QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

    Việc dùng bộ GEO trong đó chủ yếu là 3 môdun SEEP , SLOPE, SIGMA làm cho công việc t ính toán nhanh lên rât nhiều
    Khi tính toán đập đất thì tính thấm SEEP xo ng ta tích hợp với SLOPE để tính toán trượt.
    Khi mực nước thay đổi ( Thấm không ổn đinh thì vẫn tính tốt )
    Mong anh c hị em có liên qua đến thủy lợi cùng trao đổi

  • #2
    Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

    Tới bác hanh....! Tôi thấy sử dụng SEEP phải khai báo nhiều hàm trong đó có hàm mw, tôi cũng chưa hiểu lắm? Bác có thể giải thích tôi 1 chut được không? Hiện giờ tôi cũng đang giám sát TC nhưng thấy ko ổn. Hi vọng, phần mềm này sẽ giúp được gì đó.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

      Trong thu viện có t ất cả là 24 hàm thấm khác nhau.Khi tính t oán thường không có các chỉ tiêu về đường kính hạt của đất và quan hệ giữa áp lực nước tới các thành phần hạt đất... và thông thường những cái đó phải thí nghiệm cụ thể vì vậy khi đó ta c hỉ cần xe m hệ số thấm đất nền là bao n hiêu thì ta lấy gần sát với hàm thấm đó và hiệu chỉnh cho gần về với hàm của mình

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

        Còn về tính tích hợp với SIGMA thì ta tính SIGMA trước sau đó lấy kết quả thì sẽ giải quyết bài toán cố kết thấm.
        Tùy trường hợp cụ thể mà ta tính như thế nào

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

          Còn trong thủy lợi thì SIGMA dùng để tính các bài toán ứng s uất tr ong đập có lõi chống thấm là bê tông ATSPHAL hoặc trong đập đá đổ bêtong bản mặt

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

            Gửi bác Hanh???!
            Bác nói như ăn cơm, nếu chỉ tích hợp thôi thì ko có gì mà nói, vấn đề ở đây là phía dưới đập đất đó còn có cái gì?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

