QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các loại bê tông đặc biệt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các loại bê tông đặc biệt

    Ngày nay lĩnh vực bê tông đã phát triển rất nhiều. Có rất nhiều hạng mục và công trình mà bê tông thông thường không thể đáp ứng được.
    Các bác nào có tài liệu về các loại bê tông này thì post lên cho bà con biết.Chẳng hạn: bê tông bơm, bê tông đầm lăn, bê tông cường độ cao, bê tông khối lớn....

  • #2
    Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

    Em dang la sv nam 3 nganh VLXD dang lam do an may va thiet bi san xuat VLXD, de tai la may nghien bi, ai co file tai lieu thi cho em muon de download voi!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

      Nguyên văn bởi Lê Minh Khoa
      Em dang la sv nam 3 nganh VLXD dang lam do an may va thiet bi san xuat VLXD, de tai la may nghien bi, ai co file tai lieu thi cho em muon de download voi!
      Nhầm đề tài rồi bạn ơi, chuyển qua mục ebook,gởi qua bên đó rồi.
      Last edited by khanhduy; 04-05-2005, 11:33 AM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

        Anh nào có tài liệu gì về xi măng chống phóng xạ thì post lên dùm đệ , cảm ơn
        HAILUAXANH là thuốc trừ sâu số 1
        Tui cũng là số 1 undefined

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

          Nguyên văn bởi hailuaxanh
          Anh nào có tài liệu gì về xi măng chống phóng xạ thì post lên dùm đệ , cảm ơn
          Cái này mới à.Bê tông chống phóng xạ thì tôi từng nghe và cũng biết chút chút nhưng xi măng chống phóng xạ thì mới nghe lần đầu. Ai biết về xi măng chống phóng xạ post lên nhanh nhanh cho bà con tham khảo với.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

            Bạn Hailuaxanh muốn đi tắt đón dầu thiên hạ hay sao???Mình chỉ nghe nói co bêtong chống phóng xạ thôi,cònXM thì chi là loại chất kết dính.Nó chỉ hổ trợ một phấn nào thôi chứ ko thể nào chống phóng xạ hết dược đâu.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

              Nguyên văn bởi raklei
              làm gì có XM chống phóng xạ, chắc nhầm rồi. Còn BT chống phóng xạ thì đang có 1 đề tài của GS. TS Nguyễn Mạnh Kiểm nghiên cứu về BT cho nhà máy điện nguyên tử đấy.
              Theo tôi biết sơ sơ thì sử dụng bột đá nặng, bari sunfat làm cốt liệu mịn.
              Còn cốt liệu lớn thì dùng gì vậy Raklei.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                uh , tui nhầm rội, tại gấp quá , anh em cho xin lỗi. Ai có tài liệu này thì cho tui xin hoặc cho tui link. Cám om nhiều
                HAILUAXANH là thuốc trừ sâu số 1
                Tui cũng là số 1 undefined

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                  Anh nào biết những ưu khuyết điểm về Bêtong tươi thì post bài lên để anh em cùng tham khảo.Đặc biệt là duy trì tính ổn định của BT tươi trong thời gian vận chuyển!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bê tông tươi

                    Nguyên văn bởi Khau Trong
                    Anh nào biết những ưu khuyết điểm về Bêtong tươi thì post bài lên để anh em cùng tham khảo.Đặc biệt là duy trì tính ổn định của BT tươi trong thời gian vận chuyển!
                    Các tính chất của loại bê tông này cũng như bê tông thông thường thôi,sách viết đầy,chỉ khác ở một điều là đôi khi phải vận chuyển bằng xe đến công trường xây dựng,có khi phải mất khoảng 3-4h.
                    Đối với bê tông tươi trong điều kiện phải vận chuyển xa như vậy điều quan trọng là phải tránh tổn thất độ sụt trong bê tông. Do đó thường sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết để vẫn đảm bảo độ sụt cho bê tông. Tùy vào thời gian vận chuyển dài hay ngắn mà sử dụng phụ gia và thành phần bê tông cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần phải chú ý (khi sử dụng phụ gia) nên cho phụ gia vào thời điểm nào nữa. Cùng một loại phụ gia và hàm lượng sử dụng nhưng công dụng kéo dài thời gian ninh kết có khi chênh lệch cả giờ đồng hồ đấy.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                      Lâu quá ko lên diễn đàn, giờ lên thấy bác raklei và anh trungdung, 1 sư phụ lão luyện và 1 tuổi trẻ tài cao, post bài som tụ quá trời.
                      Hồi nhỏ, em hay thắc mắc: tại sao xe chở BT tươi ko cho ngừng quay bồn, gần đến công trường rồi hãy quay cho đỡ tốn nhiên liệu?
                      thiết nghĩ với mấy bác câu hỏi này cũng dễ nhỉ?
                      anhvan.le@gmail.com
                      mong muốn học hỏi...
                      và sẵn sàng chia sẻ

