QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

    Thưa các tiền bối, đệ gặp trường hợp đồ án xây dựng cầu phải thi công kết cấu nhịp giản đơn tiết diện hộp khổ cầu 13m, 3 nhịp gian đơn 33 m + 2 nhịp biên 15m, cao độ đáy dầm cách MNTC 9m, độ sâu tai đó là 5 m, xin các tiền bối cho đệ ý kiến về giải pháp thi công kết cấu nhịp nay với. Đệ đã nghĩ nhiều mà chưa có được giải pháp nào hợp lý lắm.
    Đệ chân thành cảm ơn!

  • #2
    Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

    Tôi thấy nhịp chỉ dài 33m thì dùng bê-tông dự ứng lực trước là đủ .
    Nhưng phải xem lại trụ cầu đặt giữa lòng sông : đất chịu nổi hay không ? có khả năng lún nhiều không ?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

      Cậu đưa thiếu nhiều dữ kiện quá, điều kiện thi công 2 bên bờ, thủy lực, các tiêu chí về vật liệu giao thông, thời hạn thi công,...

      Tớ cứ phán bừa một cái , (cậu xem thầy giáo có chửi gì không nhé, bảo lại tớ chỗ được chỗ ko được để tớ biết ) : 2 nhịp biên thì đổ trên đà giáo. Nhịp chính dùng trụ tạm đặt trên hệ nổi --> lao dọc. nếu đk ko cho phép thì lắp đà giáo đổ tại chỗ vậy.

      Nhưng cho tớ hỏi ngoài lề 1 tí, tớ thấy cái thiết kế kĩ thuật nó chuối chuối thế nào? cầu giản đơn thì làm dầm T 33m ứng suất trc là OK rồi. Còn nếu định làm dầm hộp trong điều kiện như vậy thì làm béng cái cầu lắp hẫng đi, 37+56+37 (hoặc 40+62+40 tiết kiệm tí đất)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

        À quên cho em hỏi thêm tí chút các tiền bối :

        Trong trường hợp trên, dầm bê tông 33m tiết diện hộp, độ rộng mặt cầu là 13m như trên, có bao h người ta đổ trước trong xưởng không rồi đưa lên xe chở ra công trường khôgn ạ ?
        Nếu làm vậy thì có bao giờ họ đổ trước riêng phần hộp, chừa lại thép chờ phần console , rồi khi lắp xong kết cấu nhịp thì lắp ván khuôn đổ nốt??

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

          Nguyên văn bởi vatedi
          À quên cho em hỏi thêm tí chút các tiền bối :

          Trong trường hợp trên, dầm bê tông 33m tiết diện hộp, độ rộng mặt cầu là 13m như trên, có bao h người ta đổ trước trong xưởng không rồi đưa lên xe chở ra công trường khôgn ạ ?
          Nếu làm vậy thì có bao giờ họ đổ trước riêng phần hộp, chừa lại thép chờ phần console , rồi khi lắp xong kết cấu nhịp thì lắp ván khuôn đổ nốt??
          Nếu đổ trước, thì họ đổ từng đốt (3m, 5m...) trọn các hộp với bản sàn cầu (chừa sẵn lỗ cáp ứng suất sau), khi ráp, họ thêm chút keo SIKA để dán hai đốt lại rồi kéo các cáp lại, đốt sau sẽ dính liền với đốt trước.
          Một khối to quá thì khó chuyên chở, ít khi chế tạo tại xưởng, họ tổ chức một diện tích tại công trường và đổ ngay tại công trường.
          Khi tôi thiết kế Nhà Quốc-Hội Kuweit (nhịp dài 70m) thì các khối đổ tại Âu-châu, dài 3m, dùng tàu chở đến Kuweit, và ráp lại tại đây. Nhưng mà dân Kuweit giàu quá, bao nhiêu tiền cũng trả nổi, không sao.

