QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tương lai phát triển của cầu thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

    Đúng, tụi nó chỉ là ăn cắp vặt. Còn nhiều chuyện khác ăn cắp cao thủ hơn nhiều.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

      Nguyên văn bởi ongvang
      Chào các bác!
      Em rất thích nghiên cứu về kết cấu cầu thép, nhưng trong thời gian gần đây em thấy các công trình cầu thép rất ít được thi công, các cầu nhỏ đã ít, cầu lớn lại càng hiếm hơn. Trong khi đó các cầu BTCT thì lại "mọc lên như nấm". Phải trăng ở Việt Nam đã hết thời của cầu thép?
      Cho em hỏi hiện nay có dự án cầu thép nào lớn không?
      Em băn khoăn vấn đề này tư rất lâu rồi nhưng bầy giơ mới có dịp đưa ra để bàn luân với các bác. Mong nhận được các ý kiến từ tất cả mọi người.
      Chào các anh chị và các kết cấu sự
      Chủ đề này hay thế mà chẳng có bài mới sao ạ . Hiện tại cầu BTCT đang chiếm thế thượng phong. Nhưng cũng không vì thế mà cầu thép lại chững lại. Dù sao Thép vẫn là tương lai của cầu đặc biệt lớn, nhà đặc biệt cao mà. Hiện bên em đang làm 4 cái cầu vòm thép (dầm cứng vòm mềm thôi) trong dự án Đường sắt YV-PL-HL-CL.
      Em cho rằng, trong thời gian tới, nhất là khi dự án đường sắt Bắc Nam khởi động, cầu thép chắc chắn sẽ lại lên ngôi. Tha hồ việc mà làm. Còn nhà thép và Cột điện thì chỉ có thép mà thôi...

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

        Nguyên văn bởi toilatoi
        Em cho rằng, trong thời gian tới, nhất là khi dự án đường sắt Bắc Nam khởi động, cầu thép chắc chắn sẽ lại lên ngôi. Tha hồ việc mà làm. Còn nhà thép và Cột điện thì chỉ có thép mà thôi...
        Chú nói chuyện buồn cười quá, nhà thép mà không bằng thép thì làm bằng bê tông chắc . Còn cột điện thì người ta vẫn làm bằng BTCT đầy.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

          Nguyên văn bởi hệ số nền
          Ở các nước khác, ăn cắp thép như thế chỉ có ngồi tù, phạt thật nặng, theo em những thằng nào ăn cắp thép như thế phải bắn hết.
          Hình như ở các nước khác không có chuyện ăn cắp thép đâu ạ, vì ăn cắp thì biết bán cho ai???

          Theo kinh nghiệm của mình cho thấy thì kết cấu thép chỉ có ưu thế xử dụng trong các cầu cong (horizontally curved - ramps) hoặc là các cầu nhip rất dài. Ngoài ra, kết cấu thép khó có thể cạnh tranh với bê tông cốt thép, một khi kỹ nghệ bê tông cốt thép cường độ cao ngày càng phát triển và phát triển nhanh chóng... mặt. Ngay cả đối với các cầu liên tục nhip >60 m, phương pháp dùng dầm bê tông cốt thép nối tiếp (Postentioned Precast Concrete Spliced Girders) vẫn đẹp hơn, có giá thành rẻ hơn, và giá bảo quản cũng rẻ hơn.

          Ở Mỹ, lượng cầu thép hay BTCT được áp dụng khác nhau tùy theo từng tiểu bang, hay có thể nói là từng vùng. Ở vùng Đông Bắc (New York chẳng hạn) nơi dân cư sinh sống lâu đời hơn và đông đúc hơn, cầu thép được xử dụng rộng rãi hơn vì trước đây thép còn chiếm ưu thế và hiện tại chuyên chở là một vấn đề khó khăn (nên phần nào thép vẫn còn chiếm ưu thế). Tuy nhiên BTCT đã bắt đầu chiếm thế thượng phong đối với các cầu có nhịp < 40m. Còn đối với các vùng miền Nam (Florida, Texas...) hay miền Tây (California, Washington...), nơi nổi lên nhiều thành phố mới và rộng rãi, thì BTCT hoàn toàn làm chủ. Ở các vùng này cầu thép chỉ được xử dụng khi hầu như chỉ có thể xử lý bằng... thép.

