QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bơm màng và AODD pump - 100% bạn chưa biết điều này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bơm màng và AODD pump - 100% bạn chưa biết điều này

    Bơm màng khí nén (hay AODD pump, viết tắt của Air-Operated Double Diaphragm pump) là loại máy bơm chạy bằng năng lượng khí nén, dùng để bơm hút chất lỏng (nước, hóa chất, xăng dầu) hoặc có dạng giống như chất lỏng (chất béo, nước sốt, tương ớt, tương cà...).



    Nếu bạn đã từng làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp như in ấn, sản xuất giấy, sơn, xăng dầu, phân bón,... chắc hẳn đã từng nghe qua tên của 1 vài thiết bị thường dùng trong hệ thống dây chuyền sản xuất, trong đó có máy bơm màng hoặc máy bơm định lượng.
    Điện thoại hotline hỗ trợ 24/7: 0932.155.687 (Mr. Phú - PKD 24/7)

    Email: asatek.vn@gmail.com

    Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin quan trọng nhất của đối với 1 máy bơm màng.
    1. Bơm màng khí nén là gì?


    Bơm màng khí nén (còn gọi là Diaphragm pump, AODD pump hoặc Membrane Pump) là loại máy bơm dung dịch, chất lỏng hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển tích cực (thuật ngữ gọi là positive displacement), với sự phối hợp giữa màng bơm, hệ thống piston cùng với cụm van 1 chiều (có thể là van bi, van mỏ vịt, van nắp hoặc bất kỳ loại van nào phù hợp khác).

    Bơm màng được phân chia thành 5 loại chủ yếu như sau:
    • Bơm màng khí nén (Air Operated Pump)
    • Small Air-Operated Pump (Bơm màng khí nén mini)
    • Small Motor Driven Pumps (Bơm màng chạy bằng động cơ mini)
    • Motor Driven Pumps (Bơm màng chạy bằng động cơ)
    • Wanner Hydra-Cell Pumps (Bơm thủy lực Wanner)

    Để có thể hoạt động được, máy bơm màng cần đến 1 nguồn cung cấp năng lượng (ở bài viết này là khí nén) để đưa vào máy bơm, thông qua bộ chia khí bên trong để có thể kích hoạt hệ thống piston.

    Chính vì thế, các loại máy bơm màng hoạt động bằng khí nén còn được gọi là bơm màng khí nén (khác với loại bơm màng chạy điện hoạt động dựa trên nguồn điện để vận hành động cơ).

    Thông thường máy bơm màng khí nén thuộc loại tự mồi, nghĩa là chỉ cần đầu hút được kết nối với nguồn chất lỏng là đã có thể hoạt động được.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bắt buộc bạn phải chủ động đưa nhiên liệu vào đầu hút của máy bơm màng, chẳng hạn như máy bơm ở xa nguồn chất lỏng, hoặc máy bơm ở quá cao so với mực chất lỏng.

    Ngoài ra, máy bơm màng khí nén có thể được xem là loại máy bơm an toàn và dễ sử dụng nhất cho người sử dụng, đặc biệt khi dùng trong các lĩnh vực dễ cháy nổ hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
    Điện thoại hotline hỗ trợ 24/7: 0932.155.687 (Mr. Phú - PKD 24/7)

    Email: asatek.vn@gmail.com
    2. Nguyên lý hoạt động của máy bơm màng khí nén tiêu chuẩn


    Bạn đã từng biết về ống kim tiêm dùng trong y tế đúng không?

    Cơ chế hoạt động của ống tiêm cụ thể như sau:
    • Khi piston kéo về phía sau (xem hình 1), chất lỏng được kéo vào trong ống bơm.
    • Khi piston đẩy về phía trước, chất lỏng được đẩy ra khỏi buồng bơm.

    Hình 1: Cơ chế hoạt động của ống kim tiêm

    Cách thức chất lỏng đi vào và đi ra khỏi ống bơm kim tiêm gần giống với máy bơm màng, tuy nhiên có 1 số điểm khác biệt như hình 2 dưới đây:


    Hình 2: Chất lỏng đi vào buồng bơm

    Khi kéo piston về phía sau, do áp suất trong buồng bơm bị giảm nên không khí đi vào buồng bơm từ phía trên và đồng thời chất lỏng cũng tràn vào buồng bơm từ phía dưới.

    Tuy nhiên, phía cổng trên được lắp sẵn 1 van bi nhẹ (hoặc bất kỳ loại van khác như van mỏ vịt, van nắp...) có thể tự do di chuyển, vì thế, áp lực hút vào buồng bơm khiến cho viên bi cũng bị kéo về phía buồng bơm.

    Do kích thước viên bi lớn hơn cổng vào buồng bơm, vì thế, bi sẽ bị chặn lại ngay cửa buồng bơm, từ đó cũng ngăn không khí tiếp tục đi vào trong buồng bơm.

    Khi đó, về nguyên lý, nếu buồng bơm tiếp tục kéo về phía sau, thì chỉ có chất lỏng được kéo vào bên trong buồng bơm.

    OK, bây giờ chúng ta sẽ đẩy piston về phía trước, bạn có thể theo dõi trong hình 3 ngay sau đây:


    Hình 3: Đẩy chất lỏng khỏi ống bơm

    Nếu viên bi rất nhẹ, khi đó áp lực đẩy của piston tác dụng vào chất lỏng, từ đó làm cho viên bi rời khỏi vị trí cổng buồng bơm, và 1 phần chất lỏng sẽ thoát ra theo hướng của viên bi, phần lớn lượng chất lỏng còn lại sẽ quay ngược vào bể chứa chất lỏng ở phía dưới.

    Nhưng nếu cổng buồng bơm ở phía dưới được lắp thêm 1 van bi tương tự như phía trên thì sao? Hãy xem hình 4 dưới đây:


    Hình 4: Lắp đặt thêm van bi bên dưới buồng bơm

    Với van bi bên dưới, khi đẩy piston về phía trước, chất lỏng sẽ bị chặn luồng di chuyển về phía dưới, chỉ còn duy nhất 1 đường thoát ra từ phía trên sau khi van bi trên bị đẩy ra ngoài.

    Nếu chúng ta lặp lại quy trình với cả 2 van bi trên và dưới, cách thức hoạt động của hệ thống sẽ là kéo piston về phía sau để chất lỏng đi vào buồng bơm từ bên dưới đến khi piston ngừng di chuyển, sau đó, piston đẩy về phía trước sẽ tống phần lớn chất lỏng thoát ra theo cổng bên trên cho đến khi piston ngừng di chuyển.

    Như tôi đã mô tả phía trên, chất lỏng có thể di chuyển từ phía dưới lên phía trên là nhờ có sự hỗ trợ của piston và van bi, đây chính là chìa khóa mấu chốt cho cơ chế hoạt động của máy bơm màng khí nén.

    Cơ chế hoạt động chính thức của 1 máy bơm màng khí nén như sau:


    Cơ chế hoạt động chính thức của máy bơm màng

    Bạn dễ dàng nhận ra quy tắc hoạt động của máy bơm màng hoàn toàn giống với quy tắc mà tôi đã nêu trên.
    Điện thoại hotline hỗ trợ 24/7: 0932.155.687 (Mr. Phú - PKD 24/7)

    Email: asatek.vn@gmail.com

    Xem full bài viết tại đây: https://phutungbom.com/bom-mang-va-a...-biet-dieu-nay
Working...
X