          Cũng có thể phải đổ sàn tại công trường, thì thường là dùng prédalle (tưc là loại bản dày 6cm, chứa cốt thép cho sàn cầu, bề dài bằng nhịp của nó) (tựa trên lớp bê-tông bảo vệ của dầm là 3cm), xong phủ lên một mãng cốt thép và đổ bê-tông lớp thứ hai. Lý do là đặt ván khuôn ơ" trên cao vừa nguy hiểm mà vừa tốn tiền.
          Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 18-05-2005, 07:01 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

            Nguyên văn bởi dụngth3
            Thưa các tiền bối, đệ gặp trường hợp đồ án xây dựng cầu phải thi công kết cấu nhịp giản đơn tiết diện hộp khổ cầu 13m, 3 nhịp gian đơn 33 m + 2 nhịp biên 15m, cao độ đáy dầm cách MNTC 9m, độ sâu tai đó là 5 m, xin các tiền bối cho đệ ý kiến về giải pháp thi công kết cấu nhịp nay với. Đệ đã nghĩ nhiều mà chưa có được giải pháp nào hợp lý lắm.
            Đệ chân thành cảm ơn!
            - Thực ra, kết cấu nhịp của bạn (15+3x33+15) đưa ra, lại dùng dầm giản đơn (không thấy bạn nói rõ có nối liên tục sau khi đổ bê tông hay vẫn dùng khe co giãn), lại dùng đâm hộp...... có lẽ hơi hiếm ngoài thực tế !!!!!!!!!!!

            - Còn với nhịp dầm hộp (với chiều dầy 30, 35 thậm chí 40m) thi công chủ yếu bằng phương pháp đô bê tông trên đà giáo. Theo nhu bạn mo tả thì có thể thi công bằng phương pháp này được. Nhiều cầu đã áp dụng phương pháp thi công này (An Dương - Hải phòng, Xuân Sơn - Quảng Bình .....)

            - Nếu điều kiện địa chất ko cho phép thi công tại chỗ trên đà giáo, bạn có thế tham khảo thi công bằng đà giáo di động. Bạn có thể xem hồ sơ cầu Thanh Trì-Hà Nội (nhịp dẫn) hoặc các sách vở liên quan !!!!!!

            - Còn nếu về lý thuyết thì có thể thi công dầm trong nhà máy. Thi công cả dầm hoặc cắt khúc, lắp trên công trường rồi nối lại dùng keo epoxy. Nhưng hình như, tùy điều kiện thực tế, phương án này không khả thi lắm. Nếu bạn quan tâm đến phương án thi công đúc từng đốt, sau đó nối lại bằng epoxy.... bạn có thể tham khảo công nghệ thi công cầu Kiền.

            - Thậm chí, để phục vụ mục đích học tập, bạn có thể áp dụng đúc đẩy. Cầu của bạn "bé như kẹo" áp dụng công nghệ này thì cũng chỉ...học tập thôi. Tham khảo đồ án cầu Mẹt - Lạng Sơn, Quán Hàu....

            - Còn về đúc hẵng thì... càng không khả thi lắm !!!!!!!!

            - Chúc bạn làm đồ án tốt !!!!!!!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

              Thầy Hà có thể cho em hỏi một chút được không ạ?
              Nếu trong trường hợp cầu giản đơn kiểu này mà mình sử dụng pp thi công hẫng (lắp hoặc đúc) thì mình xử lý moment âm kiểu gì ạ?
              Có phải khi thi công thì đặt thép? Hợp long xong lại rút ra ạ?
              Cả trong trường hợp đúc đẩy cũng thế, biện pháp nào là hiệu quả nhất ạ? tốn ít thép mà lại an toàn.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

                Nguyên văn bởi vatedi
                Thầy Hà có thể cho em hỏi một chút được không ạ?
                Nếu trong trường hợp cầu giản đơn kiểu này mà mình sử dụng pp thi công hẫng (lắp hoặc đúc) thì mình xử lý moment âm kiểu gì ạ?
                Có phải khi thi công thì đặt thép? Hợp long xong lại rút ra ạ?
                Cả trong trường hợp đúc đẩy cũng thế, biện pháp nào là hiệu quả nhất ạ? tốn ít thép mà lại an toàn.
                - Thực ra mình không phải là thầy giáo đâu, mà cũng mới công tác được vài năm trong một tổng công ty TVTK thôi, thấy bạn gọi như vậy mình... sợ quá !!!!!!

