QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự làm việc của tuy nen dưới đường

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự làm việc của tuy nen dưới đường

    Em có vấn đề muốn hỏi các bác.
    Các bác có để ý đoạn đường dành riêng xe buýt chạy ở trên đường Nguyễn Trãi (HN). Trên đoạn đó có chôn hào cáp kỹ thuật dài khoảng 3km, khoảng 30-50m lại có một hố ga.
    Hố ga cho Viễn thông thì 1,9mx1,9m, thông thuỷ 1,5mx1,5m
    Hố ga Điện Lực thì 1,9mx3,9m, thông thuỷ 1,5mx3,5m
    Tấm đan dày 150mm, với hố ga Điện lực thì nắp ga gồm 5 tấm đan, Hồ ga viễn thông thì dùng 2 tấm đan. thép 2 lớp phi 16 aII, ca trên và dưới, sắt góc L, T đầy đủ.
    Theo Tính toán thì các nắp đan chịu được tải trọng xe H30.
    Sau khi xe Buýt chạy có một loạt hiện tượng là một số nắp đan bị gãy, vỡ. Kiểm tra thép, mác BT đủ cả.
    Tất nhiên có thể viện lý do là khi đưa vào sử dụng thì tần suất xe chạy gấp 2 lần bình thường, và tải trọng trên xe thì luôn quá tải (so với tiêu chuẩn).
    Nhưng mà em vẫn chưa hiểu rõ lắm nguyên nhân lắm, mong các bác chỉ giáo.

    Xin lỗi dùng từ tuynen ở tiêu đề cho hoành tráng. Chung quy cũng là do các bác lãnh đạo, đầu tiên định làm cái tuynen 2x3m, người đi được. Sau thấy tốn kém quá nên chỉnh lại thành hào cáp kỹ thuật.
    uống ice-tea, đi BMW

  • #2
    Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

    Bác phải mô tả tình trạng hư hỏng của tấm đan cho anh em biết thì mới đoán mò được chứ nói thế này thì mơ hồ lắm
    undefined
    Minh

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

      Nắp đan bị vỡ tung bê tông, một số bị gãy
      thép không bị đứt.
      uống ice-tea, đi BMW

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

        Nguyên văn bởi hệ số nền
        Em có vấn đề muốn hỏi các bác.
        Các bác có để ý đoạn đường dành riêng xe buýt chạy ở trên đường Nguyễn Trãi (HN). Trên đoạn đó có chôn hào cáp kỹ thuật dài khoảng 3km, khoảng 30-50m lại có một hố ga.
        Hố ga cho Viễn thông thì 1,9mx1,9m, thông thuỷ 1,5mx1,5m
        Hố ga Điện Lực thì 1,9mx3,9m, thông thuỷ 1,5mx3,5m
        Tấm đan dày 150mm, với hố ga Điện lực thì nắp ga gồm 5 tấm đan, Hồ ga viễn thông thì dùng 2 tấm đan. thép 2 lớp phi 16 aII, ca trên và dưới, sắt góc L, T đầy đủ.
        Theo Tính toán thì các nắp đan chịu được tải trọng xe H30.
        Sau khi xe Buýt chạy có một loạt hiện tượng là một số nắp đan bị gãy, vỡ. Kiểm tra thép, mác BT đủ cả.
        Tất nhiên có thể viện lý do là khi đưa vào sử dụng thì tần suất xe chạy gấp 2 lần bình thường, và tải trọng trên xe thì luôn quá tải (so với tiêu chuẩn).
        Nhưng mà em vẫn chưa hiểu rõ lắm nguyên nhân lắm, mong các bác chỉ giáo.

        Xin lỗi dùng từ tuynen ở tiêu đề cho hoành tráng. Chung quy cũng là do các bác lãnh đạo, đầu tiên định làm cái tuynen 2x3m, người đi được. Sau thấy tốn kém quá nên chỉnh lại thành hào cáp kỹ thuật.
        Ðan dày 150mm thì quá yếu, kinh nghiệm cho thấy là đối với những xe lơn (như cam nhông chở đất, chở bê-tông...), cần phải có bề dày 200mm, còn nếu chỗ nào có xe đào đất... thì ít ra cũng phải 300mm.
        Cái này là kinh nghiệm thôi, khi tôi thiết kế đan 200mm bị bể hoài, tăng thêm 300mm thì không sao, nhưng bạn có thể kiểm lại lực cắt, phần lớn nó bể vì lực cắt hơn (tại Bỉ, chúng tôi giới hạn nó là 8kg/cm²).
        Tôi có đến một công trường, nắp đan 100mm dùng đậy một cái rãnh nước nhỏ, bê ngang khoảng 20cm, xe cam nhông 35 tấn, mỗi bánh của nó 6 tấn, be ngang của bánh xe là 30cm, thì ứng suất cắt là : 6000 / 0.75 x (30 + 2 x bê dày hưu dụng 7cm) x 7 = 25 kg/cm² => đan bể là phải.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

          Nếu tấm vỡ bắt đầu từ các góc, cạnh thì tôi đoán là do lực xung kích mà ra. Bởi vì thời buổi này các bác nhà ta thường TK thép thoải mái nên chuyện gãy do khả năng chịu tải kém là khó xảy ra. Nhưng trong quá trình thi công thường hay làm ẩu (tôi nói thật là ẩu hơn thời bao cấp nhiều) tấm đan khi đúc thường bị cong, vênh, khi lắp đặt lại làm lớp vữa đệm không cẩn thận nên tấm sau khi lắp bị cập kênh. Lưu lượng xe chạy qua lớn thì chỉ một thời gian bị đập xung kích là vỡ thôi, theo thời gian, hiện tượng sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
          undefined
          Minh

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
            Ðan dày 150mm thì quá yếu, kinh nghiệm cho thấy là đối với những xe lơn (như cam nhông chở đất, chở bê-tông...), cần phải có bề dày 200mm, còn nếu chỗ nào có xe đào đất... thì ít ra cũng phải 300mm.
            Cái đan này nằm trong lòng đường phụ, hầu hết chỉ chịu tải trọng xe buýt. Dù theo thiết kế, như em đã nói, tức là được tính chịu với tải trọng xe H30 tức là xe 30T bánh lốp, xe 2 cầu, mỗi cầu có tải trọng 12T, như vậy đan phải chịu 6T.
            Có một nghịch lý là : nếu như chiều dày đan không đủ, thì tại sao tất cả các nắp đan lại không vỡ hết. Mà đa phần các nắp đan bị vỡ lại nằm ở những hố ga có kích thước 1,9mx1,9m (chứ không fải ở các hố ga 1,9mx3,9m).
            Nhận xét một cách cảm quan, thì càng chia nhỏ tấm đan, các tấm đan càng ít bị phá hỏng.
            Theo suy nghĩ ban đầu của bọn em, thì cũng giống như bác MinhGTHue nói, đó là do việc các tấm đan bị cập kênh. Điều này cũng phù hợp với cảm quan ở trên : chia nhỏ các tấm đan ra sẽ làm giảm được việc cập kênh này.
            uống ice-tea, đi BMW

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

              Mà em thấy cái hội nó làm Hố ga của cống nước 3x3m ở giữa đường chính, mà nó cũng chỉ làm đến 200, nắp ga của nó đổ toàn khối.

              Trong trường hợp tấm đan mình dày 300, thì riêng 1 tấm 1,5mx0,5m đã nặng đến 600kg, không nói đến quá trình thi công, chỉ riêng việc về sau công nhân đi sửa, lắp đặt cáp, thì việc họ nâng nắp lên là khá khó khăn,
              uống ice-tea, đi BMW

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                hệ số nền viết: "Nhận xét một cách cảm quan, thì càng chia nhỏ tấm đan, các tấm đan càng ít bị phá hỏng". Chưa hoàn toàn là như vậy nếu cứ chia các tấm thành hình vuông. Hãy thử xem xét chia thành thình chữ nhật có thể có lợi hơn cho khả năng chống cập kêng này, lúc đó số gối tựa sẽ ít hơn.
                undefined
                Minh

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                  Nguyên văn bởi MinhGTHue
                  Hãy thử xem xét chia thành thình chữ nhật có thể có lợi hơn cho khả năng chống cập kêng này, lúc đó số gối tựa sẽ ít hơn.
                  Tất nhiên là chia thành hình chữ nhật rồi, bản làm việc theo 1 phương
                  uống ice-tea, đi BMW

