QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những điểm còn thiếu của SV Xây Dựng VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    --- Em xin mạn phép hỏi bác Thuật năm nay bao nhiêu tuổi và đang làm gì bên Nhật. Bác sống ở nước ngoài, có thể đối với bác việc hỏi thăm tuổi tác là không nên. Nhưng chú ta đều là người Việt. Mà đối với người Việt thì việc hỏi thăm tuổi tác là tỏ lòng tôn trọng đối với người cao tuổi. Tuổi càng cao thì càng được giới trẻ tôn trọng hơn. Em hỏi thăm bác không có ý khác ngoài ý em vừa nêu trên. Em rất kính nể bác bởi những bài viết đầy tâm huyết đối với thế hệ trẻ chúng em.
    --- Nói về SV trường ĐHXD em có một số ý kiến như sau. Dân XD nhìn chung nghịch ngợm và ngang tàn hơn SV các trường khác (đây cũng là điểm mà SV nữ các trường XH rất thích). Nhậu nhẹt hát hò, nghịch ngợm và đánh điện tử nhiều hơn rất nhiều các trường khác. Có lẽ đến 60% SV vùi đầu vào các quán điện tử, bia. Số lượng SV đam mê học chiếm tỷ lệ ít chủ yếu tập trung vào các lớp XF và Chất Lượng Cao. Lượng SV ngồi trên thư viện chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ so với SV ngồi trong quán điện tử gần KTX Xây Dựng. Vào phòng đọc của thư viện, đa số SV đọc báo. Một số rất ít SV mượn sách đọc, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành. Thử hỏi SV như thế sao có thể tiến bộ được.
    ...... Thứ nữa SV VN nói chung không có tầm nhìn xa, không lập cho mình một kế hoạch trong tương lai cũng như trong học tập. Nếu đã vạch sẵn con đường đi cho đời mình cũng như những đoạn đường nhỏ của đường đời đó, phấn đấu vì nó, sống chết vì nó. Bạn sẽ thấy việc học tập là có ý nghĩa. bạn sẽ hăng hái học tập hơn. Không còn tư tưởng chán, không còn tư tưởng học để thi. Tóm lại, Phải xác đinh rõ tư tưởng "học để làm gì" và "Học như thế nào cho hiệu quả"
    --- Nói về giáo viên trong trường. Tôi không đi sâu vào cách giảng dạy. nhưng tôi thấy tất cả các thầy giáo dạy chuyên ngành đều rất giỏi và rất cởi mở với SV. Điều quan trọng là Sv có chịu tiếp cận với thầy hay không, có chịu học hỏi, có chiu mượn tài liệu của thầy hay không ! Tôi tin rằng bất kỳ bạn nào cần giải đáp thắc mắc, Thầy giáo sẽ không bao giờ chối từ ngay cả khi hai thầy trò đang ở giữa sân trường.
    --- Nói về giáo trình. Giáo trình ngành XD nó khác nhiều so với các ngành khác và khác một trời một vực so với ngành tin. Ngành tin giáo trình thay đổi từng ngày từng giờ. Con Lý thuyết tính toàn của ngành XD thì thay đổi rất chậm. Bạn dừng nói thầy giáo bắt bạn đọc sách cũ rích, như thế là không đúng rồi nhé. Chỉ may ra có công nghệ thi công thì mới có cái mới.
    --- Nói về hệ thống quản lý của trường. Trường ĐHXD tổ chức học theo kiểu tín chỉ (trừ dân XF và Kiến trúc ra), Do đó SV có thể ra trường sớm (thường là nửa năm). Hoặc có thể học tới 7 năm với nhiều lý do khác nhau. Việc quản lý theo tín chỉ là khó khăn và rắc rồi hơn rất nhiều so với niên chế. Cứ mỗi đầu kỳ, bộ môn--khoa--P.Đào tạo rối tung lên để khớp điểm cho SV và đăng ký học cho SV. Như thế là hệ thống quản lý của trường là tạo mọi điều kiện cho SV học tâp.
    ----------------------------------------------------------
    Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề học tập và giảng dạy tại trường ĐHXD HN.------------------------------------------

    Ghi chú


    • #17
      Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)
      Chào các bạn!
      Tôi có nghe nói là hệ thống giáo dục higher education ở Châu Âu khá là đa dạng và linh hoạt (flexible), có đủ các loại 3 năm, 4 năm, 5 năm ... tuỳ theo trường? Hình như nhiều trường đại học ở châu Âu cho phép sinh viên lưu ban đến vài năm? Tôi có một người quen học đại học ở Đức có đến 7 năm mới nhận được bằng và về nước cách đây mấy năm rồi! Nếu Phu ho biết thì nói qua một chút về hệ thống giáo dục của Châu Âu nhé?
      Bác Thuật cẩn thận quá, chương trình học còn tính đến cả lưu ban cơ à Hệ thống giáo dục ở châu Âu thì quả thực không nước nào giống nước nào, số năm học của các chương trình đào tạo kỹ sư ở các nước cũng khác nhau. Tất nhiên cùng gọi là Bachelor nhưng bọn học 5 năm thì phải học nhiều thứ hơn bọn học 3 năm. Còn về hiệu quả của các chương trình này như thế nào thì lại là một chuyện khác, em không dám bàn đến ở đây.

      Ví dụ như ở Pháp (vì khi trước em có ở Pháp khá lâu nên hệ thống giáo dục ở cái xứ này em nắm rõ hơn cả ), thì chương trình đào tạo kỹ sư là 5 năm, bao gồm 2 năm học dự bị, sau đó sẽ có một kỳ thi tuyển, nếu được sẽ học tiếp 3 năm tại các trường kỹ sư, nếu không được thì lại ra ngoài học tại các trường tổng hợp học với chương trình 4 năm. Cấu trúc chương trình học nói chung cũng giống như ở VN, tức là có các môn học lý thuyết, các đồ án và 2 hoặc 3 kỳ thực tập tùy theo từng trường. Đến năm thứ 5, nếu sinh viên nào muốn có bằng cao học (DEA) thì đăng ký học thêm một số môn nhất định (vì một số lớn các môn học trong chương trình cao học đã có trong chương trình đào tạo kỹ sư rồi) để có bằng cao học luôn vào năm đó. Thường thì chỉ các chú thích làm research thì mới lấy cái bằng cao học để làm PhD thôi.

      Quay lại cái chủ đề chính: SVXD VN còn thiếu điểm gì ? Tôi muốn chia sẻ với các bạn vài nhận xét của bản thân tôi khi đi học nó thế này:

      - Kiến thức các môn học cơ bản (cụ thể là toán và các môn cơ học) của mình được trang bị rất sơ sài so với họ. Sơ sài đến thảm hại. Đủ để mình theo được cũng còn khó chứ chưa nói đến giỏi giang gì. Kiến thức cơ bản tốt cho phép chúng nó tiếp thu các môn học ở level khá phức tạp trong một thời gian ngắn hơn ở nhà mình nhiều. Ví dụ như trước khi học về bê tông, ngoài cơ học kêt cấu thì chúng nó đã được học khá kỹ về các lý thuyết dẻo và cơ học phá hủy. Và trước đó thì kiến thức về cơ học môi trường liên tục của chúng nó đã rất chắc chắn rồi. Chính nền kiến thức này sẽ giúp cho sinh viên sau này, khi đã thành kỹ sư, khả năng tư duy độc lập một cách chắc chắn trước trong các tình huống phức tạp và không kinh điển.

      - Tuy nhiên đươc cái này mất cái nọ, các kỹ năng thức hành của họ lại kém hơn. Các đồ án môn học của họ thường khá đơn giản và cũng không phải thể hiện bản vẽ nặng nề như ở mình. Duy có một điểm rất hay là không bao giờ có đồ án mẫu, và sinh viên tha hồ phát triển các ý tưởng ngộ nghĩnh của mình. À mà tôi cũng thấy rằng kỹ năng tin học của mình cũng chẳng thua kém gì các bạn cả.

      - Khả năng diễn đạt và giao tiếp của sinh viên họ thường rất tốt trong khi của mình cho đến trước khi ra trường gần như không có gì. Trong các kỳ thi vấn đáp hay bảo vệ đồ án môn học đều diên ra giống như bảo vệ đồ án tốt nghiệp ở nhà, có nghĩa là học sinh phải đứng trình bày và trả lời câu hỏi trước một số thầy. Trong việc tìm thực tập, sinh viên họ hoàn toàn phải chủ động như đi tìm việc làm, tức là liên hệ với các công ty, gửi CV và qua các kỹ phỏng vấn ... Nói chung sinh viên họ bao giờ cũng cố gắng có ít nhất một kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài.

      - Thói quen phân chia công việc khi làm việc tập thể (ví dụ như đồ án môn học bao giờ họ cũng làm theo nhóm) của họ rất tốt còn tôi thì đến lúc ra trường có lẽ ngoài việc chống lụt đồ án ra thì có khi chưa làm chung với ai cái gì bao giờ

      - Về ngoại ngữ thì rõ ràng, trong khi mình còn ấm ớ một thứ tiếng thì họ bắt buộc phải thành thạo 2 thứ tiếng, và thường thì chúng nó biết thêm một thứ tiếng thứ 3 ở cái trình độ ấm ớ như cái thứ tiếng thứ nhất của mình

      - Một điểm nữa là chúng nó khỏe hơn , cho nên sức cày cuốc chăm chỉ của mình chỉ hơn được nhưng chú lười thôi, còn với những chú chăm thì chẳng thấm vào đâu.

      Ở trên chỉ là vài cảm tưởng của cá nhân tôi, vốn là một SVXD, hồi học một năm đại học trên nước bạn thôi Nhưng đó là thời điểm cách đây gần 10 năm rồi, còn bây giờ tất nhiên cũng đã có nhiều thay đổi. Các bạn sinh viên XD gần đây có nhiều người suất sắc hơn nhiều, khi học trong trường được chuẩn bị kiến thức vững vàng hơn hẳn hồi bọn tôi học, và lúc ra nước ngoài cũng chẳng thua kém gì ai đâu
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #18
        "Sinh viên không coi trọng việc học chuyên môn có lẽ vì họ thấy việc học chuyên môn không đem lại nhiều lợi ích cho công việc làm thực tế của họ sau này, nhất là đối với những công việc thi công ngoài hiện trường?"
        .......



        Nguyên văn bởi CNPM
        --- Em xin mạn phép hỏi bác Thuật năm nay bao nhiêu tuổi và đang làm gì bên Nhật. Bác sống ở nước ngoài, có thể đối với bác việc hỏi thăm tuổi tác là không nên. Nhưng chú ta đều là người Việt. Mà đối với người Việt thì việc hỏi thăm tuổi tác là tỏ lòng tôn trọng đối với người cao tuổi. Tuổi càng cao thì càng được giới trẻ tôn trọng hơn. Em hỏi thăm bác không có ý khác ngoài ý em vừa nêu trên. Em rất kính nể bác bởi những bài viết đầy tâm huyết đối với thế hệ trẻ chúng em.
        >>> Cám ơn bạn CNPM đã hỏi thăm! Vì bạn hỏi nên tôi cũng tranh thủ làm một đoạn quảng cáo Nói chung tôi cũng khá nhiều tuổi rồi, nhưng có lẽ tác phong vẫn còn giống sinh viên lắm vì chủ yếu làm việc ở trong môi trường đại học mà! Tôi đã ở Nhật học và làm nghiên cứu được gần chục năm rồi, hơi lâu quá nhỉ! Hiện nay tôi đang làm nghiên cứu ở trường ĐHTH Tokyo chuyên về kết cấu nhà chịu tải trọng động đất. Các bạn có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ e-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp

