các anh có thể chỉ cho em về khoảng cách tối thiểu khi thi công hai cọc nhồi kế cận với địa chất thông thường là cát, cát pha và sét. Em đang phải làm cái sơ đồ di chuyển máy khoan cho cái cầu ở Nam Định.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
thi cong cọc khoan nhồi
Collapse
X
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Nguyên văn bởi beconcác anh có thể chỉ cho em về khoảng cách tối thiểu khi thi công hai cọc nhồi kế cận với địa chất thông thường là cát, cát pha và sét. Em đang phải làm cái sơ đồ di chuyển máy khoan cho cái cầu ở Nam Định.
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Bác ơi. Cọc khoan nhồi thường khoan thẳng nên cự ly giữa các tim cọc là 3D roi nên nếu hai cọc chỉ cách nhau 3D thi khoan theo kiểu gì mà chẳng được. Bác thử xem lại xem. Thường là phải khoan cách một cọc nếu không thì phải nghỉ chờ hơn 1 ngày sau khi đổ bê tông.
Ghi chú
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Nguyên văn bởi beconCám ơn bác Thu nhiều, nhân đây bác có thể post cho em tài liệu về quy trình thí nghiệm SCT của cọc khoan nhòi theo phuong phap hop Orterberg không ạ. Cám ơn bác nhiều.
Vì tôi không chuyên sâu về việc cọc và cơ học địa chất nên không biết phương pháp Orterberg.
Ghi chú
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
To becon
Tiêu chuẩn TCXD 197:1997 quy định rất rõ về vấn đề này, trong mục 6. Công tác khoan, becon xem mục nhỏ 6.2, các quy định này không kể đến điều kiện địa chất. Thế mới khó chứ.
6.2 Ít nhất trong vòng 14 ngày không tiến hành khoan cạnh cọc vừa được đôt bê tông, trong phạm vi khoảng cách 5 lần đướng kính cọc, tỏng vòng 7 ngày xe, máy không được đi lại trong phạm vi hoặc khoảng cách 3 lần đuòng kính coc vừa đỏ bê tông.
Ghi chú
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Cảm ơn Anh HuyCDC!
Từ cuối năm 2003 đến giờ em chưa làm công trình nào có cọc nhồi đường kính lớn nên cập nhật hơi chậm. Đúng là TCXDVN 326:2004 có nhiều cải tiến hơn so với TCXD 197:1997, đi theo hướng đặt ra yêu cầu kỹ thuật chứ không chỉ dẫn cách làm như tiêu chuẩn cũ. Theo tiêu chuẩn cũ việc thực hiện theo yêu cầu về trình tự khoan là rất khó, hầu như là vi phạm .
PS: Nhưng mà file TCXDVN 326:2004 em down từ trang web của Bộ XD lại thiếu phụ lục C, các bác nào có file có cả phụ lục C làm ơn gủi cho mình với - Chân thành cảm ơn trước!Last edited by toan-tecman; 04-08-2005, 08:40 PM.
Ghi chú
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Nguyên văn bởi engineerBác ơi. Cọc khoan nhồi thường khoan thẳng nên cự ly giữa các tim cọc là 3D roi nên nếu hai cọc chỉ cách nhau 3D thi khoan theo kiểu gì mà chẳng được. Bác thử xem lại xem. Thường là phải khoan cách một cọc nếu không thì phải nghỉ chờ hơn 1 ngày sau khi đổ bê tông.Cát bụi công trình phủ lấp đời trai phong sương
Ghi chú
-
Ðề: thi cong cọc khoan nhồi
Có anh nao khi đi thi công cọc khoan nhồi mà bị sự cố:
- Rơi cần khoan do đứt cáp khoan
- Rơi đáy gầu khoan, gầu khoan
- Tắc ống đổ bê tông
- Rơi ***g thép khi đang hạ ***g thép
-Bị sập thành hố khoan khi đang khoan hoặc khi đang đổ bê tông
Anh nào có kinh nghiệm sử lý các sự cố đó thì chỉ cho em với.
Còn một vấn đề nữa: Khi kiểm tra chất lượng cọc bằng phương pháp siêu âm thì thời gian tối thiểu từ khi đổ BT xong đến lúc siêu âm là bao nhiêu? Nếu chất lượng bê tông ở 1/3 cọc tính từ đáy cọc mà tốc độ truyến sóng chỉ đạt khoảng 2000m/s thì có thể kết luận thế nào về chất lượng cọc này và sử lý chúng thế nào để tiết kiệm nhất mà vẫn ko làm ảnh hưởng đến SCT của cọc ( đây là cọc ma sát kết hợp với chống mũi)
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú