QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng gió của sàn đón máy bay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tải trọng gió của sàn đón máy bay

    CHưa thấy ai đề cập đến loại tải trọng này.
    HIện nay, các nhà cao tầng đều có xu hướng thiết kế 1 sân bay nho nhỏ dùng để đáp máy bay trực thăng. Vậy tính toán tải trọng này thế nào ? Mong mọi người thchir giáo? ;>

  • #2
    Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

    cái này lạ đấy
    em cũng chảng thấy ai quan tâm vì hình như tại việt nam chưa có công trình nay thì phải

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

      bác có thể đọc quyển tính toán kết cấu nhà cao tầng của Triệu Tây An
      Nếu bác không có để hôm nào em có thời gian em sẽ đánh phần đó lên cho các bác xem
      chúc thành công

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

        hinh nhu cuon sacvh do noi tan la nha cao tang ko a
        tui ko co cuon do
        ong co the pót len sem thu

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

          Tải trọng lớn nhất là khi máy bay trực thăng cất hạ cánh. Được tính theo công thức
          q=KP/S
          Trong đó
          P:Trọng lượng trực thăng (kN)
          S: Diện tích chịu lực tính trong phạm vi bánh xe
          K: Hệ số đông lực có thể lấy K=3
          Trọng lượng trực thăng ta có thể lấy theo số liệu cụ thể của loại máy bay. Nếu không có có thể lấy sơ bộ
          Loại nhỏ P = 20-30 kN
          Loại vừa P = 30-50 kN
          Diện tích S:
          Loại nhỏ S = 2x2m2
          Loại vừa S = 2X3m2

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

            Nguyên văn bởi ducxd
            Oh, vấn đề nay hay đây , đó giờ củng chả để ý chuyện máy bay trực thăng , em thắc mắc là hệ số động tại sao bằng k = 3 vậy có nguyên do gì không và diện tích ảnh hưởng sao lại lấy 2x2 hoặc 2x3 vậy có chính xác hay nó chỉ đúng trong 1 số trường hợp nào đó.
            Kiểu như lấy hệ số an toàn ấy mà, còn diện tích ảnh hưởng là tùy theo chủng loại máy bay,
            uống ice-tea, đi BMW

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

              tại sao khong dùng

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay, cách tính toán

                Nguyên văn bởi steel
                Tải trọng lớn nhất là khi máy bay trực thăng cất hạ cánh. Được tính theo công thức
                q=KP/S
                Trong đó
                P:Trọng lượng trực thăng (kN)
                S: Diện tích chịu lực tính trong phạm vi bánh xe
                K: Hệ số đông lực có thể lấy K=3
                Trọng lượng trực thăng ta có thể lấy theo số liệu cụ thể của loại máy bay. Nếu không có có thể lấy sơ bộ
                Loại nhỏ P = 20-30 kN
                Loại vừa P = 30-50 kN
                Diện tích S:
                Loại nhỏ S = 2x2m2
                Loại vừa S = 2X3m2
                Ô hay đậy nhưng theop tôi cái này chưa đầy đủ:
                Hay xem phần sân bay là một hệ bao gồm sàn và dầm phía dưới. nếu các ô bản là vuông thành sắc cạnh thì không nói làm gì. nhưng nếu tôi xét đến hệ dầm phía dưới bố trí một cách ngẫu nhiên thì sao: máy bay đậu vào vị trí nào mới gây tác dụng nguy hiểm đến kết cấu là nhiều nhất? ( ở đây tôi coi máy bay đáp xuống sàn một cách ngẫu nhiên trong phạm vi được phép hạ cánh của máy bay ). đây mới là 1 bài toán phức tạp. chứ chỉ quy về 1 dạng tải nào đó thì quả là dễ dàng.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