        Nguyên văn bởi CNPM
        --- Nói về SV trường ĐHXD em có một số ý kiến như sau. Dân XD nhìn chung nghịch ngợm và ngang tàn hơn SV các trường khác (đây cũng là điểm mà SV nữ các trường XH rất thích).
        >>> Oh! Bạn phải nói là con trai xây dựng mình có truyền thống rất galăng với con gái chứ! Anh em xây dựng mình nghịch ngợm và ngang tàng cũng là vì các bạn gái cả thôi! Và các bạn gái cũng hiểu được điều đó nên hay khuyến khích và tạo điều kiện cho anh em xây dựng mình trổ tài mà! Gần đây sinh viên các trường kỹ thuật khác cũng đã "học lỏm" được chiêu này nên cũng rất nghịch ngợm, không kém so với sinh viên trường xây dựng?


        Nguyên văn bởi CNPM
        Nhậu nhẹt hát hò, nghịch ngợm và đánh điện tử nhiều hơn rất nhiều các trường khác. Có lẽ đến 60% SV vùi đầu vào các quán điện tử, bia. Số lượng SV đam mê học chiếm tỷ lệ ít chủ yếu tập trung vào các lớp XF và Chất Lượng Cao. Lượng SV ngồi trên thư viện chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ so với SV ngồi trong quán điện tử gần KTX Xây Dựng. Vào phòng đọc của thư viện, đa số SV đọc báo. Một số rất ít SV mượn sách đọc, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành. Thử hỏi SV như thế sao có thể tiến bộ được.
        >>> Với tình trạng sinh viên học hành như vậy thì việc kéo dài chương trình học ĐH tới 5 năm cũng chẳng thu được nhiều tác dụng! Mà ngược lại điều đó lại gây láng phí kinh khủng về nhân lực lao động trẻ trong toàn xã hội...

        Bạn CNPM có thể cho biết thêm là "lớp XF và Chất Lượng Cao" là như thế nào và gồm khoảng bao nhiều người? Hình như gần đây mới có? Như vậy những người học ở lớp này sau khi tốt nghiệp được đóng mác "hàng chất lượng cao"?


        Nguyên văn bởi CNPM
        ...... Thứ nữa SV VN nói chung không có tầm nhìn xa, không lập cho mình một kế hoạch trong tương lai cũng như trong học tập. Nếu đã vạch sẵn con đường đi cho đời mình cũng như những đoạn đường nhỏ của đường đời đó, phấn đấu vì nó, sống chết vì nó. Bạn sẽ thấy việc học tập là có ý nghĩa. bạn sẽ hăng hái học tập hơn. Không còn tư tưởng chán, không còn tư tưởng học để thi. Tóm lại, Phải xác đinh rõ tư tưởng "học để làm gì" và "Học như thế nào cho hiệu quả"
        >>> Nghe tình trạng sinh viên hiện nay thấy hơi choáng nhỉ? Nhưng ... có vấn đề gì đâu các bạn nhỉ, chỉ cần trước ngày thi chịu khó cầy cuốc thâu một vài đêm là xong (sức trai trẻ mà?)... và cứ đều đều như vậy sau 5 năm học rồi cũng được tốt nghiệp cả thôi! Công việc làm ngoài thực tế thì chủ yếu cần phải có mối quan hệ tốt, chứ có yêu cầu nhiều về chuyên môn đâu! Mà lúc nào chuyên môn cần cái gì thì chịu khó tìm đọc lại sách một tí là được, hoặc nếu khó quá thì đi hỏi thầy hay bạn bè ở quán beer rượu là ok! Sau khoảng năm mười năm chịu khó "năng động" ngoài xã hội như vậy là làm được việc và có nhiều money ngay. Công việc làm chỉ nhẹ nhàng như vậy chứ cần gì phải vùi đầu vào đọc sách vở cho toét cả mắt, gầy cả người, trông ốm yếu, thiếu phong độ làm xếp

        Ghi chú


        • #19
          --- Van biet luc ra truong la luc minh biet minh can phai hoc nhung gi`. Như anh Thuật nói thì trong 5 năm học chỉ cần học ngoại giao và học cách đọc sách thôi. Hic, Thế thì nhà trường tan rã mất.
          --- Em không biết trong 5 năm học. Những kiến thức đó có áp dụng gì được nhiều không. Vì em vừa mới ra trường. Không rõ lắm.
          --- Nghe anh nói em mạn phép khái quát hóa cách học của những kỹ sư như sau. Trong Môi trường làm việc tồn tại hai kiểu học :
          1. Những gì mình chưa biết mà đã có người khác biết thì học hỏi bằng cách tiếp xúc, ngoại giao rùi họ sẽ chỉ cho. Nhanh hơn rất nhiều ngồi đọc sách nghiên cứu.
          2. Chỉ đọc sách và nghiên cứu những cái mà người khác chưa biết, Tạo ra những hiểu biết hơn người. Hình thành những điểm mạnh cho riêng mình.
          --- Em van khang dinh mot dieu là :"Nhưng những kiến thức trong nhà trường học là những cái cơ bản mà theo em thì tối thiểu các bạn SV phải lắm bắt".

