QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

    Hôm vừa rồi trên TV có nói về một trang web www.ytuong.com
    Tôi không để ý lắm về nội dung của chương trình đó nhưng thấy rằng bà con ta cũng có thể cùng nhau đưa ra các ý tưởng về lĩnh vực kết cấu và bàn luận ở đây.

    Từ khi forum này mới được thành lập, có một bài viết về hình ảnh kết cấu nhà làm bằng cột bê tông giả thân cây và làm nhiều người không nhận ngay ra điều đó. Đấy là một trong những ý tưởng rất hay và được áp dụng thực tế.

    Tôi cũng chưa có được ý tưởng nào hay ho cả, nhưng bà con thử tìm tòi và đưa lên trên đây xem và đơn giản là chúng ta cùng "thưởng thức" trao đổi, bình luận. Ý tưởng ban đầu có thể là đơn giản, mộc mạc nhưng qua sự trao đổi thì biết đâu chẳng dẫn đến một kết quả nào đó chăng.

    Xin mời bà con nhiệt tình tham gia.

  • #2
    Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

    Anh Hiến, trường ĐHKT Hà nội là tác giả của chương trình KCW hiện đang phát triển và dự định đưa thành phần mềm thương phẩm trên đất Mỹ. Thông tin này làm tôi rất vui và đã giúp tôi tự tin hơn về khả năng phát triển của lĩnh vực này trước hết là ở Việt Nam. Mọi người sẽ thấy rằng, để phát triển chương trình kCW đó không phải là do một công ty có bộ phận lập trình chuyên nghiệp với đông đảo lực lượng mà trong trường hợp này thì chỉ có 2 người: anh Hiến và anh Quốc Anh đã phối hợp với nhau cùng bổ sung về mặt chuyên môn cũng như kết hợp khả năng lập trình của cá nhân bác Hiến.

    Tôi nói điều này ý muốn nói rằng những công việc tưởng như không hiện thực hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Một số ít người có thể thực và nếu có sự tham gia ủng hộ của nhiều người thì kết quả còn có thể tốt hơn.

    Từ khi đi học tôi cũng có tham vọng xây dựng được một chương trình hoàn chỉnh để tính toán kết cấu cầu. Quá trình thực hiện việc này không dễ dàng vì kết cấu cầu phụ thuộc rất lớn vào công nghệ thi công và có nhiều vấn đề không phải nắm bắt được ngay. Hiện tại tôi cũng đã xây dựng được một thư viện khá đầy đủ về các mô hình phần tử hữu hạn, nhưng bị cản trở khá nhiều về khả năng thực hiện bài toán lớn.

    Ý tưởng hiện tại của tôi là: xây dựng một phần mềm mô hình hóa phần tử hữu hạn, tập trung chính vào việc phân tích cục bộ cho các kết cấu xây dựng. Có thể tạo đầu vào cho các chương trình khác như SAP, MIDADS, STAAD,..

    Mời các bạn phân tích sự khó khăn, thuận lợi và các giải pháp giúp tôi.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

