Nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng:
“Phải biết chi tiêu từng đồng, từng cắc”
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Nâng cao hiệu quả đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 6/1/2005, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ thái độ cương quyết chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng vốn xây dựng cơ bản (XDCB) bởi theo Phó Thủ tướng “thương dân thì phải biết chi tiêu từng đồng, từng cắc”.
Xác định “bộ mặt thật” của thất thoát, lãng phí, tiêu cực
Triển khai thực hiện Nghị quyết 36 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổng rà soát lại quy hoạch đầu tư, các dự án, phê duyệt các dự án đầu tư, trong đó đặc biệt lưu ý các vấn đề như bố trí nguồn vốn, hiệu quả đầu tư, quy hoạch, phù hợp với quy hoạch và tiến độ thực hiện các dự án, đảm bảo chống đầu tư dàn trải. Hạn chót cho chương trình này là ngày 31/3.
Năm 2005, công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường và Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ lựa chọn khoảng 10 dự án có nhiều dư luận để thanh tra. Cùng với thanh tra, Kiểm toán Nhà nước cũng vào cuộc để chứng minh thất thoát cụ thể như thế nào để trình Quốc hội. Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, việc thanh tra, giám sát là để ngăn ngừa, ngay cả các dự án làm đúng cũng cần thanh tra, từ đó lấy kinh nghiệm cho các chủ đầu tư khác.
Cho đến nay, mặc dù xác định thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản là lớn nhưng chân dung của thất thoát, tiêu cực như thế nào không ai rõ, ngoại trừ những con số rút ra từ kết quả thanh tra những vụ việc cụ thể. Nguyên nhân theo Bộ KH&ĐT, các Bộ, ngành, địa phương chưa chấp hành quy định về chế độ báo cáo thực hiện công tác giám sát đầu tư. Sáu tháng đầu năm 2004, chỉ có khoảng 40% tỉnh, thành phố nộp báo cáo. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo chưa đạt yêu cầu, kết quả giám sát đầu tư ít phát hiện được những vi phạm cụ thể ở cơ sở. Ngay ở ngành được nhà nước đầu tư nhiều tiền nhất là giao thông vận tải thì cũng mới chỉ có kiến nghị “đưa ra những tiêu chí, quy định cụ thể về thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, trì trệ… để các đơn vị thực hiện, kiểm soát”!
Khó cũng phải thực hiện
Theo Bộ KH&ĐT, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến nay khoảng 13.000 tỷ đồng, tập trung vào các công trình giao thông, thuỷ lợi. Với số nợ khổng lồ như vậy, để thực hiện được Nghị quyết số 36 của Quốc hội giải quyết dứt điểm nợ đọng vốn xây dựng cơ bản vào năm 2006 là một việc khó. Ngay khi thảo luận Nghị quyết này, nhiều Đại biểu Quốc hội cũng thấy vấn đề như Nghị quyết có rồi, phải thực hiện. Còn thực hiện có khó khăn như thế nào sẽ báo cáo với Quốc hội. Hiện nguồn để trang trải nợ đọng có hạn trong khi công trình xử lý bổ sung ngoài kế hoạch khá nhiều nên cũng xử lý khó khăn.
Để chống nợ, ông Võ Hồng Phúc đề nghị các địa phương từ nay không yêu cầu các doanh nghiệp của các ngành, bộ ứng vốn để làm. Bộ KH&ĐT sẽ bàn với Ngân hàng Nhà nước có thông báo tới tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại không cho vay vốn đối với các công ty đầu tư ngoài kế hoạch.
Xoá khép kín: Tư vấn giám sát không được cùng Bộ với nhà thầu
Bộ KH&ĐT đưa ra lộ trình đến năm 2007 xoá tình trạng “khép kín” trong đầu tư xây dựng cơ bản do từ khâu quy hoạch, chuẩn bị dự án, thẩm định, tư vấn, thi công đều do các đơn vị trong cùng một Bộ thực hiện. Theo đó, các Bộ Nông nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông được yêu cầu chuẩn bị ngay lộ trình xoá “khép kín” cho mình và dự kiến từ 1/7/2005, thực hiện yêu cầu trong một dự án tư vấn giám sát không cùng một bộ với nhà thầu xây lắp. Năm 2007 cũng là mốc để các bộ đưa doanh nghiệp xây lắp ra khỏi cơ chế chủ quản.
