QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

    Chào các bạn,
    Tôi thấy các bạn dùng nhiều phần mềm quá, chắc là của các nước ngoài tiền tiến (Mỹ, Pháp, Ðức, Hà-lan...), và theo tôi nghĩ là các bạn xài bản *****.
    Nhưng khi VN chấp nhận sự kiểm soát của các hãng sản xuất phần mềm thì ra sao? Các bạn đã và đang xài bản ***** có thể phải chịu tiền phạt rất nặng, hoặc phải bỏ đi một dụng-cụ thiết kế và tính toán đã quen thuộc.
    Lại nữa, khi dùng phần mềm của người khác ta còn phải kiểm lại xem nó có đúng không? Bản ***** có bảo đảm cho ta những kết quả đúng đắn hay không?
    Theo tôi thấy thì một số bạn nên hướng về việc lập trình, với kinh nghiệm của Kỹ-sư, các bạn làm phần giải-tích cho project tin học, và như vậy, lập trình viên có thể hoàn thiện chương trình. Nếu các bạn không bắt đầu thì sẽ không bao giờ thành công được.
    Tại Âu-châu, các áp dụng rất đắt tiền, những áp dụng tính nội lực thì rẽ (khoảng 1.000$), nhưng khi qua thiết kế, tính mối nối, cốt thép, bản thống kê... thì mỗi áp dụng có thể là 10.000$. Bao giờ người Kỹ-sư cũng phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, có thể họ phải liên lạc với các giáo-sư Tiến-sĩ để được giúp đỡ để làm phần giải tích, xong họ có cả một kíp lập trình viên chưng 3-4 người để thực hiện trên phương diện tin học, bảo mật cho chương trình một cách hiệu quả.
    Nếu các bạn làm về việc này, thì chương trình của bạn cũng có thể bán được tại ngoại quốc, và lấy nó để bù đắp cho những chương trình các bạn mua để làm việc tại VN.

  • #2
    Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

    Chào Bác Thu
    Cháu thấy rằng để xây dựng một phần mềm kết cấu xây dựng, vấn đề khó khăn không phải là vấn đề tin học (thuật toán, giao diện, bảo mật) mà lại là vấn đề về áp dụng lý thuyết, phương pháp giải. Mỗi phần mềm nổi tiếng của nước ngoài thường gắn với một tên tuổi của 1 giáo sư (SAP-Wilson, ADINA-Bath, Plaxis-Vermeer...).
    Về mặt lý thuyết của phương pháp phần tử hữu hạn của chúng ta rất tốt. Nhưng đối với lý thuyết trong sách giáo khoa thì chưa hoàn toàn bao hàm những gì mà thực tế xây dựng phần mềm yêu cầu cho nên việc xây dựng một phần mềm có thể thương mại hóa trở nên khó khăn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

      Nguyên văn bởi hien nghiem
      Chào Bác Thu
      Cháu thấy rằng để xây dựng một phần mềm kết cấu xây dựng, vấn đề khó khăn không phải là vấn đề tin học (thuật toán, giao diện, bảo mật) mà lại là vấn đề về áp dụng lý thuyết, phương pháp giải. Mỗi phần mềm nổi tiếng của nước ngoài thường gắn với một tên tuổi của 1 giáo sư (SAP-Wilson, ADINA-Bath, Plaxis-Vermeer...).
      Về mặt lý thuyết của phương pháp phần tử hữu hạn của chúng ta rất tốt. Nhưng đối với lý thuyết trong sách giáo khoa thì chưa hoàn toàn bao hàm những gì mà thực tế xây dựng phần mềm yêu cầu cho nên việc xây dựng một phần mềm có thể thương mại hóa trở nên khó khăn.
      Dĩ nhiên công việc người Kỹ-sư quan trọng hơn công việc của lập trình viên nhiều, nhưng nếu Kỹ-sư tự làm chương trình thì khó mà theo kịp đà tiến hoá của tin-học, và nhất là khó thương mại hóa.
      Còn một điều mà những người không học tin-học khó có thể biết được, khi làm phân-tích một chương trình, người phân tích viên phải nghĩ đến lúc mà chương trình chạy sai, cho kết quả sai. (dù là phương trình đươc
      viêt đúng), do đó kết quả không bảo đảm.
      Các bạn có thể viện lý rằng người cho dữ liệu vào máy vi tính là kỹ-sư nên không sợ sai, và chính họ kiểm soát kết quả nên họ sẽ loại sai số, nhưng thực tế khi làm việc nhiều, ta không thể làm việc đó nổi.