                  Mình thấy công thức của ông Triệu Tây An đấy không ổn ở chỗ: thường thì máy bay lên thẳng có 2 cái càng ở dưới để đáp xuống sân bay. Vậy tải trọng tác dụng lên sàn phải có dạng 2 dải lực phân bố theo chiều dài chứ (đơn vị là [kG/m] chứ không phải la [kG/m2]), hoặc nếu không thì là 4 lực tập trung ở 4 góc chứ sao lại là phân bố theo diện tích được? Trừ khi cái sàn đấy có thêm tấm gì đấy đỡ máy bay trực thăng thôi.
                  Có bác nào đã tham gia thiết kế rồi hay biết tài liệu, tiêu chuẩn nào về thiết kế sân bay cho máy bay trực thăng giới thiệu cho bọn em với. Chứ nói chung chung kiểu này khó làm lắm.
                  Last edited by Nguyễn Xuân Phú; 11-01-2008, 07:03 PM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

                    Công trình cao tầng chống gió như thế nào?

                    Tục ngữ có câu: “Cây to gọi gió”. Công trình cao tầng giống như một cái cây vô cùng cao lớn, ảnh hưởng của áp lực gió với nó rất lớn, đối với những công trình cao 50 tầng trở lên, khả năng chống gió của nó trở thành một trong những vấn đề nan giải chủ yếu trong quá trình thiết kế. Theo thống kê, khoa học sử dụng kết cấu thép để chống lại sức gió thì vật kiến trúc phải dùng nhiều nguyên liệu, khoảng một nửa tổng lượng thép tiêu hao. Có thể thấy, trên công trình, lựa chọn phương thức kết cấy và tạo hình chống gió hợp lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng, việc chống đỡ sức gió của nhà cao tầng chính là giải quyết vấn đề này.
                    Tạo hình của công trình cao tầng rất phong phú, thường có hình chữ nhật, hình trụ vuông, hình trụ tròn, hình tam giác, hình thoi, hình ba lá… thường thấy nhất là kiến trúc hình chữ nhật, được gọi là kiến trúc tấm, nó giống như một tấm gỗ hình chữ nhật, mặt chịu gió tương đối rộng, không có lợi cho chống gió, do đó không nên xây quá cao. Để cải thiện tính năng chống gió cho công trình kiến trúc tấm, có thể độ dày phần giữa của nó sẽ tăng lên trở thành hình thoi, cũng có thể làm cho mặt phẳng uốn lượn thành hình cung, như vậy có thể tăng khả năng chống gió lên rất nhiều. Ví dụ nổi tiếng như toà thị chính Torronto ở Canada chính là hai công trình kiến trúc hình cung.
                    So với kiểu hình trụ vuông thì kiểu hình trụ tròn có khả năng chống gió tốt hơn, nó có thể giảm áp lực của gió xuống khoảng 40%, khách sạn quảng trường trung tâm cây đào nổi tiếng ở Atlanta, Mỹ chọn dùng hình trụ, nó là khách sạn cao nhất thế giới, còn có toà nhà mới là Khách sạn Cẩm giang ở Thượng Hải. Ngoài ra, tạo thành hình lá cây, hình chữ thập, hình xe gió… đều phỏng theo phương thức xoè ra cửa ba chân của máy chụp ảnh, rõ ràng có thể làm cho khả năng chống gió của các công trình tăng lên rất nhiều.
                    Tính năng chống gió trong tạo hình công trình tốt nhất là hình nón, cũng giống như kim tự tháp. Hình nón cụt đương nhiên là tốt nhất, nhưng thi công tương đối phức tạp, vì thế đa số dùng hình tháp nhọn, như toà nhà Fanmei ở San Francisco chính là hình kim tự tháp cao và mỏng, toà nhà HanKaoke ở Chicago thì không có hình chóp nhọn ở đỉnh hình thức biến hoá của nó chính là toà nhà Seatle từng là toà nhà cao nhất thế giới. Sau này lại chọn dùng tổ hợp 9 cột trụ vuông càng lên đến mặt trên thì càng ít, cuối cùng tạo thành 2 ống vuông lên đến đỉnh, vừa tránh được khó khăn lúc thi công hình chóp nhọn, lại còn đạt được mục đích có lợi đối với việc chống gió của hình chóp nhọn.
                    Các công trình ngoài việc chọn dùng các tạo hình chóp nhọn có lợi cho việc chống gió còn có thể chọn dùng phương thức kết cấu chống gió thích hợp. Công trình từ 20 đến 30 tầng, dùng tổ hợp của cọc và xà ngang tạo thành kết cấu khung để tiến hành chống gió. Công trình 40 ~ 50 tầng thường chọn kết cấu “khung - tường cắt”. Ví dụ nói một mặt của tấm gỗ rộng hứng gió, rất dễ bị gió thổi đổ, nhưng sau khi quay 90 độ, dùng mặt mỏng để hứng gió thì nó sẽ không thể bị đổ nữa. Cùng nguyên lý như vậy, ở giữa bê tông cốt thép hoặc cột thép làm một mặt tường từ trên xuống dưới, dùng mặt mỏng hứng gió, thì sẽ có thể tăng cường khả năng chống gió của cả công trình. Về kết cấu thì loại tường này chủ yếu chịu lực cắt, cho nên gọi là “Tường cắt lực”.
                    Toà nhà chọc trời trên 50 tầng thì thường phải dùng kết cấu “Kiểu ống”. Kiểu ống giống như một cái ống đậy kín, hoặc giống như một ống khói phóng đại, nó có khả năng chống gió rất ưu việt. Trên thực tế, nó chính là tổ hợp của bốn bức tường cất lực, trong nhà cao tầng có nhiều thang máy đứng, kết hợp chúng lại thì sẽ trở thành một kiểu ống chống gió rất tốt. Lúc công trình cao 70 ~ 80 tầng thậm chí là 100 tầng, 1 ống không đủ, phải làm 2 ống, 1 cái ở giữa gọi là “ống trung tâm”, 1 cái ở phía ngoài. Phương thức này gọi là kết cấu “ống trong ống”. Nếu không dùng phương pháp này cũng có thể liên hợp nhiều ống lại với nhau, giống như một bụi tre, gọi là “Bó ống”. Toà nhà Seatle nổi tiếng cũng dùng phương thức kết cấu này, khả năng chống gió là rất tốt.
                    Ngựa Non Tập Chạy
                    Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tải trọng gió của sàn đón máy bay

