QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách tính toán thiết bị Hệ thống thông gió, làm mát cooling pad

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách tính toán thiết bị Hệ thống thông gió, làm mát cooling pad

    Việc tính toán thông gió được xác định trên mục đích, đặc điểm, điều kiện ngành nghề. Tính chọn thiết bị là một khâu quan trọng trong kỹ thuật thông gió để đảm bảo chi phí hợp lý, tránh việc tổn thất năng lượng, đảm bảo độ ồn…để mang lại hiệu suất cao cho dự án

    Hiện nay, việc ứng dụng Tấm làm mát cooling pad trong Hệ thống thông gió, làm mát cho: xưởng may, dệt, bao bì, nhựa,.. hoặc các nông trại được đánh giá cao về hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí.


    I. Ưu điểm tấm làm mát Cooling Pad
    • Thiết kế đa dạng phù hợp nhu cầu chủ đầu tư
    • Tiết kiệm chi phí vận hành bằng 1/3 so với điều hòa
    • Khả năng chống mốc, bụi bẩn cao, thích nghi tốt với môi trường nóng ẩm
    • Giảm nhiệt độ từ 5-12 độ, lọc không khí tốt, tăng độ ẩm
    • Làm mát toàn xưởng và giữ vệ sinh sạch sẽ, chất lượng không khí tốt
    • Tiết kiệm chi phí đầu tư
    • Công tác thi công lắp đặt được tiến hành một cách dễ dàng
    • Sản xuất được với số lượng lớn, giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
    II. Các hạng mục, thiết bị trong Hệ thống thông gió, làm mát áp suất âm


    Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng áp suất âm bao gồm các hạng mục, thiết bị sau:
    • Giàn tấm chắn nylon (tùy chọn).
    • Thiết bị, vật tư hệ thống …
    • Máy bơm nước: Cung cấp nước cho các giàn làm mát.
    • Hệ thống đường ống nước cấp và nước hồi
    • Loạt dàn tấm làm mát cooling pad ( loại thường, chống rêu, nhựa…)
    • Hệ thống quạt hút công nghiệp từ 370w-1.1kw (tùy chọn)
    • Khung máng nước (được chế tạo từ vật liệu như: Inox, Hợp kim nhôm, Composite… )
    • Bồn, bể nước: tuần hoàn, lọc, cấp nước, thải xả, sục rửa,…
    • Tủ điện điều khiển: Cung cấp nguồn cho hệ thống
    • Lưới lọc bụi (tuỳ chọn)
    • Bể lọc khử mùi ( tùy chọn)
    III. Hướng dẫn tính toán thiết bị cho Hệ thống thông gió, làm mát


    Dưới đây, kĩ sư của cơ điện Vimax sẽ hướng dẫn tính toán thiết bị cho Hệ thống Cooling pad kết hợp Quạt Công nghiệp (Hay còn gọi là Hệ thống làm mát, thông gió áp suất âm). Giải pháp này là một phương án thông gió kết hợp làm mát không khí hiệu quả hàng đầu hiện nay.

    Để dễ hiểu, Chúng ta sẽ chia làm 3 phần tính toán chính

    Phần 1. Xác định thể tích và số lần thay đổi không khí trong nhà xưởng.

    Phần 2: Tính chọn thiết bị quạt công nghiệp gắn tường

    Phần 3: Tính chọn số lượng tấm làm mát Cooling pad

    Chúng ta sang triển khai tính toán theo từng phần đã nêu ở trên
    Phần 1. Xác định thể tích và số lần thay đổi không khí trong nhà xưởng.
    • Bước 1.1: Tính thể tích nhà xưởng

    Thể tích nhà xưởng (đơn vị: m3) = Dài x Rộng x Cao (đơn vị: m)

    Ví dụ thực tế:

    Thể tích nhà xưởng của chúng ta = Dài x Rộng x Cao = 60 x 30 x 6 = 10.800 (m3)
    • Bước 1.2: Xác định số lần trao đổi không khí

    Theo kinh nghiệm tính toán và thiết kế hệ thống làm mát thì số lần tuần hoàn (trao đổi) không khí thường từ: 40=>70 lần/h. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại không gian, môi trường làm việc.

    Đặc điểm của xưởng may mặc với lượng nhiệt thừa từ nhiều máy móc, đèn chiếu sáng, lò hơi, số lượng công nhân làm việc nhiều,… Để đảm bảo các thông số kỹ thuật thông gió thì số lần tuần hoàn (thay đổi không khí) thích hợp là từ 50 =>70 lần /h.