          Ghi chú


          • #20
            Nguyên văn bởi CNPM
            --- Van biet luc ra truong la luc minh biet minh can phai hoc nhung gi`. Như anh Thuật nói thì trong 5 năm học chỉ cần học ngoại giao và học cách đọc sách thôi. Hic, Thế thì nhà trường tan rã mất.
            Oh! Thế khoảng "60% SV vùi đầu vào các quán điện tử, bia..." (như bạn đã nói ở trên) sau năm 5 có hầu hết tốt nghiệp được không? và công việc sau đó của họ như thế nào?... Nhà trường chắc không tan rã được đâu vì ở ta mà thiếu cái bằng đại học là rất khó xin việc và thăng tiến đấy

            Nguyên văn bởi CNPM
            --- Em không biết trong 5 năm học. Những kiến thức đó có áp dụng gì được nhiều không. Vì em vừa mới ra trường. Không rõ lắm.
            --- Nghe anh nói em mạn phép khái quát hóa cách học của những kỹ sư như sau. Trong Môi trường làm việc tồn tại hai kiểu học :
            1. Những gì mình chưa biết mà đã có người khác biết thì học hỏi bằng cách tiếp xúc, ngoại giao rùi họ sẽ chỉ cho. Nhanh hơn rất nhiều ngồi đọc sách nghiên cứu.
            2. Chỉ đọc sách và nghiên cứu những cái mà người khác chưa biết, Tạo ra những hiểu biết hơn người. Hình thành những điểm mạnh cho riêng mình.
            --- Em van khang dinh mot dieu là :"Nhưng những kiến thức trong nhà trường học là những cái cơ bản mà theo em thì tối thiểu các bạn SV phải lắm bắt".
            Điều này là tất nhiên rồi! Mục đích chính của việc đào tạo ở các trường học (trên toàn thế giới) cũng chỉ đơn giản là như vậy thôi!

            Thực tình mà nói qua những gì bạn viết tôi có cảm nhận bạn là người rất "yêu và đam mê nghề nghiệp, chuyên môn"! Chúc bạn sẽ sớm trở thành một người kỹ sư giỏi và là tấm gương tốt cho các lớp sinh viên đi sau học tập!

            Ghi chú


            • #21
              Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)
              Thực tình mà nói qua những gì bạn viết tôi có cảm nhận bạn là người rất "yêu và đam mê nghề nghiệp, chuyên môn"! Chúc bạn sẽ sớm trở thành một người kỹ sư giỏi và là tấm gương tốt cho các lớp sinh viên đi sau học tập!
              --- Hic, ngại chết. Em có tài cán gì đâu, em thấy SV bạn em nhiều đứa như thế nên em nói thế thôi. Chứ em phấn đấu 20 năm nữa cũng không bằng Anh Thuật và Anh Huy được. Nhưng nói chuyện với các bác thích thật đấy. Cám ơn anh Huy đã lập ra forum này.
              --- Em vẫn nói như trên ấy. Điều thứ 2 trong 2 kiểu học hỏi của người kỹ sư : "Chỉ đọc sách và nghiên cứu những cái mà người khác chưa biết, Tạo ra những hiểu biết hơn người. Hình thành những điểm mạnh cho riêng mình". Không chịu học trong nhà trường, không có các kiến thức cơ bản thì sẽ không thể có điểu thứ 2 này. Như vậy cả đời bạn sẽ mãi chạy theo người khác, theo một lối mòn định sẵn. Cái mà tất cả mọi người đều có thể làm được (như thế hỏi có khá được không). Hic, cái đó phụ thuộc vào tầm nhìn của mỗi người thôi. Hi vọng các bạn SV hiểu được điều này mà phấn đấu.
              --- Em thấy nhiều người nói cần rút ngắn thời gian học trong ĐH. Không chỉ có anh Thuật đâu. Cái đó thì em cũng không biết nữa. Hi vọng vài năm nữa em sẽ hiểu được điều này. Bây giờ em mới bắt đầu vào nghề, có lẽ chưa biết được là "Đúng" hay "Sai".
              --- hehe. Cám ơn bác Thuật đã chỉ giáo !

              Ghi chú


              • #22
                Many thanks bạn Phu ho đã chia sẻ thông tin về GD ở châu Âu nhé.

                Nguyên văn bởi phu_ho
                Ví dụ như ở Pháp (vì khi trước em có ở Pháp khá lâu nên hệ thống giáo dục ở cái xứ này em nắm rõ hơn cả ), thì chương trình đào tạo kỹ sư là 5 năm, bao gồm 2 năm học dự bị, sau đó sẽ có một kỳ thi tuyển, nếu được sẽ học tiếp 3 năm tại các trường kỹ sư, nếu không được thì lại ra ngoài học tại các trường tổng hợp học với chương trình 4 năm.
                Như vậy sau giai đoạn 1, những người thi trượt vào trường kỹ sư sẽ được nhận vào trường tổng hợp để học thêm 2 năm nữa (thay vì 3 năm như đối với trường kỹ sư)? Trường tổng hợp có chương trình đào tạo ngành kỹ thuật (chẳng hạn như ngành xây dựng), và những người tốt nghiệp có được gọi là kỹ sư không? Nếu như vậy thì rõ ràng ở Pháp, kỹ sư tốt nghiệp ở trường kỹ sư nhìn chung sẽ tốt hơn kỹ sư tốt nghiệp ở trường tổng hợp?

                Đối với ngành xã hội thì chương trình học chỉ là 4 năm? Những người thi trượt vào trường kỹ sư thì có được chuyển sang học ngành xã hội ở trường tổng hợp không?

                Nguyên văn bởi phu_ho
                Đến năm thứ 5, nếu sinh viên nào muốn có bằng cao học (DEA) thì đăng ký học thêm một số môn nhất định (vì một số lớn các môn học trong chương trình cao học đã có trong chương trình đào tạo kỹ sư rồi) để có bằng cao học luôn vào năm đó. Thường thì chỉ các chú thích làm research thì mới lấy cái bằng cao học để làm PhD thôi.
                Chương trình giáo dục ở Pháp khá linh hoạt nhỉ! Như vậy có trường hợp sinh viên cố gắng chỉ cần trong vòng 5 năm là có được cả bằng đại học và thạc sỹ? Thế chương trình đào tạo PhD ở Pháp kéo dài bao nhiêu năm? Trường tổng hợp có được giao chức năng đào tạo thạc sỹ và PhD không? Nếu có thì là bao nhiêu năm?