      Tôi nghĩ ý kiến của bạn rất hay. Sap lúc đầu chỉ phát triển trong trường Berkerley, hầu như ai củng biêt, từ Wilson. Nhưng nó bắt đầu phát triển mạnh từ khi có sự hợp tác vời Abibullah nhờ vào ý tưởng thương mại hóa. Hiện tại công ty này phát triển mạnh, nhưng bắt đầu rất khiêm tốn.
      Tôi cúng có đến trung tâm cùa Staad tại Yorba Linda, California. Dàn nhân viên tại đây không nhiều. Đa số là phần tiếp thị, chuyên viên về application chì có vài ngưới thật giỏi. Có một anh bạn Việt Nam làm vế marketing ở đây. Đa số họ phát triển phấn mềm tại Ấn Độ. Họ có đường truyền video conference trực tiêp nói chuyện vối Ấn Độ như mình nói chuyện trong thành phố với nhau. Giải pháp mô hình hóa phần tử hửu hạn là ý tường thông minh, nếu tôi hiểu không lầm ngử vựng. (modelling). Hiện nay Staad liên kết với Tekla để tạo sự dể dãi cho người dủng (user friendly). SAP củng đang đi về hướng này. Nhất là liên kết với Revit Structures (mới phát hành trong tháng này tại Mỹ). Bạn có thể vẽ CAD bằng Revit Structures và export qua Etab, Risa-3D hoặc Robot Millenium. Kết quả giải sẽ chuyển ngược lại Revit Structures ra thành bản vẽ để giao cho khách hàng. Tôi được biết RAM, Robot đã làm việc này từ lâu, nhưng tôi chưa dùng qua bao giờ nên không giúp ý kiến gì được.
      Là người làm thiết kế, application engineer, bản thân tôi rất chán nản khi gặp chương trình input bằng typing. Như vậy chẳng khác nào để trở thành structural engineer mình phải thành software engineer trước? Đa số các bạn trong nghề đều có ý nghĩ như vậy, tôi dám chắc. Sản phẩm làm ra càng dể sử dụng, intiutive, cần khoẳng vài giờ để học, tôi nghỉ sẽ bán đươc với giá phải chăng. Một vấn đề bạn nên lưu ý là SAP rất bảo vệ công nghệ, luôn cách sử dụng nó. Chuyện này tế nhị ở chổ là họ muốn toàn quyền kiểm soát kỹ sư thiết kế sử dụng thế nào. Chúng tôi thường dùng một file Excel lớn để tự đông hóa tính toán pre input, họ phát hiện ra và phàn nàn dữ. Họ nói là tại sao khộng dùng tính năng có sẳn trong SAP mà chế biến. hehehe. Nghe nói nhiều engineers củng làm như chúng tôi, cho nên có một dạo họ hăm he sẽ thay code để không còn dùng Excel được. Nói như vậy chắc có lẻ họ không thích third party writing woftware. Không biết thực hư thế nào, vì tôi còn dùng SAP thời version 8. STAAD thì khác, họ liên kết với nhiều nhóm khác, cho nên thị phần ngày càng mạnh. Nếu bạn vào Research Engineers USA website, sẽ thấy sự hợp tác này. Xin nói ra, là tôi thích dùng SAP hơn, vì quen thội Nhưng tôi thích cách làm ăn của STAAD hơn.
      Tôi thấy các bạn có nhiều khả năng lắm, mình nên phát triển đề tài này, ít ra củng mang chuông đi đánh xứ người. Bạn nên nghĩ đến viết chương trình cho hay, rồi phát triển thành third party vendor thì rất hay.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

        Đúng là tôi đang muốn xây dựng một chương trình như vậy đấy. Để mô hình hóa kết cấu với các phần tử phẳng và không gian, nói chung nếu làm thủ công thì quá vất vả. Tôi cũng phải tính một số bộ phận kết cấu làm việc cục bộ thấy phần mô hình hóa vất vả qúa. Có rất nhiều phương pháp phát sinh lưới phần tử hữu hạn (finite element mesh). Tôi tạm chia thành 2 nhóm: có qui luật và không có qui luật.

        Nhóm có qui luật như tôi đoán giống cách bạn dùng Excel để tạo lưới. Với cách này, khá hiệu quả cho một số kết cấu đối xứng và đảm bảo yêu cầu hình học của phần tử.

        Nhóm không có qui luật (theo nghĩa người dùng không đoán biết được trước khi tạo lưới) có nhiều thuật toán chẳng hạn lưới tam giác Delaunay, có thể áp dụng cho không gian (lưới tứ diện), lưới tứ giác có thể phát triển từ lưới tam giác Delaunay,...

        Quá trình mô hình hóa lưới phần tử hữu hạn như sau:
        1. Tạo lưới
        2. Đánh giá lưới và tối ưu lưới.

        Tôi muốn tập trung vào phần thứ 2. Nhưng tốc độ tính toán tối ưu tôi thử nghiệm thấy hơi lâu. Nếu phần 1 làm tốt thì có thể cải thiện tích cực cho phần 2.