          Tôi nghĩ đối với Việt Nam, sư cạnh tranh của công nghệ thép đối với BTCT sẽ là một điều rất khó khăn. Thép ngoại nhâp thì không rẻ, thép nội địa thì khó có thể đạt đến tiêu chuẩn cần thiết cho công trình cầu (chắc các bạn cũng biết lực tải sống (live load) với cầu là truck load - rất khác biệt với building). Hơn nữa, giá thành đẻ chế xuất (fabricate) đúng tiêu chuẩn cũng không rẻ. Nếu hàn không đủ tiêu chuẩn thì khả năng chiu lực sống của thép (fatigue) cũng rất thấp. Giá thành bảo quản cũng không rẻ, và còn phải mướn thêm bảo vệ phòng chống chuyện ăn cắp thép

          Đó là nói chuyện cầu đường thôi, còn bên buildings cũng sẽ tương tự như vậy. Đối với các công trình vài ba chục tầng, BTCT (Prestressed Precast Concrete) vẫn đang làm bác Thép đau đầu. Chỉ có đôi với các highrise buildings thi BTCT mới chịu pó-tay mà thôi.

          À, có chuyện mình muốn hỏi nhờ. Sao mà BTCT không thể nhảy vào cạnh tranh với bác thép bên nghành cầu đường sắt nhỉ? Là chuyện thực tế về giá thành hay là chuyện "tế nhị" vậy hả các bác? Còn nửa, ở Việt Nam dùng những quy trình nào cho cầu đường sắt vậy? Ở Mỹ, đối với cầu đường bộ thì chính yếu là dùng các quy trình và hướng dẫn của AASHTO, còn đối với cầu đường sắt thì là AREMA. Tôi nghe Việt Nam nhắc nhiều lần đến AASHTO rồi mà hình như chưa nghe nhắc đến AREMA lần nào cả.
          KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

            Các bác nói hết những cái hay rồi còn gì nữa. Ở VN hiện nay đúng là cầu thép k thể cạnh tranh với cầu BTCT vì giá thành và công tác bảo dưỡng.
            Trong ngành đường sắt khoắi dùng cầu thép hơn vì cầu đs được thiết kế theo tiêu chuẩn cũ, trong đó các tiêu chuẩn về bê tông chưa đáp ứng được nhịp lớn. Hơn nữa, từ xưa đến nay ở Vn quen làm cầu đường sắt cứ nhịp lớn là phải dàn thép.
            trong những năm nữa có lẽ chỉ những cầu có yêu cầu đặc biệt mới làm thép thôi, còn BTCT ráo.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

              Các cầu đuòng sắt ở VN bây giờ đều là cầu cũ, đang có tầu hỏa chạy, cho nên phải thi công thay dầm rất nhanh, ví dụ trong vòng 4 giờ. Cho nên phải làm cầu thép và lao ngang cho kịp. Nếu làm cầu cho tuyến đwong sắt mới thi dầm cầu BTCT và BTCT DUL mới có thể góp mặt được.
              Loại thép chịu thời tiết không cần sơn (weatherring steel) đã dược dùng cho cầu Chợ Thượng (ở Huyện Đức Thọ,tỉnh Hà tĩnh), trông đen thui nhưng mà khỏi lo chuyện sơn suốt đời.
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

                Các bác nào thích cầu thép thì engage với trang web này nhá!

                http://www.steelbridges.org/pages/designhandbook.html

                Sẽ có thêm rất nhiều thông tin bổ ích về cầu thép từ trang web này. Bác Thép đang gặp "khó khăn" mà lị, nên phải tìm mọi cách đối phó với địch thủ BTCT chứ.
                KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tương lai phát triển của cầu thép

