Như ta đã biết trong TCVN 10304 :2014 mục 12 “Đặc điểm thiết kế móng cọc trong vùng động đất”,khi tính sức chịu tải của cọc chịu động đất thì Rc,u, eq hoặc sức chịu tải trọng kéo của cọc Rt,u,eq, giá trị qb và fi theo 7.2 cần nhân với những hệ số giảm yếu điều kiện làm việc của đất nền γeq1 và γeq2 ghi trong Bảng 18, hoặc xác định chúng bằng thí nghiệm thử cọc và móng cọc chịu tác động mô phỏng động đất ...
Sức chịu tải trọng nén Rc,u, eq và chịu kéo của cọc Rt,u,eq theo kết quả thử cọc tại hiện trường phải được xác định có xét đến tác dụng động đất theo công thức:
keq là hệ số giảm yếu sức chịu tải của cọc khi có tác dụng động đất, được tính bằng tỷ số giữa sức chịu tải của cọc có xét đến tác dụng động đất tính theo các chỉ dẫn từ 12.2 đến 12.4 và sức chịu tải của cọc không xét đến tác dụng động đất xác định theo yêu cầu của 7.2;
Rc,u và Rt,u tương ứng là sức chịu tải trọng nén hoặc tải trọng kéo của cọc xác định theo tính toán hoặc theo kết quả thử tĩnh hay thử động cọc (không xét đến tác động của động đất). Vậy có phải nếu công trình thiết kế chịu động đất, SCT của cọc đều tính giảm theo các hệ số trên khi xét đến tổ hợp tải trọng động đất ?
Theo công văn số 248/BXD-KHCN ngày 7/5/15 Vụ KHCN&MT Bộ Xây Dựng đã trả lời về vấn đề này như sau: ”Sức kháng của đất đối với cọc bị giảm đi nếu đất bị hóa lỏng và lúc đó hệ số suy giảm sức kháng keq mới được sử dụng. Trong trường hợp nền không có khả năng hóa lỏng thì sức kháng của đất không giảm và không cần dùng hệ số này”.
Như vậy bài toán đặt ra trước khi xét giảm SCT của cọc khi thiết kế động đất là phải kiểm tra nền đất có hóa lỏng hay không.
Để kiểm tra đất nền có thể hóa lỏng hay không khi xảy ra động đất, ta cần xét đến 1 số yếu tố như:
- Cường độ và thời gian xảy ra động đất
- Mực nước ngầm
- Loại đất có khả năng hóa lỏng
- Độ chặt tương đối của đất
- Kích thước hạt đất
- Áp lực chèn bó xung quanh
- Hình dạng hạt đất
- …
Dựa trên mục 4.1.4 của TCVN 9386: 2012 ta có thể lập bảng phân tích để đánh giá nguy cơ hóa lỏng nền đất để từ đó xác định SCT của cọc khi thiết kế có động đất.
Sức chịu tải trọng nén Rc,u, eq và chịu kéo của cọc Rt,u,eq theo kết quả thử cọc tại hiện trường phải được xác định có xét đến tác dụng động đất theo công thức:
Rc,u, eq = keq .Rc,u và Rt,u,eq = keq .Rt,u
trong đó:keq là hệ số giảm yếu sức chịu tải của cọc khi có tác dụng động đất, được tính bằng tỷ số giữa sức chịu tải của cọc có xét đến tác dụng động đất tính theo các chỉ dẫn từ 12.2 đến 12.4 và sức chịu tải của cọc không xét đến tác dụng động đất xác định theo yêu cầu của 7.2;
Rc,u và Rt,u tương ứng là sức chịu tải trọng nén hoặc tải trọng kéo của cọc xác định theo tính toán hoặc theo kết quả thử tĩnh hay thử động cọc (không xét đến tác động của động đất). Vậy có phải nếu công trình thiết kế chịu động đất, SCT của cọc đều tính giảm theo các hệ số trên khi xét đến tổ hợp tải trọng động đất ?
Theo công văn số 248/BXD-KHCN ngày 7/5/15 Vụ KHCN&MT Bộ Xây Dựng đã trả lời về vấn đề này như sau: ”Sức kháng của đất đối với cọc bị giảm đi nếu đất bị hóa lỏng và lúc đó hệ số suy giảm sức kháng keq mới được sử dụng. Trong trường hợp nền không có khả năng hóa lỏng thì sức kháng của đất không giảm và không cần dùng hệ số này”.
Như vậy bài toán đặt ra trước khi xét giảm SCT của cọc khi thiết kế động đất là phải kiểm tra nền đất có hóa lỏng hay không.
Để kiểm tra đất nền có thể hóa lỏng hay không khi xảy ra động đất, ta cần xét đến 1 số yếu tố như:
- Cường độ và thời gian xảy ra động đất
- Mực nước ngầm
- Loại đất có khả năng hóa lỏng
- Độ chặt tương đối của đất
- Kích thước hạt đất
- Áp lực chèn bó xung quanh
- Hình dạng hạt đất
- …
Dựa trên mục 4.1.4 của TCVN 9386: 2012 ta có thể lập bảng phân tích để đánh giá nguy cơ hóa lỏng nền đất để từ đó xác định SCT của cọc khi thiết kế có động đất.
Ghi chú