QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thi công móng, sàn tầng hầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thi công móng, sàn tầng hầm

    Cho em hỏi về thi công sàn tầng hầm:
    Sàn tầng hầm dày 30cm, được "đặt" trên các đài móng cao 2,5m, cos mặt sàn bằng cos đài móng, vậy ván khuôn đáy sàn và thành đài móng sau khi thi công đổ bê tông xong sẽ phải ''nằm chết'' ở dưới sàn tầng hầm luôn?, có lẽ là có biện pháp thi công để không bị mất ván khuôn như thế đúng ko ạ?. Em ko có kinh nghiệm thi công phần cọc móng, đọc bản vẽ tke như vậy nên ngẫm và hỏi người có k.nghiệm xem sao!!
    Tấm cách nước or mạch ngừng khi thi công thành bể nước ngầm (mái) là quy định ở t/chuẩn hay tài liệu nào vậy, em muốn hiểu rõ thêm về vdd đó, mong mọi người trả lời giúp,thanks!.

  • #2
    Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

    Theo em hiểu thì đổ đài móng xong rồi dỡ côppha, rồi lấp đất đến mặt móng, rồi sau đó có đổ nền thì mới đổ chứ nhỉ Mà đổ cái nền tầng hầm thì coppha làm gì nhỉ? Mà 30cm nền thì ko bit có phải siêu mỏng siêu thấm wa ko???
    Quoc Viet, PhD
    Centre Scientifique et Technique du Batiment, France

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

      Theo tôi thì đổ đài móng xong cứ lấp đất rồi dùng lớp vữa lót dưới làm ván khuôn đáy của sàn chứ ở dưới đất thì dùng ván khuôn làm gì

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

        theo tôi thì không nên lãng phí cốp pha như thế, để mạch ngừng đài móng và dầm móng nếu có ở cos đáy sàn tầng hầm là hợp lý nhất

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

          hiện tại chưa có tiêu chuẩn nào về tấm cách nước đó cả nhưng catalo của nhà sản xuất nói rất rõ việc thực hiện giữa các cấu kiện như thế nào. Chúc bạn thành công

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

            Theo tôi ban phải định vị thép chờ sàn tầng hầm trong đài thật chuẩn sau khi đổ bt đài xong bạn lấp đất đầm chặt,đổ lớp bê tông lót rồi ra thép và đổ bt đáy tầng hầm.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

              Em thấy cách của a thanhcong và cách thứ 2 của a Huy là ok!. Nhưng a Huy nói '..đặt sẵn các thép chờ hình chữ U (úp) để liên kết giữa sàn tầng hầm và dầm móng' thì cái đó chắc ko áp dụng đc vào Ctr e đang làm vì cos sàn tầng hầm = cos mặt đài móng và giằng móng?!. Chỉ có để thép sàn chờ, định vị buộc chuẩn, có biện fáp bao bọc bảo vệ khỏi bẩn cốt thép là đc !

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                mình đã thi công tầng hầm rồi.
                + trước hết đổ bê tông đài móng đến cốt đáy sàn tầng hầm, tất nhiên là đài móng đã đặt cốt thép đầy đủ,
                + sau đó đổ bê tông sàn tầng hầm: đặt cốt thép neo vào đài cọc theo quy định, lấy bê tông lót móng đá 4x6 phía dưới làm cốp pha luôn, đổ bê tông. Phần bê tông mới phía trên đài cọc trước khi đổ bê tông phải quét 1 lớp sika dur 703 để liên kết với lớp bê tông cũ