        Hiện tại tôi đang xây dựng một môi trường đồ họa mà trước mắt là 2D để tạo các bài toán phổ biến. Phần 3D tôi chưa có thuật toán nào cả nên chỉ dừng lại được ở mức chia lưới theo qui luật thôi.

        Tôi sẽ post lên các ý tưởng và minh họa nhờ bà con góp ý.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

          Củng nói thêm với bạn là gần đây, SAP bắt đầu chương trình quảng cáo mạnh tại California, bằng cách mở ra các user seminar. Điều thú vị là có 2 người sử dụng thành thục SAP luôn luôn đi demo là 2 con trai của ông Habibullah. Một người tên là Atif, một người tên là Asif. Như vậy chắc bạn củng rỏ là họ nắm chặt công việc thương mại như thế nào.
          Nói ngắn gọn, tôi nghĩ bạn đả đi đúng hướng.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

            Cho tôi hỏi nhờ sinhvienmoi 1 chút:

            Bạn có thể cho biết một số thông tin chi tiết về CSI được không: số lượng nhân viên chính thức? số lượng đội ngũ phát triển phần mềm? đội ngũ cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, marketing? doanh thu hằng năm?

            Cám ơn nhiều nhé.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

              Chào CIC01. Hình như bạn là công ty phần mềm tại VN phải không?. Câu hỏi bạn đặt ra khó trả lời quá. Là như vầy: Các chi tiết đó đều là các chi tiết bí mật, chỉ thông báo khi họp stock holder conference. Nhiều khi thông báo đó củng là thông báo giả. Chắc bạn củng biết qua vụ Enron, nhiều vụ khác nữa. Riêng với con mắt của người sử dụng, và có dịp tham dự hội nghị người sử dụng, tôi nghĩ họ khá mạnh. Một điểu chắc bạn củng biết là các công ty thường lấy front office tại Mỹ, còn phần Research and Development thì ở các nước khác, để giá rẽ. Do đó số lượng nhân viên của họ tại hôi nghị có thể không đánh giá hết được thực lực cuẩ họ. Bản thân tôi không thích làm việc với marketing department của Sap, lý do là họ định giá phần mềm theo lợi tức của công ty mua. Giá mắc, và không có sự uyển chuyển. Dù gì đi nữa, nguồn chi tiêu của một công ty, hay cơ quan củng là một vấn đề quan trọng. Ngoài ra, củng có nhiều phần mềm khác có thể làm cùng công việc cho thương vụ của công ty, và giá rẽ hơn, customer help thoẳi mái hơn, khách hàng cảm thấy được tôn trọng hơn, khiến cho sự chọn lựa đa dạng hơn.
              Hôi nghị quốc tế về STAAD.Pro 2005 vừa bế mạc hôm qua tại Las Vegas, có nhiều chuyện đáng ghi nhớ. Đó là sự kết hợp của Staad với nhiều third party, làm cho staad trở thành một phần mềm mạnh. Có nhiều tham dự viên từ China, Singapore, England, Đức, và nhiều miền của nước Mỹ, Tennessy, Florida, Texas. Hướng đi sắp tới là mô hình hóa bằng Building Information Model. Bản sàn là bản sàn, không phài là một mô hình phẳng, nối kết với nhau bằng lưới. Điều đó trả kết cấu về kỷ sư kết cấu. Và là một điều tiện lợi cho người dùng. Ông Santanu Das, coi như là chủ tịch của công ty cho biết là trong vòng 3 năm nửa, Staad Pro sẽ đi theo hướng tập trung theo chiều đứng (vertical integration). Lý do là thế này, Staad Pro là một phần mềm mạnh, nhưng lại phải đáp ứng quá nhiều trường hợp, do đó không thích hợp cho nhửng chuyên đề, và vỉ vậy trổ thành nặng nề cho những ai không dùng đến các tính nâng thứa. Do đó vào khoẳng tháng 4/2006 sẻ ra đời Staad.X. Đó là code name cho thế hệ Staad mới. Từ Staad. X sẽ đi ra Staad cho building, Staad cho tower, staad cho offshore...tất cả dựa trện Staad Pro engine.
              Là người sử dụng, tôi rất thích hướng đi này, lý do là nó trở thành công cụ chuyên dụng, khi họ demo, tôi thấy nó trở thành chuyện như Building Design for Dummy. Nghĩa là quá dể dùng. Tôi nghỉ nếu họ làm được chuyện đó thì bảo đảm thị phần sẽ khuếch trương mạnh. Thử nghỉ, nhửng câu hỏi về cách dùng software trong forum này sẽ biến mất thì ai mà không thích. Các phần mềm khác sẽ phải chuyển vào các trường Đại học, viện nghiên cứu hoặc cho các chuyên gia thích nghiên cứu viết code...

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                Tôi hiện cũng đang muốn xây dựng một chương trình quản lý dự án . Đại khái là chương trình sẽ hoặch định tất cả công việc : chi phí, nhân công từ lúc khởi công cho đến kết thúc . MS Project là một chương trình dạng này nhưng lại không chi tiết lắm .
                Vấn đề là tôi là một sinh viên CNTT do đó kiến thức xây dựng hơi bị tồi (nói chung là không biêt.). Nếu có ai có tài liệu về quá trình thi công từ ban đầu cho đến kết thúc thí rất rất cảm ơn

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                  Thanks sinhvienmoi. Thông tin của bạn rất hữu ích.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                    Research Engineers, hảng sản xuất StaadPro có khoảng 200 nhân viên, đa số nhân viên nằm tại Ấn Độ. Họ là các programmers chánh, và củng làm customer services. Các nhánh khác, mạnh nhất là tại Mỹ, vì đây là trung tâm điều phối marketing cho phần mềm trên toàn thế giới cũa Staad như tôi có nói hôm trước. Số lượng nhân viên ở đây khoảng trên dưới 20 người thôi.
                    Sự liên kết của REI với các nhóm khác khiến cho họ có thể cung cấp phần mềm thiết kế với nhiều codes. Ví dụ như Á, Âu, Liên Xô, Singapore, Brazilian...

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                      Theo tôi được biết, hiện nay Bentley (nhà cung cấp phần mềm Microstation) đã mua lại STAADPRO series từ Netguru. Việc công bố chính thức sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Còn về phía Autodesk, trên website của họ cũng thấy có một số ý về việc kết hợp với CSI theo các dòng sản phẩm SAP. Có lẽ ý tưởng của các công ty này cũng sẽ là xây dựng những hệ thống tích hợp phân tích - thiết kế - thể hiện bản vẽ. Trước đây Bentley và Autodesk mới chỉ quan tâm tới các lĩnh vực thiết kế nặng về hình học, còn nay đã chú tâm tới cả mảng tính toán kỹ thuật.
                      Sinhvienmoi có biết thông tin gì thêm thi share nhé.
                      (To sinhvienmoi: CIC01 dúng là một thành viên cua công ty CIC chuyên về phần mềm trong xây dựng thực)