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                        Chuyện cho nước vào là bình thường, miễm là bê tông chưa đạt thời điểm ninh kết ban đầu (Chỉ khi đó thì cho nước vào mới phá vỡ kết cấu bê tông). Cho nước vào trước khi đóng rắn có thể làm giảm mác, tuy nhiên nó đã nằm trong phạm tính toán của thiết kế cấp phối.
                        Do quá trình định lượng nước ở trạm trộn, phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm của cát, nên dù là công nhân vận hành có kinh nghiệm cũng không thể điều chỉnh 100% số xe ra công trường đạt chuẩn độ sụt cho phép, nên cần phải "cân lại" độ sụt để "qua cầu", điều này là bình thường, các bác đừng coi đó là vi phạm lớn. Quan trọng là màu sắc bê tông (đạt mác về sau), còn đo độ sụt không chính xác, người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn bê tông là biết được đổ tốt hay không, công nhân đo độ sụt có kinh nghiệm cũng có thể "biến hóa" số đo độ sụt trong một chừng mực nhất định. Nói chung khi bê tông qua chốt kiểm tra độ sụt, "một hình thức kiểm tra định tính" thì là công đoạn thủ tục.

                        Xe bê tông tươi về nguyên tắc phải quay bồn thường xuyên, nếu thấy xe không quay tức là tài xế tiết kiệm dầu (khoán dầu định mức). Nhưng tài xế cũng phải căn giờ mà quay dè chừng, nếu không bê tông bị lắng trong bồn, ra đến nơi nếu máy xe yếu là tịt luôn, không quay nổi nữa, nhất là bê tông có đột sụt cao.
                        + Khi xe vào chỗ đo độ sụt, bạn nên yêu cầu tài xế quay bồn mạnh để đảo đều bê tông trước khi lấy độ sụt và cho phép đổ bê tông, nhằm tăng cường độ nhuyễn, lấy độ sụt tốt và chất lượng bê tông cao.
                        + Bạn cần cũng phải xem phiếu bê tông để biết giờ trộn, nếu quá 2h30 thì kiên quyết loại bỏ, không cho đỗ nữa (kiểm tra bằng tay sờ vào bê tông bắt đầu thấy ấm nóng).

                        Bê tông tươi có nhiều ưu điểm cho khối lớn hay khối lượng lớn, trường hợp khối nhỏ, khối lượng quá nhỏ (chừng 1-2m3) thì đổ bê tông tươi không tốt bằng bê tông trọn tay tại chỗ,
                        vì thời gian vận chuyển, thao tác chuyển, đổ, và đầm bê tông làm kéo dài thời gian chờ của bê tông, giảm mác đáng kể.