      Kinh nghiệm cho thấy khi người Kỹ-sư chưa học lập trình thì :
      1) Chương trình của họ chỉ chạy với một vài hệ điều hành (như DOS ngày xưa).
      2) Chương trình của họ không portable (tức là chỉ chạy với một số máy có cấu hình thích hợp).
      3) Chương trình của họ không chạy được trên mạng : 1 user mà thôi cho mối lần truy cập.
      4) Thiếu những hỗ trợ, những kỹ-thuật để giúp người xử dụng.
      5) Sự liên-kết, trao đổi dữ liệu giữa nhiều chương trình với nhau không có hay không thể thực hiện được. Tôi lấy thí dụ : tính xong nội lực, các nội lực đó cần được sắp xếp theo từng nút v.v... để một chương trình khác như tổ hợp tải trọng, xác định, thiết kế kích thước tiết diện chính, làm bản thống kê, tính số lượng, giá cả...
      6) Ðó là chưa tính sự bảo mật (khóa vật lý, khóa phần mềm, code serial number, kiêm soát bằng liên-mạng... Không thương mại được thì không có tiền để tiếp tục.

      hiennghiem có nói thêm về phương pháp phần tử hữu hạn : lý thuyết của mình có đủ, nếu ngày nay các trường đại học VN có dạy đầy đủ thì rât tốt, dĩ nhiên các phương pháp tính ma trận dùng cho xây dựng không phải dễ học.
      Mình nên bắt đầu với phương pháp ma trận hơn (matrix calculation method) dùng cho giàn phẳng hay không gian, còn FEM thì đòi hỏi nhiêu bộ nhớ, khó hơn nhiều. Tôi biết có vài người giáo sư TS VN tốt nghiệp ngoại quốc đã làm được, chỉ có điều họ không thê" bảo đảm là chương trình lúc nào cũng đúng, cho kết quả đúng, lý do họ không là lập trình viên chuyên nghiệp.
      Dù sao chăng nữa, họ cũng có thể thực hiện những bước đầu qúy báu.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

        Chú Đức nói đúng. Để thương mại hóa và thông dụng là một chuyện hoàn toàn khác. Tôi đang là một việc rất quan trọng như ý của chú là test thật kỹ và nâng cấp để phần mềm trở nên tiện dụng hơn.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

          Bác Thu đề cập đến vấn đề xây dựng phần mềm chính qui là rất cần, phải làm ngay. Nhưng khổ nỗi là ở VN sự cộng tác làm việc theo nhóm là rất khó, thứ nhất là chưa quen, thứ hai là có điều gì đó rất khó nói, tựa như tính ích kỷ cá nhân vậy, ai cũng muốn người khác khen mình giỏi nhưng không ai muốn giúp đỡ người khác cả, chẳng thà như tây, cứ qui ra USD cho khỏe.
          Thêm nữa là các sách tiếng tây thì hiếm và trình độ đọc còn kém (cá nhân tôi)
          mà sách tiếng Việt thì thường là trình bày kiến thức chứ ít khi trình bày theo thuật toán nên việc xây dựng thuật toán rất khó và mất thời gian.
          Đối với phần mềm, đồng ý với Bác hien_nghiem là phương pháp phân tích vấn đề quan trọng nhất nhưng nó là sản phẩm của rất nhiều vấn đề chứ không chỉ riêng phương pháp tính và thuật toán, ví dụ như điều quan trọng đầu tiên cần nghĩ đến lại là cấu trúc dữ liệu, rồi giao diện sử dụng, rồi khả năng bảo trì, nâng cấp .v.v..
          Tôi ủng hộ hien_nghiem về chuyện cố gắng đưa phần mềm ra thương trường. Trong bối cảnh hiện nay, làm được cái gì thì cứ đưa ra ứng dụng đã, có thể là bán với giá rẻ, rồi sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tiến theo ý của Bác Thu.
          Last edited by MinhGTHue; 04-07-2005, 01:50 PM.
          undefined
          Minh

