QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công việc của thầu xây dựng trong công tác thi công

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công việc của thầu xây dựng trong công tác thi công

    Xây dựng là một trong những ngành kinh tế quan trọng tại đất nước Việt Nam. Ngày nay, thị trường nhà đất ngày càng sống động; tính sáng tạo và kinh nghiệm của nhà thầu ngày càng được đánh giá cao. Trên thực tế, N&N Home thường gặp những câu hỏi của nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến mức giá hợp lí, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình phải cao,...

    Để đánh giá đúng về vai trò của nhà thầu trong việc xây dựng dự án; cần phải hiểu rõ về nhà thầu xây dựng; vai trò và mối quan hệ giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Hãy đọc bài viết này và cùng tìm hiểu xem nhà thầu xây dựng thực chất là như thế nào nhé.
    SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÀ THẦU CHÍNH VÀ NHÀ THẦU PHỤ


    Nhà thầu là một cá nhận hoặc một tổ chức có đủ điều kiện hoạt động xây dựng; khi tham gia quan hệ hợp đồng đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, có nhiều loại nhà thầu; trong đó nổi bật nhất là 2 khái niệm nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Hai loại nhà thầu này khác nhau như thế nào?
    Nhà thầu chính Nhà thầu phụ
    Định nghĩa Là công ty xây dựng ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Là bên thứ 3 ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện thi công các công việc chuyên ngành
    Cơ sở ký kết Ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Ký hợp đồng với nhà thầu chính
    Mối quan hệ với chủ đầu tư Là đối tác trực tiếp với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ được xác lập trên thỏa thuận giữa nhà thầu chính với chủ đầu tư Không có mối liên hệ trực tiếp với chủ đầu mà chỉ thực hiện công việc quyền lợi nghĩa vụ trong quan hệ với nhà thầu chính
    Trách nhiệm Chịu tránh nhiệm trong hoạt động thiết kế, thi công, xây dựng theo như hợp đồng, thương lượng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư Nhà thầu phụ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong quá trình thực hiện thi công với chủ đầu tư theo hợp đồng. Mối quan hệ duy nhất của nhà thầu phụ là giữa họ và nhà thầu chính và họ làm việ theo yêu cầu của nhà thầu chính dựa trên hợp đồng, thương lương giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư
    Nhiệm vụ và quyền hạn Thiết kế, thi công xây dựng Chuyên thực hiện xây dựng các công việc chuyên ngành
    Nghĩa vụ Trong quá trình thi công nhà thầu chính có nghĩa vụ kê khai đầy đủ công việc, nguyên vật liệu giao cho nhà thầu phụ để chủ đầu tư nắm rõ kinh nghiệm và khả năng làm việc của nhà thầu phụ. Và không được thay đổi nhà thầu phụ trong suốt quá trình thực hiện trừ một số trường quy định khác Đảm bảo thực hiện công việc nhà thầu chính giao

    Kê khai tình hình công việc để nhà thầu chính nắm rõ
    VẬY CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ TRONG THẦU XÂY DỰNG CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG


    Trong khi thị trường nhà đất ngày càng tăng giá, thì việc sở hữu một căn nhà là mong ước của nhiều người. Xây nhà luôn là giải pháp tiết kiệm, nhưng quyết định lựa chọn nhà thầu phù hợp để xây nhà luôn là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Liệu rằng bạn có thể "đặt cược" ngôi nhà mơ ước vào một nhà thầu kém chất lượng hay không? Chính vì thế, việc nhận biết nhà thầu uy tín rất quan trọng.

    Tham khảo thêm tại: Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Xây Nhà


    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG


    Theo Nghị định số 32/2015/ND-CP ban hành ngày 25/03/2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/05/2015, nhà thầu thi công xây dựng có các quyền và nghĩa vụ sau đây
    Quyền của nhà thầu xây dựng
    • Nhà thầu xây dựng có thể đưa ra mức giá và các chi phí đính kèm khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu
    • Trong quá trình thi công, nhà thầu được quyền thay đổi biện pháp thi công; trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường nếu được chủ đầu tư chấp thuận và không thay đổi giá trị của hợp đồng
    • Chủ động sử dụng các khoản tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình
    • Đề xuất và thỏa thuận về mức giá xây dựng; cũng như đơn giá xây dựng cho các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng
    • Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường thiệt hại 50tr do vi phạm vật tư
    • Các quyền lợi khác theo quy định của hợp đồng và các quy định khác của pháp luật
    Nghĩa vụ của nhà thầu xây dựng
    • Có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường
    • Bồi thường cho chủ đầu tư và các bên liên quan do vi phạm thiệt hại theo quy định của pháp luật
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật

    Xem thêm tại: VAI TRÒ CỦA NHÀ THẦU PHỤ TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở


    CÁC KHOẢN THOẢ THUẬN GIỮA NHÀ THẦU VÀ CHỦ ĐẦU TƯ


    Để giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn mà hầu hết các chủ nhà có kiến thức xây dựng còn hạn chế, nên trong quá trình thi công thường xảy ra những tranh cãi vì bất đồng quan điểm. N&N Home cũng đã từng trải qua trường hợp như vậy; nên hãy cùng tìm hiểu xem thỏa thuận giữa nhà đầu tư và chủ đầu tư dựa trên cơ sở pháp lý như thế nào nhé.

    Căn cứ theo các điều luật 113 của Bộ luật xây dựng 2014, hợp đồng thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư có thể kèm theo những vấn đề sau đây:
    1. Nhà thầu có quyền từ chối thực hiện các việc trái pháp luật
    2. Có quyền đề xuất với chủ đầu tư để thay đổi thiết kế sao cho phù hợp với thực tế thi công để đảm bảo chất lượng
    3. Nhà thầu có thể dừng việc thi công nếu thấy nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu
    4. Chủ đầu tư có quyền phê duyệt bản thiết kế biện pháp thi công, nhận bồi thường thiệt hại khi bị nhà thầu vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế được duyệt

    Đối với thị trường đầy cạnh tranh như TP.HCM, việc bạn tìm được một nhà cung ứng vật tư giá tốt là rất khó khăn. Vì vậy, nếu bạn cần xây nhà trọn gói; bạn nên chọn nhà thầu có mối quan hệ làm ăn lâu năm với các chủ cung ứng vật liệu. Điều này dễ nhận thấy ở những nhà thầu mà giá vật tư được niêm yết rõ ràng. Do đó, nếu bạn có bị đội giá xây dựng thì 90% là do giá vật tư.

    Nhà 3 tầng mái thái
    Mời bạn xem qua bảng giá nguyên vật liệu theo 3 gói của N&N Home


    [elfsight_pricing_table id="1"]


    NHỮNG CHI PHÍ DỄ PHÁT SINH KHI XÂY NHÀ


    Chi phí của một cơ sở xây dựng đối với chủ sở hữu bao gồm cả chi phí vốn ban đầu và chi phí vận hành và bảo trì. Mỗi loại chi phí như vậy sẽ bao gồm một số thành phần chi phí
    • Chi phí thu hồi đất, bao gồm lắp ráp hệ thống điện nước
    • Chi phí thiết kế kiến trúc và kỹ thuật
    • Xây dựng, bao gồm chi phí vật liệu, thiết bị và nhân công
    • Giám sát hiện trường xây dựng
    • Bảo hiểm và thuế trong quá trình xây dựng

    Mức độ phát sinh chi phí tùy thuộc vào bản chất, quy mô và địa điểm xây dựng của dự án. Cũng có nhiều vấn đề cần phải cân nhắc. Điều quan trọng là các chuyên gia thiết kế và quản lý xây dựng phải nhận ra rằng trong khi chi phí xây dựng là thành phần lớn nhất của chi phí vốn; các thành phần chi phí khác là không đáng kể. Ví dụ, chi phí thu hồi đất là khoản chi lớn để xây dựng công trình ở các khu đô thị mật độ cao; và chi phí tài trợ xây dựng có thể đạt mức độ tương đương với chi phí xây dựng trong các dự án lớn.

    Theo dõi chúng tôi tại: https://www.facebook.com/nhathaugiare/

    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Công Ty Xây Dựng Nhanh Nhanh – N&N Home – Đồng hành xây dựng tổ ấm

    Địa chỉ: 15 KDC Vườn Cau, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức

    Mail: trongoixaynha@gmail.com

    Website: trongoixaynha.com


Working...
X