QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

    Chào các bác,
    Thỉnh thoẳng tui có thiết kết một số công trình nhưng chủ đầu tư không có kinh phí để khoan địa chất.
    Trong truong hợp gặp đất tương đối tốt thi thường làm móng băng và giả định cường độ đất tại đế móng.
    Thế thì tui phải đặt móng ở độ sâu bao nhiêu trong lớp đất nguyên thủy(tốt) là vừa khi bên trên lớp này có một lớp đất đắp dày cỡ 1,5 - 2 mét.
    Nếu đặt cạn quá thì cường độ dưới đế móng không cao. Nhưng nếu sâu quá thì lớp đất đắp và tôn nền sẽ đè lên móng rất nặng?
    Nhờ các bác góp ý giúp.

  • #2
    Ðề: Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

    Nguyên văn bởi tat_hue
    Chào các bác,
    Thế thì tui phải đặt móng ở độ sâu bao nhiêu trong lớp đất nguyên thủy(tốt) là vừa khi bên trên lớp này có một lớp đất đắp dày cỡ 1,5 - 2 mét.
    Nếu đặt cạn quá thì cường độ dưới đế móng không cao. Nhưng nếu sâu quá thì lớp đất đắp và tôn nền sẽ đè lên móng rất nặng?
    Thông thường khi ta thiết kế móng thì ta tính sức chịu của đất theo môt chiều sâu nào cho đất đủ sức chịu.
    Sức nặng bản thân của đấp đắp sẽ không có ảnh hưởng nhiều trên giá thành của công trình, còn nếu có ảnh hưởng nhiều thì đó là vì đất quá xấu.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

      Theo tôi tốt nhất là nên đặt móng vào lớp đất nguyên thổ vì đó là lớp đất mà mình có thể hiểu được tính chất của nọ Tuy nhiên bạn nghĩ rằng vì đặt sâu sẽ làm tăng tải trọng lên móng. Ý kiến này chỉ đúng khi hố đào làm móng bị mở quá lâu làm cho áp lực nước trong đất bị tiêu tán (nếu là sét).
      Trong lý thuyết cũng đã đề cập, tải trọng tác dụng lên nền không hoàn toàn là tải tính đến đáy móng mà phải xét đến lịch sử gia tải của đất nền. Ví dụ bạn đào móng đến cốt -1.5 m, nếu nền là cố kết bình thường, sau khi đào đất nền ở đáy móng ở trạng thái dỡ tải (giá trị này là -1,5*(gama đất). Sau đó bạn đặt móng vào, thì áp lực tác dụng sẽ bằng tổng trọng lượng móng và đất trên mặt móng trừ đi tải trọng đất bị đào đi. Như vậy bạn có đào sâu đến bao nhiêu nữa, thì giá trị tải trọng (nếu không kể phân bên trên truyền xuống) chỉ là như sau:
      P = V*(Gama bê tông - gama đất) trong đó V là thể tích của móng.
      Đây chính là ý nghĩa của móng nổi , có nghĩa là nếu tổng trọng lượng của công trình < lượng đất lấy đi thì độ lún của công trình là không đáng kể và không xảy ra vấn đề già với sức chịu tải của nền đất. Để hiểu rõ vấn để này bạn có thể tìm đọc sách "Foundation Engineering for difficult subsoil condition" của tác giả Leonardo Zeevaert.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

        Tôi có một lời khuyên cho anh "tat hue" là không nền thiết kế mà không có tài liệu khảo sát. Rất nhiều người đã phải trả giá vì thiết kế mà không có kết quả khảo sát.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

          Cam on cac bac rat nhiẹu

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Độ sâu chôn móng sâu bao nhieu la hợp lý

            Nếu anh làm nhà nhỏ không có lên cao 2 ,3 tầng lầu thì việc đặt độ sâu móng trên lớp nguyên thủy không hề gì?.nhưng nếu anh làm nhà cao hơn và công trình lớn thì bắt buộc phải khoan khảo sát địa chất thôi anh ơi!
            Theo như anh nói ông ấy không có tiền khoan địa chất vậy en nghĩ chỉ làm công trình nhỏ nhà đơn giản,không khoan điạ chất thì anh sử dụng móng băng là an tòan hơn
            Trường Hải !
            Wellcome website maneger :www.thegioibantre.net.ms

            Ghi chú

            Working...
            X