ chức TVGS chuyên nghiệp thường thực hiện tốt vấn đề này chẳng kể nhà nước hay tư nhân.
                              Ngoài ra, để các tổ chức TVGS thống nhất được về cách làm, nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình khi thực hiện dự án, cần có Quy chế TVGS cụ thể cho toàn ngành xây dựng, theo dõi kiểm tra việc thực hiện Quy chế chặt chẽ, xử phạt vi phạm nghiêm minh.
                              http://cauduongbkdn.com

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                                Nguyên văn bởi XuanThuy
                                Nói đi rồi cũng phải nói lại. Nói về Tư vấn rôì cũng phải nói đến Nhà thầu. Nhiều đơn vị thi công cũng đang tự làm khó cho mình. Cán bộ, nhân viên của nhà thầu năng lực kém, thiếu trách nhiệm với công việc, tư tưởng luôn nghĩ mọi sai sót đều có thể "xin xỏ" tư vấn hoặc "giải quyết bằng tiền, thậm chí là rất nhiều tiền" . Nhiều KS, cán bộ kỹ thuật ra công trường không nắm được kỹ thuật thi công, không hiểu rõ tiêu chuẩn nên không thể tranh luận hoặc giải thích được với tư vấn. Khi tư vấn nghiêm túc trong công việc thì lại cho là tư vấn gây khó khăn hoặc tư vấn "không biết giám sát, không biết gì về thi công, Nhà thầu vẫn làm thế này mãi có sao đâu" .
                                thanks. Các bác. hihi thằng nào đút tui tui lấy, tui dắt công nhân đi nhậu
                                "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                                Ghi chú

                                Working...
                                X