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

            Nguyên văn bởi MinhGTHue
            Bác Thu đề cập đến vấn đề xây dựng phần mềm chính qui là rất cần, phải làm ngay. Nhưng khổ nỗi là ở VN sự cộng tác làm việc theo nhóm là rất khó, thứ nhất là chưa quen, thứ hai là có điều gì đó rất khó nói, tựa như tính ích kỷ cá nhân vậy, ai cũng muốn người khác khen mình giỏi nhưng không ai muốn giúp đỡ người khác cả, chẳng thà như tây, cứ qui ra USD cho khỏe.
            Thêm nữa là các sách tiếng tây thì hiếm và trình độ đọc còn kém (cá nhân tôi)
            mà sách tiếng Việt thì thường là trình bày kiến thức chứ ít khi trình bày theo thuật toán nên việc xây dựng thuật toán rất khó và mất thời gian.
            Đối với phần mềm, đồng ý với Bác hien_nghiem là phương pháp phân tích vấn đề quan trọng nhất nhưng nó là sản phẩm của rất nhiều vấn đề chứ không chỉ riêng phương pháp tính và thuật toán, ví dụ như điều quan trọng đầu tiên cần nghĩ đến lại là cấu trúc dữ liệu, rồi giao diện sử dụng, rồi khả năng bảo trì, nâng cấp .v.v..
            Tôi ủng hộ hien_nghiem về chuyện cố gắng đưa phần mềm ra thương trường. Trong bối cảnh hiện nay, làm được cái gì thì cứ đưa ra ứng dụng đã, có thể là bán với giá rẻ, rồi sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tiến theo ý của Bác Thu.
            Bác MinhGTHue nói đúng. Phần mềm là sản phẩm của nhiều vấn đề. Phần cấu trúc dữ liệu tôi xây dựng khá thuận tiện cho việc nâng cấp nền trở ngại của tôi không phải là vấn đề đấy nữa. Phần lý thuyết tính toán thì vẫn phải đọc nhiều sách (để lựa chọn lý thuyết phù hợp) và thuật toán nhiều cái vẫn phải tự mày mò (sách phần tử hữu hạn của Tây cũng k phải nhiều sách viết về thuật toán).
            Để thương mại hóa thì chất lượng của phần mềm phải ngang với các phần mềm thương mại của Mỹ (tôi thấy điều này hoàn toàn làm được, không dám so sánh với SAP2000 nhưng hoàn toàn có thể ngang hàng với STAAD.pro hoặc GT STRUDL về khả năng tính toán và độ tin cậy của kết quả).
            Nói về thương mại ở trong nước, tôi nghĩ là miễn phí, hoặc bán rất rất rẻ (10usd cho cá nhân hoặc SV không biết có ai mua k, có lẽ nên bán 8000 VND thôi). (Adina bán 180usd cho phiên bản 999 nút cho người nước ngoài, LS-DYNA cũng chỉ 100usd cho SV).
            Còn làm việc theo nhóm, tôi nghĩ vấn đề này ở các công ty tin học họ vẫn làm đấy chứ. Ví dụ CIC chẳng hạn, các phần mềm đều ghi rõ rất nhiều tác giả.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

              Nguyên văn bởi MinhGTHue
              Bác Thu đề cập đến vấn đề xây dựng phần mềm chính qui là rất cần, phải làm ngay. Nhưng khổ nỗi là ở VN sự cộng tác làm việc theo nhóm là rất khó, thứ nhất là chưa quen, thứ hai là có điều gì đó rất khó nói, tựa như tính ích kỷ cá nhân vậy, ai cũng muốn người khác khen mình giỏi nhưng không ai muốn giúp đỡ người khác cả, chẳng thà như tây, cứ qui ra USD cho khỏe.
              Có rất nhiều cái khó phải vượt qua nếu các bạn muốn :
              1) Phải làm hợp đồng, định rõ việc phải làm của mỗi người và cách chia loi nhuận. Làm một chuyện nhỏ, giữa bè bạn, mình làm không công đuoc, chứ làm chuyện lớn (công việc phải tiếp tục nhiều năm tháng) khong ai có thể làm không công đươc, lấy tiền đâu nuôi vợ con?
              2) Trên phương diện lý thuyết (nghề kỹ-sư), còn phải ngồi lại với nhau đê" quyết định những tham số chung. Khi làm việc, mình tự cho những con số vì theo kinh nghiệm, mình sẽ có kết quả tốt, nhưng một phần mêm, phải giải thích cho rõ để đạt được lòng tin của user, thì họ mới dám dùng.
              Có một lần, tôi đưa cho người bạn đồng nghiệp một chương trình tính côt thép cột (đầu vào R'b, Ra, R'a một lần lúc đầu tiên, sau đó b,h,a, M, N thì nó cho ra tiết diện thép bằng cm²), nhưng ai cũng la hoãng là tại sao khi tăng tiết diện bê-tông, lương thép lại tăng? May mắn là lúc đo tôi có mặt, bảo họ là, lương cốt thép quá nhỏ, dù sao thì cốt thép cau tạo cũng phải được chọn (vì nó cao hơn cốt thép tính toán).
              Do đó, các bạn phải nói rõ, đưa ra cho user chọn, tuỳ ý họ, chứ không phải ý mình.
              3) Tuy vậy, muốn giải quyết một vấn đề, lắm khi lý thuyết hiện tại không đủ, ta phải dùng kinh nghiệm riêng, do đó phải đồng ý với nhau một phương pháp thực tiễn, việc này đôi khi đòi hỏi sự có mặt của môt ông thây văn bằng cao như TS, dù biết là ông ấy chỉ có bổn phận để quyết định mà thôi.

              Giải quyết được các vấn đề đó, để ngồi chung lại với nhau hợp tác đã là một điều rất hay.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                Có rất nhiều cái khó phải vượt qua nếu các bạn muốn :
                1) Phải làm hợp đồng, định rõ việc phải làm của mỗi người và cách chia loi nhuận. Làm một chuyện nhỏ, giữa bè bạn, mình làm không công đuoc, chứ làm chuyện lớn (công việc phải tiếp tục nhiều năm tháng) khong ai có thể làm không công đươc, lấy tiền đâu nuôi vợ con?
                2) Trên phương diện lý thuyết (nghề kỹ-sư), còn phải ngồi lại với nhau đê" quyết định những tham số chung. Khi làm việc, mình tự cho những con số vì theo kinh nghiệm, mình sẽ có kết quả tốt, nhưng một phần mêm, phải giải thích cho rõ để đạt được lòng tin của user, thì họ mới dám dùng.
                Có một lần, tôi đưa cho người bạn đồng nghiệp một chương trình tính côt thép cột (đầu vào R'b, Ra, R'a một lần lúc đầu tiên, sau đó b,h,a, M, N thì nó cho ra tiết diện thép bằng cm²), nhưng ai cũng la hoãng là tại sao khi tăng tiết diện bê-tông, lương thép lại tăng? May mắn là lúc đo tôi có mặt, bảo họ là, lương cốt thép quá nhỏ, dù sao thì cốt thép cau tạo cũng phải được chọn (vì nó cao hơn cốt thép tính toán).
                Do đó, các bạn phải nói rõ, đưa ra cho user chọn, tuỳ ý họ, chứ không phải ý mình.
                3) Tuy vậy, muốn giải quyết một vấn đề, lắm khi lý thuyết hiện tại không đủ, ta phải dùng kinh nghiệm riêng, do đó phải đồng ý với nhau một phương pháp thực tiễn, việc này đôi khi đòi hỏi sự có mặt của môt ông thây văn bằng cao như TS, dù biết là ông ấy chỉ có bổn phận để quyết định mà thôi.