Luật hoá trách nhiệm
Dự kiến Nghị định về Quy chế quản lý đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước sẽ được Chính phủ ban hành trong quý I/2005. Quy chế sẽ có các quy định trách nhiệm cụ thể đối với các chủ thể tham gia quá trình đầu tư như tiến độ giải phóng mặt bằng, lập và duyệt kế hoạch thiết kế, tổng dự toán, kế hoạch vốn, đấu thầu, thi công. Dự án sẽ phải ngừng thực hiện và làm rõ trách nhiệm nếu chi phí thực hiện dự án vượt quá giới hạn hiệu quả. Quy chế đưa ra quy định để hạn chế tới mức thấp nhất và chống khép kín trong quản lý đầu tư, chấm dứt tình trạng các Bộ quản lý giới thiệu nhà thầu. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án của nhà thầu do mình quyết định.
Chủ đầu tư, các nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất trong phạm vi hợp đồng đã ký kết theo quy định của Nhà nước về đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, về các chi phí liên quan đến việc kéo dài thời gian thực hiện hoặc không đảm bảo chất lượng công trình.
Mỹ Anh
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình:
“Qua kết quả kiểm tra của Chính phủ, của chúng tôi ở từng dự án một cho thấy tỷ lệ thất thoát khoảng 3%-4%, chủ yếu do sử dụng nguồn vốn như phát sinh thêm ra, xử lý thêm, thay đổi quy mô dự án”
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường
“Để giảm bớt tiêu cực, thất thoát lãng phí trong đầu tư, trong cơ chế nói chung phải xác định từ chủ trương đầu tư, lập dự án. Thứ hai là lựa chọn tư vấn. Tư vấn xác định được dự án tốt, thì tất cả tổng thiết kế, tổng dự toán công trình sau khi chúng ta tổ chức đấu thầu sẽ tránh được tình trạng lãng phí và thất thoát”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thăng Long (Bộ GTVT) Nguyễn Đức Minh
“Yếu tố để thất thoát lớn nhất là những công trình đấu thầu xong rồi không đủ điều kiện thi công. Thứ hai là vấn đề chất lượng. Công trình làm chưa tốt phải phá đi, làm lại. Thứ ba là trong công tác quản lý yếu kém, đầu tư máy móc, điều động nhân công không hợp lý”.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng:
“Phải biết chi tiêu từng đồng, từng cắc”
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Nâng cao hiệu quả đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 6/1/2005, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ thái độ cương quyết chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng vốn xây dựng cơ bản (XDCB) bởi theo Phó Thủ tướng “thương dân thì phải biết chi tiêu từng đồng, từng cắc”.
Xác định “bộ mặt thật” của thất thoát, lãng phí, tiêu cực
Triển khai thực hiện Nghị quyết 36 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổng rà soát lại quy hoạch đầu tư, các dự án, phê duyệt các dự án đầu tư, trong đó đặc biệt lưu ý các vấn đề như bố trí nguồn vốn, hiệu quả đầu tư, quy hoạch, phù hợp với quy hoạch và tiến độ thực hiện các dự án, đảm bảo chống đầu tư dàn trải. Hạn chót cho chương trình này là ngày 31/3.
Năm 2005, công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường và Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ lựa chọn khoảng 10 dự án có nhiều dư luận để thanh tra. Cùng với thanh tra, Kiểm toán Nhà nước cũng vào cuộc để chứng minh thất thoát cụ thể như thế nào để trình Quốc hội. Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, việc thanh tra, giám sát là để ngăn ngừa, ngay cả các dự án làm đúng cũng cần thanh tra, từ đó lấy kinh nghiệm cho các chủ đầu tư khác.
Cho đến nay, mặc dù xác định thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản là lớn nhưng chân dung của thất thoát, tiêu cực như thế nào không ai rõ, ngoại trừ những con số rút ra từ kết quả thanh tra những vụ việc cụ thể. Nguyên nhân theo Bộ KH&ĐT, các Bộ, ngành, địa phương chưa chấp hành quy định về chế độ báo cáo thực hiện công tác giám sát đầu tư. Sáu tháng đầu năm 2004, chỉ có khoảng 40% tỉnh, thành phố nộp báo cáo. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo chưa đạt yêu cầu, kết quả giám sát đầu tư ít phát hiện được những vi phạm cụ thể ở cơ sở. Ngay ở ngành được nhà nước đầu tư nhiều tiền nhất là giao thông vận tải thì cũng mới chỉ có kiến nghị “đưa ra những tiêu chí, quy định cụ thể về thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, trì trệ… để các đơn vị thực hiện, kiểm soát”!