                Ở Nhật thì chương trình đào tạo phải theo một quy trình tuần tự, không có rút ngắn (hơi cứng). Chương trình học đại học là 4 năm, thường rất ít trường hợp bị lưu ban. Tiếp đến chương trình đào tạo thạc sỹ là 2 năm (không được ít hơn). Rồi cuối cùng mới đến chương trình đào tạo tiến sỹ, ít nhất là 3 năm (thường 3 or 4 năm tuỳ theo điều kiện hay khả năng của người học). Đối với lưu học sình học ở Nhật thì trước khi thi vào học cao học (Master) thường phải mất ít nhất nửa năm để học dự bị, hay còn gọi là research student.

                Tỷ lệ phổ cập bậc trung học ở Nhật Bản là gần 100% (hình như khoảng 98% gì đó). Tỷ lệ học lên higher education chiếm khoảng hơn 70%, trong đó khoảng gần 50% là học ở bậc đại học. Tỷ lệ từ bậc đại học học lên cao học khoảng hơn 40%. Tỷ lệ học lên tiến sỹ thì rất ít vì thường chỉ những người làm công tác nghiên cứu (nghiên cứu thực sự) ở các trường đại học và viện NC mới học tiếp....

                Ghi chú


                • #23
                  Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)
                  Many thanks bạn Phu ho đã chia sẻ thông tin về GD ở châu Âu nhé.

                  Như vậy sau giai đoạn 1, những người thi trượt vào trường kỹ sư sẽ được nhận vào trường tổng hợp để học thêm 2 năm nữa (thay vì 3 năm như đối với trường kỹ sư)? Trường tổng hợp có chương trình đào tạo ngành kỹ thuật (chẳng hạn như ngành xây dựng), và những người tốt nghiệp có được gọi là kỹ sư không? Nếu như vậy thì rõ ràng ở Pháp, kỹ sư tốt nghiệp ở trường kỹ sư nhìn chung sẽ tốt hơn kỹ sư tốt nghiệp ở trường tổng hợp?
                  Ở Pháp tốt nghiệp mây trường tổng hợp thì không gọi là kỹ sư mà gọi là cử nhân bác Thuật ạ (cũng giống như ở VN thôi). Các trường tổng hợp cũng không đào tạo về xây dựng mà thường chỉ có các ngành cơ bản có liên quan như cơ học chẳng hạn. Đúng là tốt nghiệp ở các trường kỹ sư thì có chất lượng cao hơn thật vì bản thân đầu vào đã được chọn lựa rất kỹ rồi. Điều kiện học tập trong các trường kỹ sư cũng được ưu đãi hơn rất nhiều. Nhất là kỹ sư các trường đứng đầu, mà tiếng Pháp gọi là các "Grandes Ecoles", thì chúng nó được đào tạo tốt lắm.

                  Đối với ngành xã hội thì chương trình học chỉ là 4 năm? Những người thi trượt vào trường kỹ sư thì có được chuyển sang học ngành xã hội ở trường tổng hợp không?
                  Các ngành XH thì cùng có các trường học 5 năm, cũng phải qua thi tuyển giống như các trường kỹ thuật. Bản thân trong các trường kỹ thuật gần đây cũng mở thêm các ngành về kinh tế và lập tức cũng phát triển rất mạnh, có lẽ là do tiềm lực dồi dào về toán học của các trường này.

                  Chương trình giáo dục ở Pháp khá linh hoạt nhỉ! Như vậy có trường hợp sinh viên cố gắng chỉ cần trong vòng 5 năm là có được cả bằng đại học và thạc sỹ? Thế chương trình đào tạo PhD ở Pháp kéo dài bao nhiêu năm? Trường tổng hợp có được giao chức năng đào tạo thạc sỹ và PhD không? Nếu có thì là bao nhiêu năm?
                  Học trường tổng hợp mất 4 năm, nếu học thêm 1 năm nữa thì có bằng cao học, tức là cũng mất 5 năm thôi ạ. Hiên nay Pháp cũng đang phát triển các chương trình master 2 năm để phù hợp với các nước khác. Làm PhD ở Pháp thì mất khoảng 3,4 năm. Có thể làm trong các trường tổng hợp hoặc các trường kỹ sư. Thực ra cách đây khoảng 20 năm thì đào tạo cao học và tiến sĩ ở Pháp là độc quyền của các trường tổng hợp.
                  Does engineering need science?

                  Ghi chú


                  • #24
                    "Chương trình đào tạo bậc đại học ở các trường kỹ thuật của VN có lẽ nên được phân loại ở giai đoạn 2, và được phân thành 2 loại với tổng số thời gian học là 4 năm hoặc 5 năm. Số sinh viên GIỎI học với chương trình 5 năm chiếm khoảng 1/4 - 1/3, và số sinh viên còn lại học với chương trình 4 năm."

                    Bạn Phu ho làm ơn cho hỏi thêm một chút nữa về GD của Pháp nhé!

