Chắc giảm bề mặt là khối còn nhỏ. Chứ khối lớn thì chưa biết cái nào kinh tế hơn
Mình thấy các bạn thảo luận về vấn đề này hay wa nên tham gia cho vui.Trước kia mình học trong ĐN cái cầu Liên chiểu-Thuận phước đó thì mình ko để ý lắm đến vấn đề bảo dưỡng bêtong khối lớn.Mình đang làm ngoài Hạ Long có cây cầu Bãi cháy khi đổ mố trụ to thì vật liệu của họ được sục khí lạnh sau đó mới cho vào trạm trộn hiện trường.theo thiết kế thì cầu Bãi Cháy bê tông mác 700-800 do nhật bản thiết kế và thi công luôn.Các bạn cho ý kiến
Làm việc tích cực nhưng cũng có lúc cần nghỉ nghơi, vui chơi????????
Theo thông tin mà tôi biết thì khi thi công thủy điện Sơn La người ta dùng nước đá để trộn bê tông. Nước có nhiệt độ thấp làm chậm quá trình thủy hóa bê tông. Nhiệt tỏa ra chậm hơn và giảm được nứt của bê tông
Phương pháp làm lạnh hỗn hợp bêtông nghe nói cũng được dùng ở các đốt hầm Thủ Thiêm đúng ko nhỉ? Dùng phương pháp này được thì tốt quá rồi. Nếu nhớ ko nhầm thì theo thông tin mình từng đọc được là các đốt hầm Thủ Thiêm khống chế nhiệt độ hỗn hợp bêtông là 23oC
Nếu không xài cách trộn nước đá thì các cách khác được trình bày cũng nhiều ở mục này rồi (mình cũng đọc từ ketcau ra mà thôi)
mình đang quan tâm vấn đề bảo dưỡng bê tông khối lơn đặc biệt là giảm nhiệt độ trong lòng khối bê tông để có giải pháp tối ưu trong việc giảm nhiệt trong bê tông
Ghi chú