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                        CICO1: Tôi vừa ghé qua REI headquater tại Mỹ thì chưa nghe nói chuyện bán lại cho Bentley. Tôi củng có hơi ngạc nhiên là tòa nhà này có thay đổi so với thời gian trước tôi ghé qua. Họ có kết hợp thêm với các công ty mua bán địa ốc trong khuôn viên của họ. Mình biết là họ kết hợp với Microstation từ nhiều năm qua, sự kết hợp này tạo ra một sản phẩm giống như Tekla. Tôi cò thấy họ biểu diển sàn phầm này tại World Conference tại Las Vegas vài tháng trước. Sản phẩm rất khá. Tuy nhiên tôi chì thấy về kết cấu thép thôi. Nếu StaadPro mà được mua bởi Bentley thì tôi hơi ngạc nhiên, vì Bentley không phài nhà sản xuất về Structural Program, mà là nhà sàn xuất về đồ họa (CAD). Trước đây tôi có dùng Microstation thời nó còn version 4, version 5, chắc khoảng 10 năm về trước, lúc ấy Autocad còn là version 10, thì Microstation hay hơn nhiều lắm. Sau đó mấy năm, Intergraph và Bentley tách ra, Bentley tiếp tục làm Microstation, còn Intergraph nhảy qua làm nhiều về Inroad và InExpress chắc bạn củng có nghe qua rồi. Geopak lúc đó còn sơ khai lắm, tôi nhớ hội nghị tại Anaheim năm 92 hay 93 gì đó có gặp một anh Việt Nam, coi như là chuyên viên hàng đầu của Intergraph đứng diển giảng cho hội nghị về cách sử dụng software. Anh rất giỏi, và củng có viết sách về cách sử dụng. Rất tiếc tôi không có dịp tiếp xúc trực tiếp, và cùng quá lâu rồi không còn nhớ tên anh nữa.
                        CSI và Autodesk thì kết hợp qua Revit. Tôi nghĩ trong vòng 3 năm nửa chắc sẽ không ai dùng Autocad trong kiến trúc và xây dựng nữa. Điều này có thể làm cho bạn ngạc nhiên. Tuy nhiên, bạn sẻ thây là Revit mang đến những tiện lợi không ngờ. Tôi đã khuyên các anh em làm trong nhóm của tôi chuyển qua Revit hết. Về kết cấu, thì Autodesk có làm Revit Structure, phần mềm này thực sự giống như Revit, nhưng lại cò khả năng chuyển đổi (export & import) qua Etab. Đây quả là sự tiện lợi. Là ở chổ anh có thể sketch bản vẻ qua kinh nghiệm các size của kết cấu trước. Từ đó chuyển qua Etab để tính kết cấu. Sau khi có kết quả, chuyền ngược lại Revit để update bản vẽ. Tôi có dự nhiều buổi thuyết trình của Revit structure và CSI, thì thấy rất thích thú. Hiện nay, Revit chỉ có thể tương hợp với Risa, Etab, và Robot Millenium.
                        Staad Pro do đó, bắt buột phải liên kết với Microstation vì sự sống còn.
                        Nên biết rằng tại Mỷ, Microstation là workhorse cho Department of Transportation cho khoảng 20, 30 tiểu bang. Autodesk Autocad thì được dùng nhiều trong các city, do giá tương đối rẻ hơn. Bạn khó tìm trưởng dạy Microstation. Còn Autodesk thì ở đâu củng có. Ngoài ra, kiến trúc thường dùng Autocad hơn. Sau này thì Microstation ra Microstation Triforma, nhưng thị trường đã mất, không còn giành lại được. Năm 1989, 1990, một phiên bản Microstation giá trên 20,000 USD, và phải chạy trên network, lúc đó, Microstation chỉ có thể chạy trẹn cái máy Intergraph to chình ình, nằm chiếm hết cái phòng 3mx4m. Tụi này gọi là Big Bertha. Giá mắc quá cho nên chì có cơ quan cấp state hay federal mới có tiền mua. Chương trình lúc đó củng như Autocad bây giờ, còn Autocad version 10 lúc đó bạn phãi nhớ command line chết luôn.
                        Hiện nay, một phấn mềm khác là ArchiCAD, do Austria sàn xuất bắt đầu có nhiều triền vọng. Tôi có nghe quảng cáo nhiều, và củng co ghi danh đi xem workshop của họ vào khoảng tháng 5/2005. Nhưng rốt cuộc bận quá, không đi được, nên không biết họ hay thế nào.