                    Nguyên văn bởi phu_ho
                    Các trường tổng hợp cũng không đào tạo về xây dựng mà thường chỉ có các ngành cơ bản có liên quan như cơ học chẳng hạn. Đúng là tốt nghiệp ở các trường kỹ sư thì có chất lượng cao hơn thật vì bản thân đầu vào đã được chọn lựa rất kỹ rồi. Điều kiện học tập trong các trường kỹ sư cũng được ưu đãi hơn rất nhiều. Nhất là kỹ sư các trường đứng đầu, mà tiếng Pháp gọi là các "Grandes Ecoles", thì chúng nó được đào tạo tốt lắm.
                    Như vậy ở Pháp những người học ngành kỹ thuật ứng dụng (xây dựng) NHÌN CHUNG lại được coi trọng và được đào tạo tốt hơn những người học ngành khoa học cơ bản (cơ học) à, vì những người thi trượt trường kỹ sư lại có thể học được các ngành khoa học cơ bản ở trường tổng hợp với chương trình 4 năm? Tất nhiên trường tổng hợp với chương trình học 5 năm cũng có đào tạo ngành khoa học cơ bản?

                    Nếu viết theo tiếng Anh thì trường kỹ sư là
                    Ecole = School (chẳng hạn School of Engineering)?
                    Grande Ecole = Advanced School? (chỉ có 2 loại trường đào tạo kỹ sư là Ecole và Grande Ecole? và Grande Ecole tốt hơn hẳn trường Ecole rất nhiều?)

                    Còn trường tổng hợp = University?

                    Nếu vậy thì những người không biết về GD ở Pháp rất dễ nhầm khi "đánh giá thấp" những người tốt nghiệp trường kỹ sư!

                    Ở Pháp có khoảng bao nhiêu trường đạo tạo kỹ sư xây dựng? Trường nào là nổi tiếng nhất, nhì, ... về lĩnh vực xây dựng?

                    Ở VN mình kỹ sư xây dựng được đào tạo tập trung chủ yếu ở hai trường ĐHXD ở Hà Nội và TPHCM nên việc phân loại kỹ sư theo trường là khó! Có khi nên phân loại ngay trong mỗi trường! Chẳng hạn ở giai đoạn 2 thì SV giỏi được lựa chọn vào những lớp học chuyên như "lớp chất lượng cao" mà bạn CNPM đã nói và thời gian học kéo dài đến 5 năm, còn những SV còn lại chỉ cần học với chương trình là 4 năm. Số SV giỏi học với chương trình 5 năm chiếm khoảng 1/4 - 1/3, và số SV còn lại học với chương trình 4 năm. Như vậy nhân lực lao động trẻ đóng góp cho xã hội cũng đỡ bị láng phí như đã nói ở thư trước...

                    Nguyên văn bởi phu_ho
                    Học trường tổng hợp mất 4 năm, nếu học thêm 1 năm nữa thì có bằng cao học, tức là cũng mất 5 năm thôi ạ. Hiên nay Pháp cũng đang phát triển các chương trình master 2 năm để phù hợp với các nước khác. Làm PhD ở Pháp thì mất khoảng 3,4 năm.
                    Như vậy tính từ khi học ĐH thì nhìn chung số năm học cần thiết để có bằng thạc sỹ (Master)

                    - ở VN là 7 - 8 năm. Những người tốt nghiệp ĐH sớm trước nửa năm vẫn phải đợi đến đầu năm học mới mới được học tiếp cao học, nên vẫn tính là học ĐH mất 5 năm. Ngoài ra ở VN mình hiện nay rất nhiều lớp học cao học không tập trung và phải kéo dài tới 3 năm (nên tổng cộng là 8 năm)?

                    - ở Pháp là 5 năm (thường chương trình ĐH và cao học được học gộp luôn cả ở các trường kỹ sư và trường tổng hợp với chương trình học 5 năm? Còn ở các trường tổng hợp với 4 năm học ĐH thì mất 1 năm học cao học).

                    - ở Nhật là 6 năm (4 năm học ĐH và 2 năm học cao học).

                    Như vậy thời gian học để có được bằng cao học ở VN mình là dài nhất?

                    Ở Nhật thời gian học ĐH chỉ có 4 năm (trừ ngành y học ĐH là 6 năm), nhưng tỷ lệ những người có bằng thạc sỹ (Master) lại khá cao như tôi đã viết ở thư trước, khoảng hơn 40% từ bậc ĐH lên và hơn 20% từ bậc PTTH):

                    "Tỷ lệ phổ cập bậc phổ thông trung học (PTTH) ở Nhật Bản là gần 100% (hình như khoảng 98% gì đó). Tỷ lệ học từ PTTH lên bậc ĐH khoảng gần 50%, và từ PTTH lên bậc higher education nói chung (như bao gồm cả các trường dạy nghề với chương trình 3 năm, ...) là khoảng hơn 70%. Tỷ lệ học từ bậc ĐH lên cao học khoảng hơn 40%"

                    Đối với chương trình học PhD của các nước nói chung chắc không khác nhau mấy, khoảng 3 - 4 năm. Ở Mỹ chương trình học cao học cũng hay được gộp vào chương trình PhD. Trong trường hợp này nếu coi học cao học mất 1 năm thì thường học PhD cũng chỉ mất 3 -4 năm?

                    Nếu bạn nào biết và có thể nói qua một chút về chương trình GD của các nước khác thì hay quá nhỉ?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)
                      "Chương trình đào tạo bậc đại học ở các trường kỹ thuật của VN có lẽ nên được phân loại ở giai đoạn 2, và được phân thành 2 loại với tổng số thời gian học là 4 năm hoặc 5 năm. Số sinh viên GIỎI học với chương trình 5 năm chiếm khoảng 1/4 - 1/3, và số sinh viên còn lại học với chương trình 4 năm."
                      Theo em vấn đề là phải tăng chất lượng đào tạo, nếu 1 năm chỉ có vài trăm kỹ sư giỏi thì vẫn ít quá [] Việc quyết định chương trình đào tạo kỹ sư là 4 hay 5 năm theo em hiểu thực ra la một sự "thỏa thuận ngầm" giữa các ngành công nghiệp và các trường đại học. Đơn giản là với chương trình 4 năm thì các công ty sẽ gánh trách nhiệm và chi phí đào tạo ở năm thứ 5 cho các yêu cầu nhất định của các công ty, còn với chương trình đào tạo 5 năm thì trường đại học sẽ phải gánh trách nhiệm cho sinh viên kiên thức mà phần lớn các công ty yêu cầu. Lợi hại của việc này thế nào thì phụ thuộc vào hoàn cảnh từng nước, và là một thứ có tính vĩ mô. Em nghĩ có lẽ phải các cụ mới đưa ra được ý kiến chính xác bác Thuật ạ