    Ở đây ta chọn số lần trao đổi không khí là 60 lần/h tức (là mỗi 1 phút sẽ có một lần thay đổi không khí sạch cho toàn bộ không khí trong xưởng)

    Bước 1.3: Tính Thể tích không khí cần trao đổi (thông gió) trong 1 giờ

    Thể tích không khí cần thông gió trong 1 giờ = Số lần trao đổi không khí x Thể tích nhà xưởng

    Ví dụ thực tế:

    Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ = 60 x 10.800= 648.000 (m3)

    Tức là trong 1 giờ, xưởng may cần được trao đổi (thông gió) 648.000 m3 khí để đảm bảo chất lượng không khí.
    Phần 2. Tính chọn thiết bị quạt công nghiệp
    • Số lượng quạt cần trang bị = Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ: Lưu lượng không khí của 1 quạt
    • Để tính được số lượng quạt, thì phải chọn model quạt phù hợp và xác định lưu lượng không khí của quạt.
    • Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với nhà xưởng thì loại quạt có lưu lượng gió 36.000 (m3/h), 40.000 (m3/h) hoặc 46.000 (m3/h) được sử dụng nhiều nhất, bởi kích thước phù hợp và có lợi thế về giá thành so với hiệu suất của nó mang lại.
    • Có thể chọn quạt có khung thép mạ kẽm hoặc composite

    Ví dụ thực tế:

    – Xưởng của chúng ta xác định chọn sử dụng quạt công nghiệp với lưu lượng gió 46.000 m3/h, công suất điện 1,1 kW với các thông số kích thước của quạt: 1380 x 1380 x 400(mm)

    – Số lượng quạt cần trang bị = 648.000 : 46.000= 14 (Quạt)

    Vậy xưởng may này cần 14 quạt (hút gió vuông công nghiệp) với lưu lượng 46.000 m3/h; Kích thước quạt: 1380 x 1380 x 400(mm)
    Phần 3. Tính chọn số lượng tấm làm mát Cooling pad
    • Bước 3.1: Tính tổng diện tấm làm mát cần lắp đặt

    Tổng diện tấm làm mát cần lắp đặt = Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ : Vận tốc gió đi qua tấm cooling pad trong 1 giờ
    • Bước 3.2: Tính diện tích 1 tấm làm mát (Chọn theo kích thước sẵn có trên thị trường). Từ đó tính được số lượng tấm làm mát Cooling pad cần.

    Ví dụ thực tế:

    Bước 3.1: Tính tổng diện cần lắp đặt tấm làm mát

    Trước tiên, ta phải xác định được vận tốc gió đi qua tấm Cooling pad.

    Theo kinh nghiệm thiết kế, lắp đặt thì tốc độ gió đi qua tấm làm mát cooling pad từ 1.5 =>2.5m/s là phù hợp (Lưu ý: Chọn tốc độ gió hợp lý giúp quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và không khí có hiệu suất tốt nhất)

    Ở đây, chúng ta sẽ chọn tốc độ gió đi qua tấm cooling pad là 2.2m/s, tương đương 7920 m/h. Vậy chúng ta có:

    Tổng diện tích tấm làm mát cooling pad = 648.000 /7920 = 82 (m2).

    Bước 3.2: Tính số lượng tấm làm mát cooling pad cần.

    Lựa chọn tấm làm mát phù hợp theo kích thước sẵn có trên thị trường

    Bảng thông số kích thước phổ biến của Tấm làm mát sẵn có trên thị trường



    Lựa chọn tấm làm mát phù hợp cho Hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, trang trại

    – Nếu bạn chọn loại tấm Cooling pad là 1800x600x150 (mm) – tức là tấm có: chiều cao=1800; dài=600; dày=150.

    – Ta sẽ tính được Diện tích 1 tấm (diện tích bề mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí ra, vào)= cao x dài= 1800×600 = 1080000 (mm2)=1.08 (m2)

    Tổng số lượng tấm làm mát cần cho nhà xưởng của bạn = Tổng diện tích cần lắp đặt tấm làm mát : Diện tích 1 tấm = 82 : 1.08 = 76 tấm làm mát (loại 1806)

    Vậy để lắp Hệ thống thông gió, làm mát áp suất âm (Tấm làm mát cooling pad kết hợp với Quạt hút gió vuông công nghiệp), xưởng may rộng 1.800 m2 này cần 76 tấm làm mát (loại 1806) và 14 quạt (loại 1380).

    Với số lượng 76 tấm tương đương với 12 bộ khung có kích thước (Cao x Dài x Dày) = 1800x3600x150mm và 1 bộ khung 1800x2400x150mm.

    Số bộ khung = Tổng chiều rộng của 76 tấm : chiều rộng của 1 khung

    Ngoài ra để hoàn thành một hệ thống thông gió và làm mát cooling pad hoàn chỉnh chúng ta cần trang bị thêm các thiết bị phụ trợ như: Bồn chứa nước, hệ thống phân phối nước, hệ thống điện và điều khiển…
Working...
X