Khó cũng phải thực hiện
Theo Bộ KH&ĐT, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến nay khoảng 13.000 tỷ đồng, tập trung vào các công trình giao thông, thuỷ lợi. Với số nợ khổng lồ như vậy, để thực hiện được Nghị quyết số 36 của Quốc hội giải quyết dứt điểm nợ đọng vốn xây dựng cơ bản vào năm 2006 là một việc khó. Ngay khi thảo luận Nghị quyết này, nhiều Đại biểu Quốc hội cũng thấy vấn đề như Nghị quyết có rồi, phải thực hiện. Còn thực hiện có khó khăn như thế nào sẽ báo cáo với Quốc hội. Hiện nguồn để trang trải nợ đọng có hạn trong khi công trình xử lý bổ sung ngoài kế hoạch khá nhiều nên cũng xử lý khó khăn.
Để chống nợ, ông Võ Hồng Phúc đề nghị các địa phương từ nay không yêu cầu các doanh nghiệp của các ngành, bộ ứng vốn để làm. Bộ KH&ĐT sẽ bàn với Ngân hàng Nhà nước có thông báo tới tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại không cho vay vốn đối với các công ty đầu tư ngoài kế hoạch.
Xoá khép kín: Tư vấn giám sát không được cùng Bộ với nhà thầu
Bộ KH&ĐT đưa ra lộ trình đến năm 2007 xoá tình trạng “khép kín” trong đầu tư xây dựng cơ bản do từ khâu quy hoạch, chuẩn bị dự án, thẩm định, tư vấn, thi công đều do các đơn vị trong cùng một Bộ thực hiện. Theo đó, các Bộ Nông nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông được yêu cầu chuẩn bị ngay lộ trình xoá “khép kín” cho mình và dự kiến từ 1/7/2005, thực hiện yêu cầu trong một dự án tư vấn giám sát không cùng một bộ với nhà thầu xây lắp. Năm 2007 cũng là mốc để các bộ đưa doanh nghiệp xây lắp ra khỏi cơ chế chủ quản.
Luật hoá trách nhiệm
Dự kiến Nghị định về Quy chế quản lý đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước sẽ được Chính phủ ban hành trong quý I/2005. Quy chế sẽ có các quy định trách nhiệm cụ thể đối với các chủ thể tham gia quá trình đầu tư như tiến độ giải phóng mặt bằng, lập và duyệt kế hoạch thiết kế, tổng dự toán, kế hoạch vốn, đấu thầu, thi công. Dự án sẽ phải ngừng thực hiện và làm rõ trách nhiệm nếu chi phí thực hiện dự án vượt quá giới hạn hiệu quả. Quy chế đưa ra quy định để hạn chế tới mức thấp nhất và chống khép kín trong quản lý đầu tư, chấm dứt tình trạng các Bộ quản lý giới thiệu nhà thầu. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án của nhà thầu do mình quyết định.
Chủ đầu tư, các nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất trong phạm vi hợp đồng đã ký kết theo quy định của Nhà nước về đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, về các chi phí liên quan đến việc kéo dài thời gian thực hiện hoặc không đảm bảo chất lượng công trình.
Mỹ Anh
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình:
“Qua kết quả kiểm tra của Chính phủ, của chúng tôi ở từng dự án một cho thấy tỷ lệ thất thoát khoảng 3%-4%, chủ yếu do sử dụng nguồn vốn như phát sinh thêm ra, xử lý thêm, thay đổi quy mô dự án”
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường
“Để giảm bớt tiêu cực, thất thoát lãng phí trong đầu tư, trong cơ chế nói chung phải xác định từ chủ trương đầu tư, lập dự án. Thứ hai là lựa chọn tư vấn. Tư vấn xác định được dự án tốt, thì tất cả tổng thiết kế, tổng dự toán công trình sau khi chúng ta tổ chức đấu thầu sẽ tránh được tình trạng lãng phí và thất thoát”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thăng Long (Bộ GTVT) Nguyễn Đức Minh
“Yếu tố để thất thoát lớn nhất là những công trình đấu thầu xong rồi không đủ điều kiện thi công. Thứ hai là vấn đề chất lượng. Công trình làm chưa tốt phải phá đi, làm lại. Thứ ba là trong công tác quản lý yếu kém, đầu tư máy móc, điều động nhân công không hợp lý”.