QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bu lông nở và thông số kỹ thuật của bulong nở

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bu lông nở và thông số kỹ thuật của bulong nở

    Bulong nở có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng công trình và nhà xưởng,... Chính vì thế mà việc mua và lựa chọn bu lông nở thì người dùng cần tìm hiểu thêm về những thông số kỹ thuật của bulong nở. Việc sử dụng bu lông nở sai kích thước nếu không đúng vị trí cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến quá trình chịu lực của bu lông, làm giảm liên kết ảnh hưởng đến thiệt hại và gây ra tai nạn nghiêm trọng. Dưới đây, CTEG sẽ giúp các bạn thêm về những thông sô kỹ thuật của bu lông nở.
    Giải đáp thắc mắc – Bu lông nở là gì?


    Bu lông nở (hay còn gọi là tắc kê nở) vốn là chi tiết đóng vai trò liên kết trong các kết cấu bê tông, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thi công, xây dựng. Trên thực tế, các bu lông nở sắt này được sản xuất đòi hỏi tính chịu lực khá cao.

    Về cấu tạo, so với các loại bu lông khác thì điểm đặc biệt của sản phẩm này đó là có bộ phận có thể giãn nở - thường được gọi là áo nở. Có lẽ cũng chính nhờ đặc điểm này giúp bu lông nở có thể đảm bảo được tính liên kết tối ưu nhất trong ứng dụng.



    Nhiều người thắc mắc rằng, bu lông nở tiếng anh là gì? Trên thực tế, thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng của loại vật tư liên kết này là Expansion bolt.

    Tùy những yêu cầu khác nhau trong ứng dụng, người ta sẽ cần bu lông nở được cấu tạo từ các chất liệu khác nhau. Trong đó, phổ biến hơn cả là bu lông nở với chất liệu inox 304 cao cấp, bu lông nở inox 201, hay bu lông nở thép mạ kẽm,...



    Tìm hiểu đặc điểm của bulong nở


    Hãy cùng xem qua một số đặc điểm của bulong nở như sau:
    Đặc điểm về cường độ


    Bu lông nở thường có 2 loại được sử dụng: bulong cấp bền thường và bulong cấp bền cao. Cấp bền của bulong thường là 4.6, giới hạn bền nhỏ nhất là 400Mpa, giới hạn chảy nhỏ nhất là 360 Mpa

    Cấp bền của bulong cấp bền cao là 8.8, giới hạn bền nhỏ nhất là 800Mpa, giới hạn chảy nhỏ nhất là 640 Mpa. Đây là 2 cấp bền thông thường của bulong liên kết và bulong lục giác.

    Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có bulong lục giác cấp bền 5.6, 6.6, 6.8.
    Đặc điểm về bộ lắp ráp


    Bulong nở thường dùng cho các công trình đơn giản chỉ cần 1 bulong và 1 đai ống. Nhưng với những công trình phức tạp hơn thì cần nhiều vòng đệm và đai ốc hơn.

    Vì vậy mà giá của các loại bulong cũng khác nhau. Không chỉ khác về chiều dài, đường kính mà cũng nên hỏi về bulong có mấy đai ốc, mấy vòng đền để chọn được loại phù hợp với yêu cầu của công trình.
    Đặc điểm về lớp mạ bảo vệ


    Đối với bul ong nở bạn có thể sử dụng loại không cần lớp mạ bảo vệ là loại hàng đen. Ngoài ra, nếu người dùng có nhu cầu sử dụng bulong nở có khả năng chống ăn mòn, tăng kích thước hay độ cứng bề mặt thì có loại mạ điện phân. Hoặc bu lông nở sẽ được mạ kẽm nhúng nóng thì sẽ có tác dụng chống rỉ sét vô cùng hiệu quả.



    Các loại bulong nở hiện có trên thị trường


    Bu long nở được phân thành 3 loại có cấu tạo và đặc điểm khác nhau:
    • Bulong nở có áo: phần áo có khả năng giãn nở, được sử dụng cho công trình có yêu cầu liên kết, bền chặt, chắc chắn, khả năng kết kết giữa bề mặt bê tông và vật liệu cao. Phần áo nở mang đến khả năng liên kết ổn định, vững vàng, kéo dài độ bền sử dụng cho phần thân bulong.
    • Bulong nở không áo: có thiết kế nhỏ gọn hơn khi không có phần áo thép mỏng bên ngoài có khả năng giãn nở. Tuy nhiên, bulong nở không áo vẫn đảm bảo chắc chắn, tính liên kết bền chặt với các vật liệu hoặc mặt bê tông. Nhưng độ bền sử dụng của phần bulong sẽ hạn chế hơn.
    • Bulong nở đinh: phần đầu nở thiết kế đinh nhọn, dễ dàng đóng bằng búa để liên kết vào bề mặt cần kết nối. Thao tác sử dụng bulong nở đinh linh hoạt hơn, không có lớp áo nở bên ngoài, nên khi dùng chỉ cần tác động đủ lực để đóng bulong vào vị trí cần thiết.
    Ứng dụng của bulong nở trong đời sống
    • Làm pát đỡ khung xương của mặt dựng nhôm kính.
    • Lắp dựng kèo và cột kết cấu thép
    • Làm vách ngăn khung sàn
    • Kết cấu thép vào bê tông
    • Giá kệ kho hàng và lang can
    • Bảng mã kẹp ray thang máy
    • Ghế ngồi ở sân vận động
    • Rào chắn an toàn