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                    chào cả nhà!
                    Tôi xin có ý kiến với vấn đề chia nhỏ tấm đan như sau:
                    1/ Nếu chúng ta có tấm đan với chiều dày không đổi. bố trí cốt thép giống nhau như vậy sức kháng uốn và kháng cắt trên 1 đơn vị chiều dài là không đổi.
                    2/ Khi chia nhỏ tấm đan thì trong 1 điều kiện kích thước nào đó (các bác cần xem lại thêm) thì mô men và lực cắt trên những tấm đan nhỏ do hoạt tải gây ra tính trên 1m dài theo chiều rộng bản sẽ lớn hơn.
                    3/ Chẳng hạn như: Bản có nhịp là 2m, chiều rộng bản là 0.5m và 1.0m cùng chịu tác dụng của 1 bánh xe H30 thì mô men và lực cắt trong bản ở 2 trường hợp trên là không đổi mà chúng ta bố trí cốt thép gống nhau thì bản có chiều rộng 0.5m sẽ nguy hiểm hơn.
                    Trên đây 1 số ý kiến của tôi, hy vọng các bạn cho ý kiến. Ơ đây xác suất hư hỏng do các tấm đan kê không bằng phẳng gây ra hư hỏng là rât lớn.
                    Tôi đã từng thiết kế các tấm đan với kích thươc tương tự nhưng thấy không có vấn đề gì hết.
                    Chúc cả nhà vui.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                      Nguyên văn bởi Truong Hong Linh
                      3/ Chẳng hạn như: Bản có nhịp là 2m, chiều rộng bản là 0.5m và 1.0m cùng chịu tác dụng của 1 bánh xe H30 thì mô men và lực cắt trong bản ở 2 trường hợp trên là không đổi mà chúng ta bố trí cốt thép gống nhau thì bản có chiều rộng 0.5m sẽ nguy hiểm hơn.
                      Vấn đề là ở chỗ, bản 0.5m và 1.0m không thể cùng chịu tác dụng của một bánh xe H30, nghĩa là trường hợp làm việc của 2 loại là khác nhau. Nếu đã tính bản 0.5m fải chịu tác dụng của H30 thì fải bố trí thép cho 0.5m chứ không fải là 1m nữa.
                      uống ice-tea, đi BMW

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                        Nguyên văn bởi hệ số nền
                        Vấn đề là ở chỗ, bản 0.5m và 1.0m không thể cùng chịu tác dụng của một bánh xe H30, nghĩa là trường hợp làm việc của 2 loại là khác nhau. Nếu đã tính bản 0.5m fải chịu tác dụng của H30 thì fải bố trí thép cho 0.5m chứ không fải là 1m nữa.
                        Tôi rất đồng ý với bạn. Do vậy, điều tôi muốn nói đến ở đây là khi nào thì chúng ta chia nhỏ, rất mong các bạn quan tâm đến vấn đề này và nguyên nhân gây phá hoại của các tấm đan.
                        Hy vọng chúng ta sẽ giải quyết tốt sự cố. Chào

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                          Nguyên văn bởi hệ số nền
                          Vấn đề là ở chỗ, bản 0.5m và 1.0m không thể cùng chịu tác dụng của một bánh xe H30, nghĩa là trường hợp làm việc của 2 loại là khác nhau. Nếu đã tính bản 0.5m fải chịu tác dụng của H30 thì fải bố trí thép cho 0.5m chứ không fải là 1m nữa.
                          _Em muốn hỏi bác hệ số nền là tổng lượng thép cho 2 bản 0.5m và tổng lượng thép cho 1 bản 1.0m tương quan thế nào? Nếu khác nhau thì chênh nhau bao nhiêu %? Giá thành sẽ chênh nhau thế nào? Em ngại tính tóan nên chưa tính.
                          _Em có ý tưởng giải quyết bài tóan chống cập kênh như sau: giữa phần tiếp xúc của tấm đan và đáy hố cống, ta nên sử dụng 1 lớp bê tông nhựa hạt nhỏ, cường độ cao, hàm lượng bitum cao. Sau 1 thời gian vận hành công trình, chính sự biến dạng tích tụ của lớp bê tông nhựa này sẽ điều chỉnh sự thiếu đồng đều của tấm dan. Lớp bê tông nhựa em chưa tính cụ thể nhưng có thể dày 5-10cm. Nhưng có thể cần thêm 1 số biện pháp hỗ trợ cho lớp bê tông nhựa này hoạt động đúng như dự kiến.
                          Em ko được học ở nhà nên dùng từ chuyên môn có gì sai các đàn anh chỉnh sửa giùm em. Đừng chửi em, khổ thân em!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sự làm việc của tuy nen dưới đường

                            Nguyên văn bởi Không biết sợ
                            _
                            _Em có ý tưởng giải quyết bài tóan chống cập kênh như sau: giữa phần tiếp xúc của tấm đan và đáy hố cống, ta nên sử dụng 1 lớp bê tông nhựa hạt nhỏ, cường độ cao, hàm lượng bitum cao. Sau 1 thời gian vận hành công trình, chính sự biến dạng tích tụ của lớp bê tông nhựa này sẽ điều chỉnh sự thiếu đồng đều của tấm dan. Lớp bê tông nhựa em chưa tính cụ thể nhưng có thể dày 5-10cm. Nhưng có thể cần thêm 1 số biện pháp hỗ trợ cho lớp bê tông nhựa này hoạt động đúng như dự kiến.
                            Tấm Đan được tựa lên thành BTCT của Hào kỹ thuật (kiểu như Bể ấy), thành dày 200, đầu trên có thép góc. Mình đang băn khoăn là với diện tích nhỏ như vậy (khoảng 180mm) thì lớp bê tông nhựa này có nhanh chóng bị "trôi" đi không nhỉ???.
                            uống ice-tea, đi BMW

                            Ghi chú

                            Working...
                            X