                      Các bạn có hiểu nhầm không?
                      Tải trọng gió do cánh quạt trực thăng tạo ra để nâng cục sắt lên khỏi mặt sàn là tải trọng lớn nhất , người ta chọn K=3 là đúng; khi TT đáp xuống tới sàn thì hệ số này tiến dần về 1 và khi đã đậu hẵn, tắt máy thì chỉ còn tải trọng của cục sắt. Tải trọng này phân bố trên bánh hay gọng, không quan trọng vì trọng tâm của cục sắt, cánh quạt và các điểm tựa trên sàn là đồng tâm do đó họ qui ra tải phân bố đều của cục sắt trên diện tích ảnh hưởng bên dưới cũng là diện tích chịu tác động của áp lực gió lớn nhất có thể nâng cục sắt lên khỏi sàn. Cuối cùng là ta có được q =? KN/m² sàn còn diện tích ô sàn là bao nhiêu, dầm ở đâu, sử dụng diện tích bao nhiêu để làm sân bay là do mục đích yêu cầu.
                      Lực tác động này là áp lực thẳng đứng trên sàn cũng như các lực tác động khác. Nhưng khi cục sắt chổng đuôi để bay nó còn tác động lên sàn lực xô ngang tương đương 0.15q.
                      Vì vậy khi tính KC các bạn có thể chọn hệ số an toàn động Sf = 1.3~1.6 cho cái sàn sân bay này.
                      Nói cho cùng 1 sàn sân bay cũng chỉ tương đương với 1 sàn cầu cảng, gấp 1.5 sàn bãi đậu xe...

                      Ghi chú

                      Working...
                      X