                - Trong trường hợp lắp hẵng hoặc đúc hẵng, với các trụ "ngàm" thì không có vấn đề gì nhiều, còn với các trụ "gối" thi người ta thường bố trí thêm các thanh thép DƯL (hoặc CDC) tăng cường tại vị trí trụ. Các thanh này thường có đường kính là 32mm hoặc 38mm. Sau khi hợp long, tùy theo tính toán thiết kế, có thể tháo các thanh đấy ra hoặc phun vữa lấp ống gen.......

                - Trong thi công đúc đẩy, tùy theo công nghệ chọn loại mũi dẫn... hoặc đúc đẩy hay kéo đẩy, cũng có thiết kế riêng. Còn về tốn ít thép mà lại an toàn, thì tùy theo tính toán thiết kế, chọn công nghệ đúc đẩy, hệ số an toàn công trình......

                - Chúc bạn làm đồ án tốt !!!!!!!!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

                  Em cứ tưởng bác là TS Hoàng Hà - GV môn cầu BT trường GTVT.

                  Người ta chỉ bố trí tại mặt cắt trên gối thôi hay sao? Em nghĩ nếu trong trường hợp thi công đẩy hoặc thi công hẫng thì phải bố trí ở thớ trên tất cả các mặt cắt chứ ạ?

                  Còn nữa, trong trường hợp cầu giản đơn thi công đúc đẩy này thì biện pháp nào để đảm bảo ổn định cân bằng của dầm ạ? Chả lẽ độ dài của mũi dẫn phải lớn quá nửa chiều dài dầm?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu giản đơn tiết diện hộp

                    Nguyên văn bởi vatedi
                    Em cứ tưởng bác là TS Hoàng Hà - GV môn cầu BT trường GTVT.

                    Người ta chỉ bố trí tại mặt cắt trên gối thôi hay sao? Em nghĩ nếu trong trường hợp thi công đẩy hoặc thi công hẫng thì phải bố trí ở thớ trên tất cả các mặt cắt chứ ạ?

                    Còn nữa, trong trường hợp cầu giản đơn thi công đúc đẩy này thì biện pháp nào để đảm bảo ổn định cân bằng của dầm ạ? Chả lẽ độ dài của mũi dẫn phải lớn quá nửa chiều dài dầm?
                    Chào bạn!
                    Trong công nghệ thi công đúc đẩy thì mũi dẫn có tác dụng chính là giảm mô men trong thi công (đây chỉ là 1 biện pháp thôi, còn nhiều giải pháp khác nữa), về bảo đảm ổn định dầm theo phương ngang thì trên các trụ có bố trí các thiết bị để kiểm soát và điều chỉnh dầm.
                    Tôi thấy giải pháp thi công này mà dùng cho kết cấu trên thì cũng không có hiệu quả đâu, dù làm đồ án môn học cũng vậy phỉa làm sao gần thực tế 1 tí.
                    Nếu bạn cần xem về công nghệ đúc đẩy thì bạn nên tìm cuốn sách về đúc đẩy của PGS.TS Đặng Gia Nải.Nếu ở TPHCM mà không có thì ghé chỗ tôi, tôi sẽ cho bạn mượn.
                    Hy vọng bạn sẽ thỏa mãn.
                    D/c: linhtruonghong@yahoo.com

                    Ghi chú

                    Working...
                    X