                  Các bác sôi nổi quá, lại có bác lo đến cả vụ ăn cắp bu lông nữa, thằng ăn cắp nào mà vặn được con bu lông CĐC thì chắc cái cờ lê cũng phải dài từ đầu cầu đến cuối cầu. Mà thép ăn cắp khó phết đấy, bê tông đúc xong thì đố thằng nào biết ruột nó đặc hay rỗng, thừa hay thiếu thép chứ thép thì nó sờ sờ ra đấy moi ra là chít chắc.
                  Trong cái thời buổi thép cứ lên vèo vèo thế này thì bê tông lên ngôi là chuyện đương nhiên, giá đã đắt thằng đấy lại còn chế tạo lại loằng ngoằng, cái cầu đường sắt tầm tầm nhịp cỡ khoảng 60m đường hàn tính bằng kilômét, sơn lót, sơn phủ, sơn masát, mạ vài lớp cỡ cả nghìn mét vuông, vặn đủ loại bulông lớn bé, khoan, cắt xả láng, tiền thuê thợ như ở Việt Nam mình còn đỡ chứ như ở nước ngoài vài nghìn đô một chú thì lỗ to.
                  Trong đường sắt, với những khẩu độ >33m, cầu thép vẫn có sức cạnh tranh vì thứ nhất là như thầy Trung đã nói chỉ có cầu thép mới đảm bảo tiến độ thi công vì phong toả đường sắt tốn rất nhiều tiền và tính theo từng giờ, thứ hai trong điều kiện hạn chế về chiều cao kiến trúc (điều này rất hay gặp vì độ dốc cho phép của đường sắt rất thấp, việc nâng cao độ tim đường là rất tốn kém) thì chỉ có cầu thép là phù hợp, vì tải trọng đường sắt so với đường bộ là nặng hơn nhiều trong khi quy định về biến dạng (độ võng) do hoạt tải lại nghiêm ngặt hơn, nếu sử dụng kết cấu bê tông biến dạng lớn như cầu dây thì có thể đạt yêu cầu về chiều cao kiến trúc nhưng độ võng sẽ là trở ngại lớn.
                  Nói nhiều vậy chứ theo quan điểm của tôi thép vẫn là loại vật liệu lý tưởng trước sau gì nó cũng sẽ quay lại có thể lại liên hợp với bê tông chăng, vòm ống thép nhồi bê tông chẳng hạn? (hy vọng lúc đó ta còn sống). Xin phép thầy Trung nêu vài ưu điểm ra đây, các bác cũng bỏ quá cho nhé :
                  1. Cho đến thời điểm này vật liệu thép vẫn là vật liệu nhẹ và làm việc đáng tin cậy hơn bê tông, quan hệ ứng suất biến dạng tuyến tính, biểu đồ thẳng tắp (tất nhiên trừ phần đuôi), kiểm soát chất lượng dễ dàng.
                  2. Chiều cao kiến trúc nhỏ, đố bác nào làm cầu chui Gia Lâm mà không dùng thép đấy.
                  3. Vật liệu thép có thể tạo được mọi hình dáng nên việc nó đẹp hay xấu còn là do trình của các bác vẽ ra nó nữa, không thể nói là nó không đẹp được.
                  4. Thi công tương đối nhanh gọn, không yêu cầu công nghệ cao lắm.
                  5. Nếu sơn tốt thì tuổi thọ cũng tương đối (có loại sơn tuổi thọ 30-40 năm), nếu không sơn đi sơn lại như thằng Long Biên cũng được cả trăm năm vẫn chạy tốt.
                  6. Sửa chữa nhanh gọn, thanh nào hỏng vứt, làm thanh khác lắp vô chứ bê tông mà nứt thì có mà vừa ngồi dán vừa lo ngay ngáy.
                  7. Vì nó nhẹ nên chắc chắn vượt nhịp lớn hơn bê tông. Cầu Mỹ Thuận cũng có 1 đoạn phải làm bằng thép thì phải (cái này chắc phải nhờ thầy Trung confirm lại, em không chắc).
                  v.v...

                  Ghi chú

                  Working...
                  X