                      Nhân đây, em muốn hỏi những người trong công ty như bác huycdc nhé ? Nếu bác phải chọn lựa giữa hai chú vừa tốt nghiệp, một chú chạy SAP, vẽ CAD nhoay nhoáy, hiểu biết vế cấu tạo kết cấu cũng như thi công rất tốt với lại một chú mù mờ hơn, nhưng lại nắm rất chắc cơ học kết cấu, các lý thuyết về vật liệu hay dao động, ... thì bác chọn chú nào ạ ?

                      Bạn Phu ho làm ơn cho hỏi thêm một chút nữa về GD của Pháp nhé!

                      Như vậy ở Pháp những người học ngành kỹ thuật ứng dụng (xây dựng) NHÌN CHUNG lại được coi trọng và được đào tạo tốt hơn những người học ngành khoa học cơ bản (cơ học) à, vì những người thi trượt trường kỹ sư lại có thể học được các ngành khoa học cơ bản ở trường tổng hợp với chương trình 4 năm? Tất nhiên trường tổng hợp với chương trình học 5 năm cũng có đào tạo ngành khoa học cơ bản?
                      Đúng thế bác Thuật ạ. Vì hai năm học dự bị học sinh chỉ học các môn cơ bản thôi (các trường học dự bị thường là các trường riêng độc lập với các trường kỹ sư). Trong các trường kỹ sư cũng có đào tạo các ngành cơ bản nữa chứ không chỉ dành riêng cho các ngành kỹ thuật. Nói riêng về ngành xây dựng thì các môn cơ học ở các trường grandes écoles (grande nghĩa là lớn chứ không có nghĩa là advanced đâu bác Thuật ạ) được đào tạo tốt hơn ở các trường tổng hợp nhiều. Ví dụ như môn cơ học môi trường liên tục chẳng hạn thì có lẽ nội dung học đại học ở các grandes écoles còn phức tạp hơn so với chương trình học cao học nữa

                      Ở Pháp có khoảng bao nhiêu trường đạo tạo kỹ sư xây dựng? Trường nào là nổi tiếng nhất, nhì, ... về lĩnh vực xây dựng?
                      Số lượng thì em chịu. Các trường đứng đầu về đạo tạo KS xây dựng là các trường Mỏ Paris (Ecole Nationale Superieure des Mines de Paris), trường Cầu đường (Ecole Nationale des Ponts et Chaussées), Đại học trung tâm Paris (Ecole Centrale Paris). Trường kỹ thuật đứng đầu của Pháp là trường Bách Khoa lại không có ngành xây dựng, học sinh trường nay ra phải học thêm hai năm nữa tại các trường ứng dụng nói trên để có bằng KS XD.
                      Does engineering need science?

                      Ghi chú


                      • #26
                        >>> ở Pháp còn 2 trường đào tạo ngành XD nữa là "L’INSA de Lyon, Institut National des Sciences Appliquées de Lyon" và trường "l'INSA DE TOULOUSE, L'Institut National des Sciences Appliquées de TOULOUSE". Hai trường này chỉ đào tạo kết cấu và cơ đất thôi.
                        ------------------------------------------
                        De l'Ecole Nationale Supérieure de Génie Civil

                        Ghi chú


                        • #27
                          Nguyên văn bởi phu_ho
                          Theo em vấn đề là phải tăng chất lượng đào tạo, nếu 1 năm chỉ có vài trăm kỹ sư giỏi thì vẫn ít quá [] Việc quyết định chương trình đào tạo kỹ sư là 4 hay 5 năm theo em hiểu thực ra la một sự "thỏa thuận ngầm" giữa các ngành công nghiệp và các trường đại học. Đơn giản là với chương trình 4 năm thì các công ty sẽ gánh trách nhiệm và chi phí đào tạo ở năm thứ 5 cho các yêu cầu nhất định của các công ty, còn với chương trình đào tạo 5 năm thì trường đại học sẽ phải gánh trách nhiệm cho sinh viên kiên thức mà phần lớn các công ty yêu cầu. Lợi hại của việc này thế nào thì phụ thuộc vào hoàn cảnh từng nước, và là một thứ có tính vĩ mô. Em nghĩ có lẽ phải các cụ mới đưa ra được ý kiến chính xác bác Thuật ạ
                          Tôi cũng nghĩ đây là một vấn đề khá khó và mang tính vĩ mô, không chỉ có liên quan đến số năm học là 4 hay 5 mà còn liên quan đến cả vấn đề chất lượng đào tạo. Thực ra ý của tôi là một số lượng lớn SV chỉ cần đạo tạo trong vòng 4 năm là đủ để đi làm trong môi trường industry. Số còn lại sẽ được chú trọng để tập trung đào tạo kỹ hơn (không bị ảnh hưởng bởi những SV kém khác) và có xu hướng học lên cao nữa. Trường hợp học 5 năm thì chỉ cần học thêm 1 năm nữa là có thể có bằng cao học. Tất nhiên những người học 4 năm nếu muốn cũng có thể thi để học lên cao hơn...

                          Xu hướng học lên cao học ở VN mình ngày càng nhiều nên nếu cứ để như hiện nay thì tất cả các SV (kể cả các SV giỏi) đều phải mất đến 7 - 8 năm mới xong chương trình học cao học, như vậy quá dài so với các nước khác (như tôi đã nói ở bài trước), mà chất lượng vẫn không được cao lắm? ...

