QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mô hình tính khung nhà cao tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mô hình tính khung nhà cao tầng

    Các anh ơi>>.Có một thắc mắc xin giải đáp:
    Khi mô hình hóa khung nhà các anh có kể đà kiềng vào không? Khi bỏ không kể đà kiềng vào mô hình tính toán có an toàn hơn không?

  • #2
    Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

    ông dang tinh khung hay tinh mong
    neu tinh ca khung lan mong thi co gi bo het vao; thong thuong da kieng khong bo vao ; nhung khi lam thi phai co lam tang an toan

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

      Theo tôi biết thì khi tính khung thì không cho đà kềng vào với lý do là khi đó nội lực chân cột sẽ giảm <mà cụ thể là moment giảm - không an toàn>

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

        Tính khung không cần cho đà kiềng vào. Vì theo quyển BTCT2 ( Võ Bá Tầm ) trang 141, khi tính toán, nhằm đạt được moment chân cột lớn ( thiên về an toàn ), thì người ta không xem đà kiềng là dầm khung. Mặt khác, đà kiềng không được bố trí theo hai phương, độ cứng của đà kiềng nhỏ hơn độ cứng của dầm sàn... Các bạn có thể tham khảo thêm sách trên.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

          cho phep hoi?? vi sao khi cat thep khong nen cat cung 1 tiet dien ; nen cach thep xo le ;??; de noi coit tren voi cot duoi thi nen cat tai vi tri cach san tang khoang 500mm?? vi sao vay??
          xin cac su phu ban ve van de nay?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

            +Thép đặt sole để tránh hiện tượng hàm lượng thép giảm đột ngột, và để cho an toàn, người ta thường chọn khoảng cách 30d để giảm thép một lần. Việc này đi kèm với việc tính toán kiểm tra lại tại mặt cắt đó, với hàm lượng đã giảm, có đủ khả năng chịu lực hay không?
            +Khi thi công, người ta thường bố trí mạch ngừng ở mặt sàn, do đó phải nối thép giữa cột tầng trên và cột tầng dưới. Khoảng cách lấy bằng Lneo, Lneo >= 30d cho vùng kéo, Lneo >= 20d cho vùng nén; với d là đường kính thép chủ. 500mm hình như là theo kinh nghiệm. Như vậy để chính xác thì ta nên tính Lneo. Việc nối thép như vậy để tránh vùng nối nằm trong vùng có ứng suất lớn.
            Xin được chỉ giáo thêm,
            NCT

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

              Đà kiềng là một bộ phận của khung mà!Sao ko để trong khun mà tính?Nếu anh bỏ đà kiềng ra anh tính các phân còn lại,nhưng sau khi anh tính xong rồi anh quay lai tính đà kiền thì làm thế nào đây?
              TÓM LẠI"ĐÀ KIỀNG LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA KHUNG"
              http://www.ketcau.com

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mô hình tính khung nhà cao tầng

                Nguyên văn bởi Anhca221
                TÓM LẠI"ĐÀ KIỀNG LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA KHUNG"
                TÚM LẠI "ĐÀ KIỀNG LÀ 1 BỘ PHẬN CỦA MÓNG" nó có vai trò giữ cho phần khung bên trên không chuyển vi ngang

                Ghi chú

                Working...
                X