Công chức, viên chức bồi thường chi phí đào tạo khi thôi việc
Hỏi: Đề nghị quý báo cho biết trong trường hợp nào thì công chức, viên chức thôi việc phải bồi thường chi phí đào tạo cho cơ quan, đơn vị đã cử mình đi học ?
Lan Nguyên (Quận Hoàn Kiếm)
Trả lời:
Căn cứ Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19-4-2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29-4-2003) được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước hoặc nước ngoài) mà trong thời gian đang học tập hoặc sau khi trở về cơ quan, đơn vị nhưng chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo của khoá học đó. Cụ thể:
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viện Viện kiểm sát nhân dân.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi phí cho đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.
Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khoá học đó.
Đối với trường hợp công chức, viên chức tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm việc khi chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ thì mức bồi thường chi phí đào tạo được tính như sau:
chi phí đào tạo phải bồi thường = ((thời gian yêu cầu phục vụ-Thời gian làm việc sau khi đào tạo)/ thời gian yêu cầu phục vụ)x tổng chi phí của khoá đào tạo.
Thời gian yêu cầu phục vụ được tính gấp 3 lần so với thời gian của khoá đào tạo.
Khi tính chi phí đào tạo phải bồi thường của công chức, viên chức nêu trên, cơ quan, đơn vị phải thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo, gồm 5 thành viên: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng và 4 uỷ viên là đại diện lãnh đạo tổ chức Công đoàn cùng cấp hoặc đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cơ quan, đơn vị; người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị; người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị; người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường.
Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo căn cứ vào thâm niên công tác, cống hiến của công chức, viên chức để kiến nghị mức bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định.
Người bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả khoản tiền phải bồi thường cho bộ phận tài chính-kế toán của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ban Bạn Đọc
Hà Nôi Mới thứ 3, 17-5-2005, trang 4.
Mời các bác vào đây thảo luận cái
1) Cán bộ, công chức, viên chức
2) Ngạch công chức, ngạch viên chức
3) Một nhiệm vụ thường xuyên
4) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
5) Nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam
6) Cống hiến của công chức, viên chức trong thời gian du học
7) Ban Bạn Đọc hay 1 Luật Sư trả lời ?
8) Mức bồi thường một phần chi phí đào tạo và nạn tham nhũng
9) Công thức tổng quát cho mức bồi thường chi phí đào tạo
10) Đánh giá hiệu quả đào tạo
Hỏi: Đề nghị quý báo cho biết trong trường hợp nào thì công chức, viên chức thôi việc phải bồi thường chi phí đào tạo cho cơ quan, đơn vị đã cử mình đi học ?
Lan Nguyên (Quận Hoàn Kiếm)
Trả lời:
Căn cứ Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19-4-2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29-4-2003) được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước hoặc nước ngoài) mà trong thời gian đang học tập hoặc sau khi trở về cơ quan, đơn vị nhưng chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo của khoá học đó. Cụ thể:
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viện Viện kiểm sát nhân dân.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi phí cho đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.
Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khoá học đó.
Đối với trường hợp công chức, viên chức tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm việc khi chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ thì mức bồi thường chi phí đào tạo được tính như sau:
chi phí đào tạo phải bồi thường = ((thời gian yêu cầu phục vụ-Thời gian làm việc sau khi đào tạo)/ thời gian yêu cầu phục vụ)x tổng chi phí của khoá đào tạo.
Thời gian yêu cầu phục vụ được tính gấp 3 lần so với thời gian của khoá đào tạo.
Khi tính chi phí đào tạo phải bồi thường của công chức, viên chức nêu trên, cơ quan, đơn vị phải thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo, gồm 5 thành viên: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng và 4 uỷ viên là đại diện lãnh đạo tổ chức Công đoàn cùng cấp hoặc đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cơ quan, đơn vị; người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị; người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị; người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường.
Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo căn cứ vào thâm niên công tác, cống hiến của công chức, viên chức để kiến nghị mức bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định.
Người bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả khoản tiền phải bồi thường cho bộ phận tài chính-kế toán của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ban Bạn Đọc
Hà Nôi Mới thứ 3, 17-5-2005, trang 4.
Mời các bác vào đây thảo luận cái
1) Cán bộ, công chức, viên chức
2) Ngạch công chức, ngạch viên chức
3) Một nhiệm vụ thường xuyên
4) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
5) Nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam
6) Cống hiến của công chức, viên chức trong thời gian du học
7) Ban Bạn Đọc hay 1 Luật Sư trả lời ?
8) Mức bồi thường một phần chi phí đào tạo và nạn tham nhũng
9) Công thức tổng quát cho mức bồi thường chi phí đào tạo
10) Đánh giá hiệu quả đào tạo
Ghi chú