    Các thông số kỹ thuật bu lông nở cần quan tâm khi chọn mua


    Sự phù hợp về thông số kỹ thuật bu lông nở sẽ đảm bảo mang đến tính ứng dụng tốt nhất cho người dùng. Theo đó, các thông số cần lưu tâm khi chọn mua sản phẩm bao gồm:

    - Kích thước đường kính bu lông
    • - Kích thước chiều dài
    • - Cấp bền

    Trong đó, kích thước đường kính phổ biến hơn cả hiện nay là bu lông nở sắt m10, hay m12, m14, 16, m18 và m20.






    Về chiều dài, do ứng dụng linh hoạt nên kích thước chiều dài của loại vật tư liên kết này dao động khá đa dạng, có thể từ 6cm đến 20cm,...

    Đặc biệt, cấp bền bu lông sẽ là thông số cho biết về giới hạn bền và giới hạn chảy của sản phẩm. Theo đó, các cấp bền phổ biến là 8.8, 9.8, 10.9, 12.9,.... Với các chi tiết bu lông đạt cấp bền 8.8 có thể hiểu là giới hạn bền của chúng nhỏ nhất dao động ở mức 800 Mpa. Cùng với đó, giới hạn chảy của sản phẩm ở mức nhỏ nhất là 640Mpa.

    Nguyên lý hoạt động của bulong nở

    Bu lông nở sau khi được đóng vào lỗ khoan trên bề mặt bê tông thì sẽ tiến hành gắn thiết bị/kết cấu lên nền bê tông và xiết chặt đai ốc để thân tắc kê được kéo ra. Phần áo nở của bu lông sẽ được cố định ở trong lỗ khoan, phần chân hình nón của tắc kê sẽ làm cho phần áo nở mở ra và lực ma sát giữa tác kê và bê tông sẽ tăng khi thực hiện kéo thân tắc kê.

    Trong thực tế thì để đảm bảo tính chắc chắn và ổn định nhất cho kết cấu thì người ta thường phải sử dụng nhiều bu lông nở ở nhiều vị trí cùng một lúc.
    Quy trình thi công bu lông nở như thế nào?
    • Bước 1: Chuẩn bị máy khoan, búa, bu lông nở có kích thước phù hợp với liên kế chuẩn bị lắp ghép, để đáp ứng độ chịu lực của liên kết thì bu lông nở phải có cấp bền
    • Bước 2: Khoan tường, bê tông với đường kính lỗ khoan và chiều sâu lỗ phù hợp với bu lông nở đã chuẩn bị.
    • Bước 3: Dùng búa để đóng bu lông vào lỗ đã khoan
    • Bước 4: Gắn kết cấu bu lông nở và siết
    Báo giá bu lông nở trên thị trường hiện nay


    Mức giá chi tiết của sản phẩm trên thực tế sẽ phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của bu lông nở mà có sự khác nhau.

    Chẳng hạn, bu lông nở inox 304 sẽ có giá khác với bu lông thép mạ kẽm. Hay, bu lông nở m16x150 cũng sẽ có giá khác với bu lông m20x150.

    Như vậy, nhìn chung, các yếu tố tác động đến giá sản phẩm sẽ bao gồm: chất liệu cấu tạo, kích thước chiều dài, kích thước tiết diện của sản phẩm, cấp bền,...

    Ngoài ra, mỗi nhà cung ứng khác nhau cũng sẽ đưa ra mức giá khác nhau. Đặc biệt, với những khách hàng mua vật tư liên kết với số lượng lớn thường sẽ nhận được mức chiết khấu ưu đãi hơn hẳn. Khách hàng theo đó có thể tham khảo bảng giá giữa các đơn vị để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.




    Trên đây là những thông tin liên quan về bu lông nở cũng như các thông số kỹ thuật bu lông nở mà khách hàng cần chú trọng, đảm bảo chọn mua được sản phẩm đúng chuẩn, đáp ứng nhu cầu tốt nhất. Để tham khảo thêm các thông tin về loại vật tư liên kết này, khách hàng có thể liên hệ với Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Thương Mại Cường Thịnh ngay hôm nay để được hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tâm nhất nhé.
Working...
X