                Giải quyết được các vấn đề đó, để ngồi chung lại với nhau hợp tác đã là một điều rất hay.
                Vấn đề này của bác Thu đưa ra rất là hay, vì nó rất sát với thực tế. Nếu Việt nam có được một sản phẩm phần mềm uy tín thì đó quả là một niềm tự hào lớn lao với kỹ sư Xây dựng chúng ta. Nhưng để đến được với điều đó thì theo tôi ngoài những khó khăn mà các anh đã chỉ ra trước đó tôi thấy còn những khó khăn khác cả chủ quan lẫn khách quan.
                Khó khăn chủ quan :
                1.Để làm được một phần mềm có danh tiếng ta phải có 1 người cỡ tổng công trình sư, bao quát nắm bắt mọi vấn đề, nhất là những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
                2. Rất ít người có thể giỏi một lúc cả hai : lập trình (đã rất khó) và cơ hoc (có khi còn khó hơn). Ý tôi nói ở đây là phải ở đỉnh cao, hiểu rõ mọi ngóc ngách của vấn đề vì cái ta muốn là một sản phẩm hoàn chỉnh ma.
                3. Phải có 1 tổ chức vận hành trơn tru, từ khâu sản suất, test, công bố, tiếp thị, quảng cáo, hạch toán, rồi tái đầu tư để anh em không phải lo gì về kinh tế thì mới đưa được tâm huyết của anh em vào sản phậm
                Khó khăn khách quan :
                1. Để hồ sơ được duyệt, bản tính phải được cấp nhận. Cũng có nghĩa là phần mềm của chúng ta phải được chấp nhận. Vậy liệu các PMU, các Cục, Sở, Bộ ai dám đặt bút ký chấp nhận phần mềm của chúng ta trong khi họ chẳng biết nó hoạt động thế nào, tính toán ra sao? Nói tóm lại chẳng có lý do gì để họ phải đặt bút ký vào cái hộp đen của chúng ta trong khi tốt thì họ chẳng được gì (trừ trường hợp chúng ta mời họ mua 10 cái mercedes với giá 10USD một cái), nếu sập thì họ vào làm hàng xóm Bùi Tiến Dũng.
                2. Khách hàng của chúng ta là ai. Những công ty Việt Nam vốn đã chẳng dư dả gì (không tính tài sản của các sếp) trang bị cho mỗi người một cái máy vitính được nối mạng internet đã là một thứ xa xỉ rồi lại còn mua bản quyền nữa thì chủ có nước húp cháo. Còn các kỹ sư của chúng ta thì rất thông minh, không có tiền mua phần mềm thì họ xài *****, mà đã xài ***** thì tội gì mà xài của Việt Nam, cứ xài của tây cho sướng.
                3. Còn luật bản quyền của nhà nước ta ư. Đến bất kỳ cửa hàng Vitính nào kể cả những công ty đã lên ti-vi vì vi phạm bản quyền phần mềm các bạn cũng được họ ghost cho khoảng 20GB WindowsXP + Setup và ***** của các loại phần mềm chỉ cần bạn mua 1 ổ cứng của họ. Đĩa CD thì 8000VND khỏi nói luôn. Thậm chí mua một bộ game mới toanh 5đĩa CD còn thấy tiếc tiền.
                Với bằng ấy khó khăn (gõ đã thấy mỏi tay rồi mà mới chỉ là sơ sơ) thì việc vượt qua tôi nghĩ không phải là chuyện 1 sớm một chiệu Chúng ta cần thêm thời gian cho chúng ta và để chúng ta thay đổi cách nghĩ của mọi người, lúc đó chúng ta mới có đất sống.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                  Trung Quốc sau khi vào WTO (và cũng đã ký "hiệp định" về "sở hữu trí tuệ" với Mỹ) vẫn tiếp tục là 1 trong những nước dẫn đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Nga cũng tỏ mặt đại gia trong chuyện này
                  http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index....3&ChannelID=16

                  VN khó có thể tránh khỏi (và có lẽ cũng nên) đi theo con đường đó, nhưng phải tận dụng lợi thế đó để đuổi kịp các nước Tư bản về tri thức CNTT. Nếu phải trả tiền bản quyền, e rằng đa số dân VN (với khoảng 70-80% gì đó là nông dân) còn lâu mới có cơ hội được tiếp cận những phần mềm tiên tiến. Trong quá trình đó ta khép chặt hơn vấn đề bản quyền. Khi mặt bằng trí thức gần đuổi kịp phương Tây mới chơi công bằng được, chứ cứ chơi "sòng phẳng" e rằng chưa phải lúc chăng. Dù rằng bản thân zmt đã từng là người làm lập trình cũng rất đau xót khi thấy dân ta thích sài chùa (ko chỉ phần mềm mà còn nhiều cái khác nữa).