              Tôi cũng chưa NC kĩ nhưng thấy trong các hàm đó có phân loai cỡ hạt D10 và D60, một số thì ko? Bác xem góp ý nha.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                To hanho42c2dhtl_hanoi
                Tôi có vài ý như này:
                - Sử dụng Geo - Slope không chỉ có 3 module Seep, Slope và Sigma đâu. Hiện module Quake cũng được ứng dụng rất tốt (tôi đã sử dụng để tính cho đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt, thẩm định đập bản mặt thuỷ điện Tuyên Quang...). Ngoài ra còn có Seep 3D (không thuộc bộ Geo - Slope) nhưng cũng là dòng Geo.
                - Sigma không chỉ dùng để tính ứng suất trong đập có lõi chống thấm bê tông átphan, đập bê tông bản mặt đâu. Nó tính được cho các loại đập sử dụng vật liệu địa phương (một số người còn tính cho cả đập bê tông trọng lực, kết quả không biết thế nào). Nói chung nên hiểu bản chất của phần mềm, là tính ứng suất và biến dạng của công trình và nên. Còn công trình đó là gì, nền như thế nào phụ thuộc vào đầu bài của người tính, cách mô hình bài toán v.v...
                - Việc tích hợp các module với nhau phụ thuộc vào yêu cầu bài toán
                Ví dụ: Muốn tính ứng suất trong thân đập đất, người ta phải tính thấm trước, sau đó mới tích hợp vào Sigma... chứ không hẳn cứ phải tính Sigma trước rồi mới đưa vào Seep.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                  Tôi nghĩ nếu có thì " hẳn phải dùng SEEP trước rồi mới tính qua SIGMA". Còn tôi nghe anh nói hơi lạ về thằng SEEP 3D. Anh có thể upload cho mọi người cùng NC được không?
                  Gặp lại anh sau trong chủ đề này!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                    toi chi neu 1 vài ví dụ về tính toán với các trường hợp đã tính toán còn sử dung Quake/W thì nên có thông số cụ thể về các đợt động đất diển hình.
                    Và tôi có đâu chỉ nói SIGMA dùng chỉ tính cho đập bêtong ATSPHAL và bản mặt đâu, còn trong đập đất thì người ta thường quan tâm đế áp lực đất khe rỗng là nhiều còn nếu sử dụng SIGMA thì cũng được song thông thường thì chỉ tính lún trong thời gian thi công của đập đất vừa và nhỏ thôi.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                      Còn về hàm thấm thì nếu ta có phân tích cụ thể cho từng loại đất ( đất đắp đập , đất nền , đất tường lõi thì khi đó ta phải xem xét thêm cả vấn đề kích thước hạt trong đó. Còn khi không có tài liệu cụ thê thì tôi thấy ta sử dụng hàm thấm mô phỏng cũng ổn rồi. Nó cho kết quả tương đối chính xác
                      Last edited by hanho42c2dhtl_hanoi; 03-05-2005, 11:02 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                        Tôi gửi hướng dẫn sử dụng SEEP và SLOPE do GS Nguyễn Công Mẫn dịch cho mọi người tham khảo
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                          Ở đây tôi chỉ muốn trao đổi và nêu ra những ý kiến của tôi, nói những gì tôi đã làm và đã có một ít kinh nghiệm chứ không có ý định gì khác đâu nhé!
                          - Nói chung là khi tiến hành làm gì thì phải có các yêu cầu đặt ra cũng như các số liệu đầu vào. Để tính được Quake/W thì đương nhiên tôi phải được cấp hàm động đất (cụ thể ở đây là công trình Cửa Đạt chưa có hàm động đất mẫu, Viện Vật lý địa cầu chỉ cấp hàm tương tự - đó là hàm Langcang, China).
                          - Còn nói thật là dùng Seep, Sigma... để tính đập đá đổ bản mặt đá đổ lõi giữa thì tôi thấy không hay bằng các phần mềm khác. Ví dụ: tính cho đập Hoà Bình (đá đổ lõi giữa)thấy rất khó đúng với thực tế. Đây là đề tài cấp nhà nước nhằm nghiên cứu ổn định đập khi có lũ lớn hơn lũ thiết kế. Kết quả tính ra so sánh với số liệu quan trắc thực tế bằng hệ thống quan trắc trong thân đập thấy không khớp nhau. Kết quả có thể kết luận là Geo cho ra kết quả không giống thực tế. Dùng phần mềm khác tính lại thấy hợp lý hơn.
                          - Về ý kiến của hanhdhtl. Mặc dù tôi không muốn nói nhiều nhưng không nói thì cảm thấy... hơi...
                          Khi thiết kế tính toán đập đất không chỉ quan tâm đến áp lực đất kẽ rỗng trong thân đập đâu.
                          Last edited by nguyenfuong; 04-05-2005, 09:38 AM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                            Khi thiết kế tính toán đập đất không chỉ quan tâm đến áp lực đất kẽ rỗng trong thân đập đâu. Còn phải tính nhiều thứ khác nữa như ứng suất và biến dạng, nói cụ thể là tính lún, thích tính lúc nào cũng được (trong quá trình thi công, thi công xong hay lún theo thời gian vv)
                            Sigma không phải "thường dùng" cho các đập đất vừa và nhỏ đâu. Nó chơi được tất đấy và kết quả cũng OK. Riêng với đập đất thì tôi chưa thấy ai kêu ca gì thằng Sigma này cả, dù đập có khó thế nào, địa chất phức tạp thế nào, quy mô đập thế nào, tính cho quá trình nào!
                            - Để chiến với đập bê tông hoặc đá đổ tốt hơn là nên dùng Ansys, theo tôi là vậy!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sử dụng GEO-SLOPE trong tính toán công trinh Thủy Lơi

                              Ok với ý kiến Sử dụng ANSYS cho tính toán đập bê tông thì hiệu quả hơn nhiều và thậm chí còn hơn SAMCEF ở nhiều cái.
                              Song tôi nó thường dùng với đập đất vừa và nhỏ là vì công trình chưa đòi hỏi yêu cầu cao chẳng hạn công trình câp III hay nhỏ hơn thì
                              Còn với các công trình lớn thì phải tính toán 1 cách cẩn trọng hay dùng các phần mền mạnh hơn.
                              Về SIGMA và SEEP cái nào trước cái nào thì còn xem mình đang tính cái gì tính cố kết thấm hay áp lực nước lỗ rỗng.
                              Và cũng cảm ơn ý kiến của NGuyễn fương tôi sẽ kiểm tra lại những gì mà bác nó.Thanks.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X