                          Nói chung anh em mình bàn loạn cho vui chứ để có được một sự thay đổi còn phải nghiên cứu và bàn cãi chán! Đúng là người ra quyết định cuối cùng là các cụ, nhưng nhiều khi ý kiến của các bạn trẻ (những người liên quan trực tiếp đến công việc) nhiều khi lại khá chính xác đấy

                          Nguyên văn bởi phu_ho
                          Nói riêng về ngành xây dựng thì các môn cơ học ở các trường grandes écoles (grande nghĩa là lớn chứ không có nghĩa là advanced đâu bác Thuật ạ) được đào tạo tốt hơn ở các trường tổng hợp nhiều.
                          Thế theo bạn Phu ho thì Grande Ecole dịch sang tiếng Anh hay tiếng Việt là gì vậy? Anh có tra trên mạng thấy họ viết Grande Ecole = Advanced College, có khi họ dịch không chính xác nghĩa?

                          http://www.euroeducation.net/prof/franco.htm

                          ....
                          Ecole normale supérieure (Higher Teacher Training College)

                          Ecole d'Ingénieur (School of Engineering)

                          Grande Ecole de Commerce et de Gestion (Advanced College of Commerce & Business Administration)

                          Grande Ecole scientifique (Advanced Scientific College)

                          Ecole d'Architecture (School of Architecture)
                          ....

                          Nguyên văn bởi phu_ho
                          Số lượng thì em chịu. Các trường đứng đầu về đạo tạo KS xây dựng là các trường Mỏ Paris (Ecole Nationale Superieure des Mines de Paris), trường Cầu đường (Ecole Nationale des Ponts et Chaussées), Đại học trung tâm Paris (Ecole Centrale Paris).
                          Như vậy chắc là có khá nhiều trường đào tạo về xây dựng ở Pháp (nhiều hơn so với ở VN). Thế không có trường Grande Ecole nào về xây dựng?

                          Nguyên văn bởi phu_ho
                          Trường kỹ thuật đứng đầu của Pháp là trường Bách Khoa lại không có ngành xây dựng, học sinh trường nay ra phải học thêm hai năm nữa tại các trường ứng dụng nói trên để có bằng KS XD.
                          Trường hợp này chắc giống như kiểu học bằng 2 của VN mình hiện nay (chỉ cần thêm 2 năm nữa là lấy đủ tín chỉ, thay vì 3 năm như quy định ở trường kỹ sư)?

                          Ghi chú


                          • #28
                            Thế theo bạn Phu ho thì Grande Ecole dịch sang tiếng Anh hay tiếng Việt là gì vậy? Anh có tra trên mạng thấy họ viết Grande Ecole = Advanced College, có khi họ dịch không chính xác nghĩa?
                            Cái chữ "grandes ecoles" mà em dùng ấy đại khái để chỉ các trường "lớn" (hay các trường "top") chứ nó không có ở trong tên của trường đâu bác Thuật ạ. Mấy trường em nói có ngành XD ấy đều là các "grandes écoles" cả đấy. Còn dịch ra thì em chịu (thế nên em mới phải để nguyên tiếng Pháp ). Ví dụ, trường "Ecole normale supérieure de Paris" mà bác viết thì các cụ nhà mình vẫn gọi giản dị là "Trường Cao đẳng Sư Phạm Paris". Thực ra cái trường ấy nó là cái một "grande école" danh giá nhất, cái nôi của của nhiều nhà Toán học, Vật lý, Hóa học cũng như Văn học và Triết học rất nổi tiếng. Nếu ai quan tâm đên văn chương triết học một chút thì cũng biết triết gia Trần Đức Thảo của Việt Nam cũng xuất thân từ trường này.

                            Trường hợp này chắc giống như kiểu học bằng 2 của VN mình hiện nay (chỉ cần thêm 2 năm nữa là lấy đủ tín chỉ, thay vì 3 năm như quy định ở trường kỹ sư)?
                            Đại khái là như thế, tuy nhiên hai chương trình học nó liền mạch với nhau chứ không phải là hai bằng về hai chuyên ngành khác nhau. Thê nên các chú học theo cái kiểu này lúc ra vững vàng lắm (ví dụ như các cụ Cauchy hay cụ Hoàng Xuân Hãn ngày xưa đều tôt nghiệp hai trường BK và trường Cầu Đường )
                            Does engineering need science?

                            Ghi chú


                            • #29
                              >>> Hehe, Theo em biết thì Grande école và école là một thôi. Nói tóm lại các trường có gắn chữ école vào là khỏi chê. Ngon tuyệt đối. Nó là hệ thống các trường có uy tín và đào tạo chất lượng nhất ở Pháp. Còn những trường khác như université hoặc institut thì cũng thường thôi.
                              >>> Một điểm nữa là các trường école phải thi tuyển, còn các trường institut và université thì xét tuyển (nộp hồ sơ rồi họ xét tuyển).

                              Ghi chú


                              • #30
                                Nguyên văn bởi CNPM
                                >>> Hehe, Theo em biết thì Grande école và école là một thôi. Nói tóm lại các trường có gắn chữ école vào là khỏi chê. Ngon tuyệt đối. Nó là hệ thống các trường có uy tín và đào tạo chất lượng nhất ở Pháp. Còn những trường khác như université hoặc institut thì cũng thường thôi.
                                Hì chắc là bạn lại nghe đài địch tuyền truyền bậy bạ rồi , làm gì có chuyện mấy chục écoles, trường nào cũng ngon được. Ví dụ như 4 cái INSA mà bạn kể trên kia cũng không kém gì các écoles đâu.
                                Does engineering need science?

                                Ghi chú

                                Working...
                                X