                  Theo zmt vấn đề ko phải có nên dùng phầm mềm ***** hay ko, mà vấn đề là phải làm sao tăng tốc độ nắm bắt tri thức về CNTT (và trí thức nói chung) một cách nhanh nhất, đi đôi với cải cách thủ tục hành chính nhằm áp dụng tin học hoá một cách rộng rãi hơn (đề án 112 đã thất bại là 1 bài học). Vần đề này các diễn đàn khác cũng bàn tán nhiều rồi, zmt ko muốn nói thêm, có lẽ sau khi 80% trở lên các quan chức biết gửi email zmt sẽ nói tiếp chăng!!! (hi vọng điều đó xảy ra vào năm 2020 hoặc lạc quan hơn, năm 2010).
                  Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                    Nguyên văn bởi Nokia9210i
                    [B]Chả có nguy hiểm gì ......................... Tất nhiên mua bản quyền thì vẫn tốt hơn !

                    YOU TALKED SO MUCH!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                      Bản quyền ư?Tôi nghỉ trước mắt phải có lộ trình, chuyện đó của tương lai.
                      Vì vấn đề đầu tiên là tiền đâu, cơ quan Nhà nước còn sài phần mềm lậu huống hồ dân đen. Nên mới có đất sống cho anh chàng Nokia9210i

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                        Tranh Luan Soi Noi Qua A

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                          Chú Trung với chú Nokia hay nhỉ, cứ 1 chú đi trước 1 chú đi sau, song kiếm hợp bích đến là hay

                          Em thấy VN mình còn nghèo, không thể bụp cái mà xong ngay cái nạn ***** này được, cứ dần dần từ từ. Bác gì trên kia bảo 70-80% là nông dân em thấy không ăn nhập lắm, vì những người sử dụng máy tính theo em đều là những nhà khá giả, hoặc các doanh nghiệp nên họ đều có khả năng chi trả được cho bản quyền nếu giá thành của nó hợp lý hơn. Việc dùng như chùa như hiện nay theo em chủ yếu là do thói quen và quản lý chưa tốt.

                          Các bác cho em hỏi là giá 1 sản phẩm phần mềm ở nước ta so với các nước trên thế giới như thế nào ? Có bằng nhau ko ? Một phần mềm nước ngoài bán ở nước ta có phải chịu thuế gì không ?
                          Viết, viết, viết...........

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                            Chao tat ca,
                            Theo Toi duoc biet mot so cong ty o Hao Ky khi dung Staad phai tra ban quyen khoang 25000 dollars/1 nam chi co 15 ky su dung su dung cung 1 luc, va TINH TIEN DE TRA CHO REL THEO GIO (HOURS) DA DUNG, ngoai so tien dong truọc Ngoai ra phai tra them ca khoan duy tri bao hạnh
                            Va moi lan new v e r s i on thi cong ty tu tap mot so nguoi king nghiem va chay thu so sanh voi 1 so program khac va tinh toan tay theo cach 30 40 nạm Neu moi viec suong se thi moi cho biet su dung. Hon nua, cong ty cung trinh bay voi cac khach hang, chung minh program cong ty dang dung la chinh xac

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bản quyền phần mềm và nguy hiểm gì khi xai bản *****?

                              pác nokia giẫm phải con trùn chứ ổ kiến gì
                              pác nói năng cho cẩn thận chứ nếu không lát nữa pác về rùi là...tui del nick pác đó, sợ chưa
                              an nói cho lịch sự chứ,ở công ty có sếp ở đâu có pác tuanhiep , pác phải hành xử cho đúng đạo chứ, bèn không là bị del nick đó
                              Thiết kế và thi công !!!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X