Có bài này tôi mới viết định gửi cho ASCE Journal. Các bác xem cho ý kiến chỉ đạo cái. Bài này nói về thí nghiệm nén hiện trường (full-scale) trên 2 móng cột kích thước 2.3x2.3 m. Mỗi móng được gia cố bởi 4 trụ đá có đường kính 0.76 m và chiều dài từ 3-5 m. Instrumentation trong thí nghiệm này gồm stress cells, tell-tales và inclinometers. Phần thảo luận tập trung vào ứng xử nén lún của móng được gia cố bằng trụ đá, ảnh hưởng nhóm, phân phối ứng suất trên đầu trụ và đất nền, phân phối ứng suất theo độ sâu... Các phương pháp tính toán độ lún và sức chịu tải của móng được gia cố bằng trụ đá được tổng hợp và đánh giá dựa trên số liệu hiện trường.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thí nghiệm nén hiện trường trên trụ đá
Collapse
X
-
Ðề: Thí nghiệm nén hiện trường trên trụ đá
Bác PVAn:
Đăng bài trên ASCE thì không cần tiêu chuẩn gì ngoài bài viết chất lượng . Thông tin cho author thì bác có tìm ở đây: http://www.pubs.asce.org/authors/index.html
Về công nghệ trụ đá đề cập trong bài báo:
Trụ đá này có tên thương mại là Geopier (hoặc Rammed Aggregate Pier). Concept của công nghệ này được phát triển từ khoảng giữa thập kỷ 80, nhưng mới chỉ phát triển mạnh (ở Mỹ) trong khoảng hơn chục năm trở lại đây (hiện doanh số khoảng 40 triệu USD một năm trong riêng thị trường Mỹ, 10 triệu trên thế giới). Ứng dụng chính của nó hiện gồm có: gia cố móng nhà, sàn công nghiệp, đê đập - mái dốc, đường dẫn highway, bể chứa - silo, liquefaction mitigation... Ưu điểm chính là thi công nhanh (40-50 trụ một ngày), giá thành rẻ (tiết kiệm giá thành từ 20-40% so với phương án mọc cọc truyền thống), nếu tổ chức thi công tốt thì tương đối sạch sẽ và có thể làm trong mọi điều kiện thời tiết.
Thi công Geopier nói chung khá đơn giản. Thiết bị thi công gồm một máy khoan Lo-Drill (ở nhà mình vẫn dùng để khoan cọc nhồi) lắp mũi khoan guồng xoắn, một máy đầm (track-mounted), một xe ủi siêu nhỏ (bobcat) và đội công nhân 4 người (3 người lái 3 máy, một người phụ). Chiều dài lớn nhất của Geopier khoảng 10 m (30ft), thường là dài từ 5-6 m. Đường kính từ 60-90 cm (typical là 76 cm). Phương án này được xem là trung gian giữa móng sâu và móng nông. Nguyên tắc làm việc của Geopier là tạo ra một lớp cứng chịu lực ngay dưới đáy móng (engineered crust) thông qua việc tăng ứng suất ngang trong đất chứ không phải để truyền tải của công trình xuống lớp đất tốt hơn như nguyên tắc làm việc của móng cọc. Chính bởi nguyên tắc này mà Geopier thường được thiết kế như một floating system.
Công nghệ Geopier cực kỳ phù hợp trong việc gia cố đất yếu (sét), thậm chí là cả đất bùn (peat). Không thích hợp với đất cát lỏng bão hòa nước (do phải dùng casing giữ thành hố đào -> giảm tốc độ thi công vốn là ưu điểm sống còn của Geopier).
Công nghệ Geopier thích hợp với những công trình có tải trọng trung bình và nhẹ (thấp hơn 16 tầng) với phân bố tải trọng trên diện rộng (sàn công nghiệp, bể chứa lớn, đường dẫn cho highway, đê đập, mái dốc).
Công nghệ Geopier hiện đang được ứng dụng tại Mỹ, Đức, Ireland, Italy, Nga, Turkey... Châu Á thì có Hàn Quốc, Malaysia, Philippine (đang xúc tiến vào TQ). Geopier hiện cũng đang rất muốn nhảy vào thị trường VN nhưng vẫn chưa tìm được đối tác ưng ý.
Hiện tôi đang làm R&D cho Geopier. Nếu bác nào cần thông tin thì xin cứ liên hệ với tôi. Website của Geopier: www.geopiers.com (Mỹ) hoặc www.geopierglobal.com (thế giới).Last edited by Pham; 02-08-2005, 09:22 PM.
-
Ðề: Thí nghiệm nén hiện trường trên trụ đá
Gửi bác PVAn cái bài bác đang tìm. Chú ducxd có reference của cái bài 25 đồng đấy không đưa lên đây anh thử tìm xem có được không.
Bác PVAn: Tôi hiện đang hơi bận một tí. Chuyện đối tác Geopier để từ từ tôi sẽ trả lời nhé.Attached Files
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú