QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán kết cấu nhà cao tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    KHớp cứng

    To tnlinh: Tôi hiểu ý tnlinh nói rồi. Cái khớp cứng đó có thể thay bởi một lò xo chống xoay (spring model) có quan hệ moment-rotation angle (M-sita) mô tả flexural capacity của khớp dẻo. Tinh vi hơn mô hình thanh hay lò xo sẽ là mô hình PTHH chẳng hạn dùng smeared ***** model để diễn tả cấu kiện. Nhưng theo tôi mô hinh này mới chỉ nhằm khảo sát cấu kiện hay cục bộ một đoạn kết cấu chưa thể dùng để mô hình hóa toàn bộ kết cấu được làm như vậy bài toắn sẽ quá lớn về mặt tính toắn
    Thân
    HNTuanJP
    3 fundametal questions of mankind:
    Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

    Ghi chú


    • #32
      Thành viên mới

      Mình thấy các bạn thảo luận sôi nổi quá nên cũng muốn tham gia: Thứ nhất về Nhà cao tầng thì theo qui định của BXD mà trực tiếp là cục Giám định thì nhà từ 09 tầng trở lên (ko kể tầng hầm) được gọi là NCT. Thứ hai theo quan điểm của mình thì khớp cứng để hạn chế chuyển vị xoay, còn khớp dẻo không hạn chế chuyển vị xoay. Khi một nút dầm khớp cứng có nội lực lớn bị phá hoại, tức là bê tông bị hỏng, mất khả năng chịu lực. Khi đó toàn bộ nội lực tại vị trí đó do cốt thép chịu, bởi vậy tại nút đó bị xoay đi nhiều và nội lực sẽ phân bố lại cho các nút lân cận.

      Ghi chú


      • #33
        lien ket dam voi vach nha cao tang

        nhung thong tin cac ban trao doi hi dem ra ap dung cho nha duoi 20 tang duoc thoi. Co thoi gian thi doc ve vat lieu dan deo se có cau tra loi thoa dang

        Ghi chú


        • #34
          Hơ hơ, theo mấy bác thì kể cả dầm không liên kết với vách em cũng chỉ thiết kế theo HT và TT thôi đúng không ạ, còn Động đất thì em phó mặc cho vách cứng. Em cứ mặc cho thằng dầm nào thích chảy dẻo thì chảy dẻo, vách cứng và cột của em nó vẫn đứng vững như bàn thạch là ngon phải không ạ . (mỗi tội chuyển vị nó hơi lớn)
          Em nghĩ nhà cao tầng quá thi có lẽ các bác nên chuyển sang bê tông cốt cứng cho nó khoẻ.
          Last edited by Champs; 07-01-2005, 06:57 PM.
          Spread your wings and fly...

          Ghi chú


          • #35
            xin tai lieu

            ca su phu oi
            em sap ra truong
            em chuan bi tinh nha cao tang voi so tang la 22 tang
            khong co tai lieu ve gio dong vi cong trinh em doi hoi co gio dong
            em muon co tai lieu cu the ve no thi kiem o dau ; sach nao noi ; mong cac su phu giup em
            neu co the lien he
            ksminh82@yahoo.com
            chan thanh cam on

            Ghi chú


            • #36
              Gui chu Minh!

              Chu noi chu la sinh vien phai ko?Chu chuan bi lam tot nghiep ha?Vay cu dung sach huong dan theo TCVN la duoc roi!Tui cung co sach viet theo ACI nhung con mo ho lam ko biet ap dung o Viet Nam ra sao nua!

              Ghi chú


              • #37
                anh tungduong oi
                em muon tinh gio dong bang sap nhung khong biet tinh nhu the nao
                em co sach sap huong dan tinh giao dong cua ket cau tu do va tai dong chu ky
                viec ap dung tai gio vao chung trinh tinh toan trong may nhu the nao cho nhanh thi sao a?? anh co the giup em
                anh luc truoc cung da lam tot nghiep ve tai dong roi phai khong
                anh co the huong gian cach lam ve gio dong nhu luc truoc anh lam co duoc khong a??
                em cam on nhieu
                loveminh82@yahoo.com

                Ghi chú


                • #38
                  Anh lam bang STADD!Trong phan tutorial co huong dan em cu tham khao la duoc roi!Hinh nhu trong SAP2000 8.23 cung co de cap o tutorial day!Con tieu chuan Viet Nam em hoi thay giao hoac tu doc o trong sach!

                  Ghi chú


                  • #39
                    Nguyên văn bởi tungduong
                    Anh lam bang STADD!Trong phan tutorial co huong dan em cu tham khao la duoc roi!Hinh nhu trong SAP2000 8.23 cung co de cap o tutorial day!Con tieu chuan Viet Nam em hoi thay giao hoac tu doc o trong sach!
                    to tungduong
                    anh tung oi em doc sach tcvn do khong cu the lam , ve ban chat de hieu thuc su thi can phai co ly thuyet ve no rat ki
                    em da hoc va doc ve viec tinh giao dong tu do; giao dong tat dan va giao dong cho tai chu ki.con chuyen ap dung de tinh gi thi ca 1 van de. de hieu ro ban chat hon anh co the cho em biet tai lieu nao noi ki ly thuyet ve tai gi dong va cac cong thuc ma em co duoc da duoc chung minh tu dau ra. neu anh co sach dien tu thi co the up load len cho em duoc ko a
                    va em can co tai liei ve viec tinh san ung suat keo sau ; tieu chan nuoc ngoai cung duọc
                    cam on anh nhieu

                    Ghi chú


                    • #40
                      Minh ơi!Anh đã nói rồi!Anh cũng chỉ mới làm đồ án tốt nghiệp về phần đó thôi!Đến lúc tốt nghiệp em cứ hỏi thầy giáo sẽ biết cách làm thôi!Anh cũng chưa đụng thực tế bao giờ phải học hỏi các bậc tiền bối nhiều lắm!Còn sách điện tử thì anh có mấy file nhưng em chưa thiết kế thì không nên đọc làm gì!Mà anh nghĩ ta nên nhường trang này cho các bậc tiền bối đi!Đề tài đang hay!

                      GỬI CHÚ HẢI!
                      Chú nói là có viết đề tài về dầm gác lên vách cứng!Vậy chú đã viết xong chưa ạ?Chú có thể upload lên ketcau.com được không ạ?Chúc chú vui!
                      Last edited by tungduong; 21-01-2005, 10:41 PM.

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ừ đúng vậy
                        Last edited by Champs; 21-01-2005, 11:27 PM.
                        Spread your wings and fly...

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Tính toán kết cấu nhà cao tầng

                          Nguyên văn bởi trongkt-ct
                          ( lưới cột phương dọc la 6000-3000-6000
                          phương ngang là 6x3600)
                          Hình như đây là đồ án tốt nghiệp thì phải?????

                          Trước hết : Tôi cảm thấy nhà 15 tầng mà lưới cột phương ngang chỉ là 6 * 3600 mm quá sát nhau , (bên trong sẽ toàn cột là cột). Có thể tăng thêm 3*7200 có vấn đề gì không ?

                          Nếu vậy, ở tầng 1 :
                          + dầm ngang có thể lấy 300x500 (nhịp 7200);
                          + dầm dọc 250x500 hoặc 300x450 (nhịp 6 m).

                          Các tầng trên nói chung không giảm tiết diện hoặc chỉ giảm ít ( chỉ giảm cốt thép dầm và giảm tiết diện cột hợp lý) để dễ thi công và kiến trúc cũng dễ nhìn hơn.

                          Đây chỉ là quan điểm thiết kế của riêng tôi thôi.
                          PS:Mác BT 300, thép A2

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Khớp dẻo

                            Nguyên văn bởi HNTuanJP
                            Chớ có nghĩ đến khớp dẻo!
                            Bạn chỉ có thể có thể mô hình hóa dùng khớp dẻo khi cho phép cấu kiện bị phá hoại như trong trường hợp thiết kế kháng chấn.
                            Mình kèm theo đây hình ảnh về khớp dẻo ở thí nghiệm của mình làm năm ngoái để bạn có khái niệm trực giác về nó. Ảnh là một cột bê tông chịu tải trọng lặp (cyclic loading) ở trên đỉnh. Quá trình hình thành khớp dẻo trải qua các giai đoạn như sau
                            1. Khi suất biến dạng(strain)của mặt ngoài bê tông khoảng 600 micron(0.0006) các vết nứt bắt đầu hình thành
                            2. Khi strain lên đến 1200 micron độ rộng vết nứt lên đến 0.06mm
                            3. Khi strain của thép chủ lên đến 2000 micron thép bắt đầu chảy (đây là tính chất của thép chủ dùng cho thí nghiệm này) lúc này khớp dẻo hình thành độ rộng vết nứt lên đến 0.15mm và số lượng các vết nứt ở mặt chịu kéo lên đến 25 vết
                            4. Sau khi thép chảy tiếp tục gia tải thì lớp bê tông bảo vệ ở mặt chịu nén sẽ bị vỡ vụn và rơi khỏi cột.Nhưng không phải là trên toàn diện cột mà tập trung ở vùng gần chân cột. vùng này có độ cao khoảng 0.25H với H là chiều cao cột. Đó chính là vùng hình thành khớp dẻo.
                            5. Nếu cứ tiếp tục ép cột chuyển vị ngang thép chịu kéo sẽ chảy rất nhanh và phía chịu nén thép sẽ bị buckling (ai nói cho tôi Buckling tiếng việt là gì với) như trong tấm ảnh thứ 2. Lúc này cấu kiện sẽ mất hoàn toàn sức chịu tải

                            Chắc chắn nhìn nó bạn sẽ suy nghĩ khác về khớp dẻo. Va hy vong đã phần nào trả lời băn khoăn của bạn về khớp dẻo(plastic hinge)
                            HNTuanJP
                            Chào bác HNTuanJP. Bài này của bác post lên cũng gần 1 năm rồi nhưng bây giờ tôi mới đọc đến. Làm phiền bác cho tôi hỏi: Sau khi thí nghiệm xong, bác có vẽ được đường cong quan hệ mô men và góc xoay của đầu dầm dưới tác dụng của tải trọng lặp không. Nếu có, bác đã dùng mô hình toán học nào để mô tả nó chưa. Bác có thể post lên cho anh em tham khảo được không. Tôi đã làm cái món khớp dẻo này với kết cấu thép nhưng chưa làm với cấu kiện bê tông. Xin cảm ơn bác.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Dầm nối cột và vách.

                              Nguyên văn bởi hacidmember
                              Chao n2binh_ace_cdcc, haikcvncc
                              Khái niêm khớp dẻo ở đây được hiểu là chấp nhận dầm bị phá hoại trên một thớ của tiết diện để đưa khớp dẻo vào tính toán.
                              Về bản chất nội lực sinh ra trong dầm nối cột vách là do chênh chuyển vị dọc trục giữa cột và vách (tổ hợp TT+HT) gọi là d1 theo -phương Z và chuyển vị xoay tại 2 nút đầu dầm (uốn) do chuyển vị của công trình khi chịu tải trọng ngang - phương X,Y , chuyển vị xoay này phụ thuộc vào chuyển vị của đỉnh công trình (đã giới hạn theo tiêu chuẩn). Có thể dùng giá trị chuyển vị xoay và chiều dài dầm nối (hai giá trị cố định)để xác định chuyển vị cưỡng bức tương đương giữa 2 đầu dầm và khi đó nội lực trong dầm chỉ phụ thuộc vào tiết diện (EJ) tuỳ chọn theo công thức quen thuôc.
                              Cần phân biệt : tính toán trong giai đoạn đàn hồi trước khi hình thành khớp dẻo (như cách trình bày của hacid member ở trên) và giả thiết là vật liệu ứng xử tuyến tính và giai đoạn bắt đầu và sau khi hình thành khớp dẻo (vật liệu ứng xử phi tuyến)

                              Tính toán có khớp dẻo theo mình, là ở chỗ là xác định Moment giới hạn chảy dẻo M_plastic (Mp), có bản chất đặc trưng cho tiết diện cấu kiện ( phụ thuộc vào tiết diện, vật liệu ) kiểu như đặc trưng độ cứng đàn hồi EJ.