                        Chào các bác.
                        Last edited by XUAN THUY; 24-05-2005, 10:47 AM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                          Cho em hỏi một chút. em mới đi làm và có một số thắc mắc ,mong các anh có kinh nghiệm chỉ bảo cho em với :
                          +Việc điều chỉnh cấp phối bê tông theo độ ẩm cốt liệu thế nào là đúng? theo thể tích nước bị giảm đi hay là theo khối lượng ẩm của cốt liệu?
                          +Việc tăng hàm lượng cát quá nhiều (khoảng 5,6 %)có ảnh hường nhiều đến hưởng đến cường độ hay chất lượng bê tông không.
                          +Và việc điều chỉnh cấp phối theo độ ẩm cốt liệu có cần phải thường xuyên (từng ngày)không? và khoảng sai số cho phép là bao nhiêu?.
                          +Trong một cấp phối bt thì điều gì là quan trọng nhất?.
                          Last edited by linh1971983; 14-08-2007, 11:42 AM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                            Nguyên văn bởi linh1971983
                            Cho em hỏi một chút. em mới đi làm và có một số thắc mắc ,mong các anh có kinh nghiệm chỉ bảo cho em với :
                            +Việc điều chỉnh cấp phối bê tông theo độ ẩm cốt liệu thế nào là đúng? theo thể tích nước bị giảm đi hay là theo khối lượng ẩm của cốt liệu?
                            +Việc tăng hàm lượng cát quá nhiều (khoảng 5,6 %)có ảnh hường nhiều đến hưởng đến cường độ hay chất lượng bê tông không.
                            +Và việc điều chỉnh cấp phối theo độ ẩm cốt liệu có cần phải thường xuyên (từng ngày)không? và khoảng sai số cho phép là bao nhiêu?.
                            +Trong một cấp phối bt thì điều gì là quan trọng nhất?.
                            - Khi điều chỉnh độ ẩm trong cốt liệu là mục đích ta tính được lượng nước có trong cốt liệu bao nhiêu lít nước để trừ đi phần nước mà ta cho vào
                            - Nếu bạn không trừ lượng nước có tronbg cốt liệu thì bạn dùng thành phần đúng như thành phần thiết kế thì độ sụt rất cao và ảnh hưởng rất lớn đến cường độ bê tông.
                            - Hàm lượng cát trong bê tông không phải tăng cao mà khi độ ẩm cốt liệu càng cao thì trọng lượng cốt liệu nặng nên chúng ta lại phải điều chỉnh tiếp khối lượng cốt liệu lên.
                            - Việc điều chỉnh cốt liệu BT và độ ẩm hàng ngày là rất tốt.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Các loại bê tông đặc biệt

                              Nguyên văn bởi XThien
                              - Khi điều chỉnh độ ẩm trong cốt liệu là mục đích ta tính được lượng nước có trong cốt liệu bao nhiêu lít nước để trừ đi phần nước mà ta cho vào
                              - Nếu bạn không trừ lượng nước có tronbg cốt liệu thì bạn dùng thành phần đúng như thành phần thiết kế thì độ sụt rất cao và ảnh hưởng rất lớn đến cường độ bê tông.
                              - Hàm lượng cát trong bê tông không phải tăng cao mà khi độ ẩm cốt liệu càng cao thì trọng lượng cốt liệu nặng nên chúng ta lại phải điều chỉnh tiếp khối lượng cốt liệu lên.
                              - Việc điều chỉnh cốt liệu BT và độ ẩm hàng ngày là rất tốt.
                              -Như vậy thì lượng cốt liệu sẽ bị hụt đi do có nước bên trong ,và vì vậy ta phải tăng hàm lượng cổt liệu lên.í em muốn hỏi là tăng cốt liệu theo khối lượng hay là thể tích nước có trong cốt liệu?
                              -Trong việc trộn bê tông em muốn tăng sản lượng bt lên bănngf cách tăng hàm lượng cát lên (khoảng 10%)thì có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bt không?
                              -Việc điều chỉnh cấp phối theo độ ẩm cốt liệu có cần phải chính xác lắm không?và sai số bao nhiêu thì có thể chấp nhận được?
                              -Nhân tiện cho em hỏi chút nữa :với cấp phối bê tông mác 400 ,hệ số dư vữa Kv > 1,58 (với độ sụt 18-20)thì có cao quá không ,và nó có ảnh hưởng nhiều đến cường độ bt không?
                              -Đối với 1 cấp phối bt thì điều gì là quan trọng nhất?
                              "Mong các bác có kinh nghiệm chỉ bảo dùm em "
                              Last edited by linh1971983; 15-08-2007, 09:47 PM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X