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                  khi thi công sàn tầng hầm tiến hành như sau:
                  + đổ bê tông đài cọc đến cos đáy sàn tầng hầm.(tất nhiên đài móng đã đặt cốt thép đầy đủ).
                  + sau khi bảo dưỡng tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm: lấy bê tông lót móng đá 4x6 phía dưới làm côppha luôn, cốt thép sàn tầng hầm được đặt xuyên qua phần còn lại phía trên đài móng và neo theo quy định, tiến hầnh đổ bê tông sàn tầng hầm. Đối với diện tích tiếp xúc giữa sàn tầng hầm và đài cọc phía dưới, trước khi đổ bê tông cần quét lớp phụ gia liên kết thường là sika dur để liên kết giữa bê tông cũ và mới.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                    Nguyên văn bởi nhomientrung
                    khi thi công sàn tầng hầm tiến hành như sau:
                    + đổ bê tông đài cọc đến cos đáy sàn tầng hầm.(tất nhiên đài móng đã đặt cốt thép đầy đủ).
                    + sau khi bảo dưỡng tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm: lấy bê tông lót móng đá 4x6 phía dưới làm côppha luôn, cốt thép sàn tầng hầm được đặt xuyên qua phần còn lại phía trên đài móng và neo theo quy định, tiến hầnh đổ bê tông sàn tầng hầm. Đối với diện tích tiếp xúc giữa sàn tầng hầm và đài cọc phía dưới, trước khi đổ bê tông cần quét lớp phụ gia liên kết thường là sika dur để liên kết giữa bê tông cũ và mới.
                    Cách của anh nhomientrung e thấy thi công sướng nhưng chỉ ko sướng ở 1 vài điểm:
                    + dầm móng, đài móng bị tách làm đôi, thép chủ bị bẩn, khó giữ sạch.
                    + quét sika dur là biện fáp xử lý mạch ngừng của a, nhưng nghe chừng có vẻ tốn kém qá?!
                    Ko biết cách nào là tối ưu nhất, e thì đang đi tìm công trình tương tự đang thi công để tham khảo nhưng khó quá!. Nhưng e thì thiên về hướng thi công đài giằng liên tục 1 thể rồi thi công sàn tầng hầm sau(đã đặt thép chờ sàn tầng hầm trước trong đài giằng).

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                      Ở phương diện thi công theo tôi cách đổ bê tông đến đáy sàn tầng hầm thuận tiện hơn:
                      - Thép sàn tầng hầm bảo đảm đúng vị trí thiết kế, chất lượng tốt hơn. (Nếu để chờ từ đài và dầm móng sẽ rất khó chính xác, cốt thép sàn cắt nối vụn lãng phí nhiều đoạn nối (30d x i x j), )
                      - Khả năng chống thấm sàn tầng hầm tốt hơn vì mạch ngừng theo phương ngang, có thể còn ít mạch ngừng hơn (không theo phương đứng như cách thứ nhất)
                      - Có điểu này mà người kỹ sư thi công có lẽ sẽ hài lòng nhất: Đỡ tốn cốp pha hơn nhiều.
                      * Vấn đề cần khắc phục là: vệ sinh cốt thép (tăng chiều dày bê tông lót, giám sát chặt chẽ - không khó) và sử lý mạch ngừng (phương án có thể giảm bớt mạch ngừng, hoặc....)\
                      Một vài ý kiến xin được đóng góp !

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                        Chào tất cả các bạn. Tôi cũng đã từng thi công một số công trình có tầng hầm. Cả 2 biện pháp mà các bạn noi ở trên đều đã được áp dụng ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà chúng ta có thể quyết định lựa chọn phương án nào để thi công cho hợp lý và tiết kiệm nhất. Theo tôi cố một số vấn đề như sau:
                        + Nếu mặt bằng sàn của bạn quá rộng, bê tông đài móng là bê tông khối lớn, lúc đó ta phải thi công từng đài móng. Lúc đó ta dung phương án thi công xong cả đài móng, đặt thép chờ tại vị trí tiếp giáp giữa đài và sàn tầng hầm.
                        + Nếu mặt bằng sàn và các đài móng nhỏ, cho phép chúng ta có thể đổ bêtông được trong một thời gian ngắn thì ta có thể thực hiện phương án đổ đài và giằng móng trước đến cốt nền tầng hầm rồi mới tiếp tục đổ bê tông hoàn thiện nền tầng hầm đến cao độ thiết kế.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                          tôi có 1 cách mới nữa không biết đã được áp dụng rộng rãi chưa, tôi đưa lên để anh chị em cùng thảo luận:
                          hiện nay người ta đã sử dụng loại "tấm cốppha bê tông" rất nhiều cho dầm sàn, đặc điểm của tấm cốp pha này là được thi công đúc sẵn, sau khi đổ lớp bê tông trên, nó sẽ liên kết thành một khối đối với bê tông mới. Loại tấm cốppha bê tông này có ưu điểm là tiết kiệm kinh phí (lấy tấm cốppha bêtông liên kết thành một khối với lớp mới đổ), rút ngắn thời gian thi công, nhưng loại này chủ yếu dùng cho sàn có chiều dày >=25cm.
                          Vì vậy, khi thi công sàn tầng hầm thì biện pháp này rất hiệu quả (chiều dày sàn tầng hầm thường >=25cm), lúc này ta không cần đổ bê tông đá 4x6 lớp phía dưới nên rất tiết kiệm, chỉ cần đầm chặt lớp đất phía dưới tiến hành lắp đặt tấm côppha rồi đổ bêtông. Nhược điểm của phương pháp này là các vị trí chỗ mối nối, nó có thể gây thấm tầng hầm. Có thể khắc phục bằng cách quét phụ gia chống thấm những mối nối trước khi đổ tiếp lớp bê tông phía trên.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                            Nguyên văn bởi huycdc
                            Tôi đã thiết kế một số công trình và các CT này đã thi công theo cáhc sau:
                            - Đổ BT dầm móng và đài cọc xong, lấp đất, đầm chặt nền
                            - Tiếp theo mới thi công sàn tầng hầm.
                            Nhưng trước đó trong dầm và đài cọc đặt sẵn các thép chờ hình chữ U (úp) để liên kết giữa sàn tầng hầm và dầm móng.
                            Về Thép trên của đài cọc và thép trên của dầm móng thì có nơi để chờ lại đổ BT cùng với sàn (cách này làm bẩn hết thép chủ và dầm móng bị tách làm đôi) , có nơi đổ hoàn chỉnh dầm móng và đài xong mới đổ sàn (cách này cốt thép được giữ sạch sẽ, dầm móng và đài cọc được thi công liên tục). Chúng tôi thường chọn cách thứ hai.
                            Dưới đây là ảnh một công trường mà chúng tôi đã Thiết kế để các bạn tham khảo:
                            Xin Bác cho em ý kiến với: Em đang chuẩn bị thi công tòa nhà ở HCM gồm 8 tầng, 2tầng hầm! Vòng vây tường tầng hầm là hệ cọc khoan nhồi D300, em tính làm hệ giằng chống sạt cho tường 2 lớp bằng sắt I250, nhưng diện tích thì nhỏ, nhưng móng và các bể nước ở tầng hầm hầu như chiếm hết diện tích tầng hầm nên phải dào hết đất móng, sau khi em tính áp lực đất thì phải dùng đến 2 lớp giằng mới an toàn, diện tích tầng là 13x22, em chỉ tính là giằng ngang thôi, chống phụ vào cọc móng, Bác thấy vậy có ổn không, cho em ý hay hơn! Em đang cần gấp, sắp thi công tới nơi rồi mà chưa nghỉ ra bp hay hơn!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Thi công móng, sàn tầng hầm

                              Thực ra cả hai cách đều được, nhưng vấn đề là ở chổ: nếu CĐT và TVGS (thường là nước ngoài ) hay cho là nếu đổ BT móng đến cos đáy sàn thì Bt móng không liền khối sẽ không tốt, nhưng nếu vậy thì buộc giá xây dựng cho phần coffa móng cao hơn.
                              Đa phần chúng ta thường thi công theo cách đổ Bt móng đến cos đáy sàn, sau đó đầm nén đất quanh móng, lấp đất...rồi thi công tiếp Bt sàn, cách này lợi hơn rất nhiều: mặt bằng thi công sạch sẽ, dể thi công hơn, ít tốn kém hơn. Nên trong thuyết minh, trình BP thi công cho CĐT và TVGS chúng ta phải đưa ra để khỏi phải phiền hà sau này!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X