Ô nhiễm không khí ở các dạng khác nhau bao gồm :
Dạng bụi trong khí quyển
Ta hiểu bụi là một hệ phân tán trong đó môi trường phân tán là khí và pha phân tán là các hạt rắn hoặc lỏng hoặc nửa rắn nửa lỏng có kích thước nằm trong khoảng từ kích thước đơn phân tử đến 500 μm.
Các chất ô nhiễm dạng khí có thể dùng máy đo khí để đo được
NO là chất khí không màu và không hòa tan trong nước. NO2 có thể hòa tan một phần trong nước và có màu nâu hơi đỏ. Màu nâu đỏ của NO2 là nguyên nhân khiến cho khói mù quang hóa ở các đô thị có màu nâu nhạt.
Có 3 cơ chế hình thành NO (NO và một phần nhỏ NO2) trong quá trình cháy là NO nhiệt, NO tức thì và NO nhiên liệu. Trong đó NO nhiệt sẽ tăng cao và tương quan đồng biến với nhiệt độ cháy khi nhiệt độ cháy cao hơn 1200 oC. Việc kiểm soát NO do đó, nên tập trung vào việc kiểm soát quá trình cháy.
Hoa Kỳ kiểm soát VOCs trong không khí xung quanh chủ yếu nhằm kiểm soát việc hình thành O3 từ các phản ứng quang hóa. Do đó, tổng cục môi trường Mỹ đưa ra một danh sách các chất hữu cơ không được phân loại là VOCs vì phản ứng quang hóa của các chất này ở mức độ không đáng kể, ví dụ: Metan, etan, CFCs, CHFCs…
Nguồn phát thải VOCs chính tại các nước đã phát triển là quá trình bay hơi của các dung môi trong công nghiệp, bao gồm: quá trình xử lý bề mặt, sơn, quá trình phân phối xăng và quá trình sản xuất tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra là hàm lượng benzen, toluen, etylbenzen, xylen (BTEX), các hợp chất hữu cơ đa vòng giáp cạnh PAHs trong không khí xung quanh tại các đô thị tương đối cao. Nguồn chính của BTEX là từ hoạt động giao thông, phân phối, lưu trữ xăng. Nguồn chính của PAHs là từ các quá trình cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn tự nhiên : Hoạt động của núi lửa(Bụi, SO2), Cháy rừng (Bụi, CO, CO2, NOx), Bão cát (bụi) , Thực vật ( Hyđrocacbon, phấn hoa) , Thực, động vật thối rữa (CH4, H2S), Đất (Virut, bụi), Đại dương (Bụi muối,..), Các nguồn khác
Dạng bụi trong khí quyển
Ta hiểu bụi là một hệ phân tán trong đó môi trường phân tán là khí và pha phân tán là các hạt rắn hoặc lỏng hoặc nửa rắn nửa lỏng có kích thước nằm trong khoảng từ kích thước đơn phân tử đến 500 μm.
- Bụi lắng: Hạt bụi có đường kính khí động học lớn hơn 100 μm
- Bụi lơ lửng (SPM): hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 100 μm.
- Bụi PM10: hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 10 μm.
- Bụi PM2,5: hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 μm.
Các chất ô nhiễm dạng khí có thể dùng máy đo khí để đo được
- SO2
- CO
- NOx
NO là chất khí không màu và không hòa tan trong nước. NO2 có thể hòa tan một phần trong nước và có màu nâu hơi đỏ. Màu nâu đỏ của NO2 là nguyên nhân khiến cho khói mù quang hóa ở các đô thị có màu nâu nhạt.
Có 3 cơ chế hình thành NO (NO và một phần nhỏ NO2) trong quá trình cháy là NO nhiệt, NO tức thì và NO nhiên liệu. Trong đó NO nhiệt sẽ tăng cao và tương quan đồng biến với nhiệt độ cháy khi nhiệt độ cháy cao hơn 1200 oC. Việc kiểm soát NO do đó, nên tập trung vào việc kiểm soát quá trình cháy.
- Ozon (O3)
- VOCs và các hợp chất hữu cơ khác
Hoa Kỳ kiểm soát VOCs trong không khí xung quanh chủ yếu nhằm kiểm soát việc hình thành O3 từ các phản ứng quang hóa. Do đó, tổng cục môi trường Mỹ đưa ra một danh sách các chất hữu cơ không được phân loại là VOCs vì phản ứng quang hóa của các chất này ở mức độ không đáng kể, ví dụ: Metan, etan, CFCs, CHFCs…
Nguồn phát thải VOCs chính tại các nước đã phát triển là quá trình bay hơi của các dung môi trong công nghiệp, bao gồm: quá trình xử lý bề mặt, sơn, quá trình phân phối xăng và quá trình sản xuất tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra là hàm lượng benzen, toluen, etylbenzen, xylen (BTEX), các hợp chất hữu cơ đa vòng giáp cạnh PAHs trong không khí xung quanh tại các đô thị tương đối cao. Nguồn chính của BTEX là từ hoạt động giao thông, phân phối, lưu trữ xăng. Nguồn chính của PAHs là từ các quá trình cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn tự nhiên : Hoạt động của núi lửa(Bụi, SO2), Cháy rừng (Bụi, CO, CO2, NOx), Bão cát (bụi) , Thực vật ( Hyđrocacbon, phấn hoa) , Thực, động vật thối rữa (CH4, H2S), Đất (Virut, bụi), Đại dương (Bụi muối,..), Các nguồn khác
Ghi chú