                              Tại một tiết diện :

                              - nếu Mu >= M_elastic (M_e) : tiết diện bắt đầu làm việc sang giai đoạn dẻo (nếu có thể được, tức là tiết diện và vật liệu cho phép ứng xử dẻo)

                              - nếu Mu >= M_plastic (Mp) : tiết diện mất khả năng chịu lực hoàn toàn -> gãy đổ

                              trong thiết kế , tất nhiên còn một lô hệ số nữa chứ không tròn trịa như vậy.
                              Như vậy có thể thấy trong nhà cao tầng nên thiết kế cột khỏa - dầm yếu nghĩa là thiết kế sao cho cột có Mp cột > Mp dầm .

                              Nguyên văn bởi hacidmember
                              Chao n2binh_ace_cdcc, haikcvncc
                              Tiết diện hợp lý ở đây được hiểu là tiết diện được chọn sao cho có mômen nhỏ đủ để bố trí thép dầm không vượt quá hàm lượng max cho phép.



                              Như vậy việc “chọn tiết diện dầm có moment đủ nhỏ” , theo hacidmember, tôi thấy đúng hơn là tại gối dầm với vách , tiết diện dầm có Mp đủ nhỏ (hơn Mp cột) chứ không phải [M_e] ở giai đoạn đàn hồi

                              Còn việc đảm bảo hàm lượng thép muy < muy max, sẽ dẫn đến 2 trường hợp :
                              (1) Tăng tiết diện dầm
                              hoặc
                              (2) Giảm thép dầm
                              hoặc
                              (3) Tính toán hợp lý cả hai trường hợp trên

                              Khi đó:
                              (1) Làm tăng Mp dầm -> sẽ khó hoặc không hình thành khớp dẻo trên dầm (khờp dẻo sẽ chuyển qua cột -> nguy hiểm)

                              (2) Không an toàn tại tiết diện đang xét. ( tại vị gối dầm giao với vách). Do đó , ta cần phân phối lại moment cho vùng bụng dầm (tương đương với tăng thép bụng cho dầm)

                              (3) Cần tính toán chi tiết và hợp lý hơn

                              Như mọi người đã biết, thiết kế kháng chấn là phải cho kết cấu phát triển được các khớp dẻo tại các vị trí ít nguy hiểm (dự đoán và kiểm soát được khớp dẻo thì thiết kế đó càng tối ưu). Tức là phải cho kết cấu “mềm “ đi chứ không phải “cứng” hơn khi có tổ hợp tải động đất.

                              Đề tài này rất hay và thiết thực cho việc thiết kế nhà cao tầng.
                              Mong được trao đổi thêm với các bác có kinh nghiệm.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Tính toán kết cấu nhà cao tầng

                                chào mọi người
                                cho em hỏi ;với nhà cao tầng làm bằng thép thì thiết kế vách lõi thì vách lỏi được cấu tạo là gồm các cột và thanh giằng xeo và ngang liên kết các cột lại với nhau tạo thanh vách và lõi; vậy có ai nguyên cứu vấn đề này và tính toán liê n kết tai chổ nối cột với dầm và thanh giằng như thế nào ; quan niệm tính vách lỏi có giống vách lỏi bê tông không?
                                còn khi tính các cột thép trong nhà cao tầng; nếu tính bằng cột composide thì việc liên kết cột với các chi tiết khác như thế nao ; nếu ai có bản vẽ về cách liên kết mà em nêu ở trên thì hãy load lên cho em và người khác nữa nhá!
                                và việc tính sàn composise nữa ; ai co thể gải thích cho em biết là G tinh như thế nào ; em chẳng hiểu tiêu chuẩn mỹ quy dịnh tính G dể tính neo chống cắt

                                Ghi chú

                                Working...
                                X