                        Nếu bạn muốn sản xuất phần mềm để bán ra nước ngoẳi, tôi nghỉ bạn nên bắt đầu nghỉ đến interface bằng anh ngữ. Đừng dùng tiếng Việt, vì thị phần mình còn nhỏ bé lắm, mặt khác, thời gian đầu nên nghỉ đến chuyện kế hoạch tiếp thị giá rẻ, phần mềm dể xài, từ từ sẽ bán được. Nhưng nên nhớ bạn sẽ cần một đội ngũ chuyên viên sử dụng phần mểm cũa bạn thật thành thạo vả nói tiếng Anh một cách lưu loắt. Vì đây là sale mà.
                        Tôi ngồi nói chuyện với các anh trong REI, nhận thấy họ có rất nhiều ý tưởng hay, rất đáng học. Tôi nghỉ VN mình có thể làm được một vài chuyện khá lắm, trong đó có phần mềm. Tuy nhiên đất nước mình có dịp tiếp cận với nước ngoằi hay không là chuyện khác. Đây tôi nói về cơ chế.
                        Thôi xin hẹn bạn kỳ tới nhé, tôi phải đi ru cháu bé ngủ đây.
                        Last edited by sinhvienmoi; 23-10-2005, 02:31 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                          Good Morning,
                          Chủ nhật, vừa uống cà phê, vừa tán gẩu với các bạn thêm.
                          Có một công ty phần mềm củng khá nổi trong khoãng năm 1995-2002 là Eagle Point. Họ bắt đầu bằng phần mềm hổ trợ cho Autocad như InRoad hay InExpress. Nói chung là ứng dụng vào survey và civil engineering. Sau đó thì họ phát triển thêm về structural analysis. Tôi củng có liên hệ với họ một thời gian, sau thì bỏ đi. Lý do là nhóm này có bộ phận marketing cứ đeo bám mình quá, thì giờ đâu mà làm ăn gì nữa. Họ gọi chổ làm, viết email, gọi điện thoại tới nhà hỏi chừng nào mua, thôi thì cho họ đi sớm, chứ mà mua rồi còn kẹt dữ.
                          Vừa rồi, chồ của tụi tôi có định mua một phần mềm (thú thực tôi ghét cái chử phần mềm, do cái nghĩa ngô nghê của cái chử, không biết ông nào dịch chử này hồi trung học có đi học văn không?. Hồi còn đến trường tụi này phải học Kim văn (văn học hiện đại) và Cổ văn (Văn học thế kỷ 19 trở về trước) Phần Hán văn thì tôi được miển, vì mình chọn tiếng Pháp- dù sao thì mình củng phục các ông giỏi hán văn, dù gì củng là văn hóa của nước mình-xin lổi lạc đề) gọi lá Ruaumoko (hmm, spelling?) của ông Athol Carr, trường University of Canterbury, New Zealand. Software này nghe nói hay lắm. Anh bạn Hiến Nghiêm chắc có thể nói nhiểu hơn vì anh chuyên hơn tôi. Nhưng chuyện tôi muốn nói ở đây là chính sách marketing của ông rất hay. Ở chổ là ông chia ra làm 2 thành phần. Academic và commercial. Ông tính giá commercial quy ra tiền Mỷ là $3,000USD. Còn Academic thì rẽ hơn nhiều. Ông cho update free. Ông bảo không ngại chuyện bàn quyền, lý do là nếu mua cho thương mại thì với $3000 ông cho mình xài thoẳi mái đến 5 chồ ngồi. Thường thì mình chỉ cần đến số lượng đó thôi. Còn academic thì thoải mái, vì nếu nghiên cứu mà không xài software có bàn quyền của ông thì lấy gì mà publish?....hahahha. Nghe như chuyện chơi mà có lý quá. Phục thiệt.
                          Về giá cả thì quả là thích, vì các software khác đều mắc hơn. Free update hằng năm. Tôi củng quyết tâm nhảy qua học phần mềm này, để khỏi bị anh chàng Sap bắt bí. Ngặt một nổi là financial department cứ cù cưa chưa mua được.
                          Tôi nghĩ chắc bên Âu châu củng có các software hay, và cũng rất muốn biết bên Nhật họ xài cái gì, vì nhiểu khi mình ở đâu thì chỉ biết đó thôi. Biết đâu củng có hoa thơm của lạ, chưa nhìn trăng sao biết trăng thanh?
                          Mong các bạn bốn phương góp lời thêm.
                          ps: Đia chỉ của Ruaumoko: http://www.civil.canterbury.ac.nz/ru.../programs.html
                          Last edited by sinhvienmoi; 27-10-2005, 06:06 AM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                            CICO1: Thông tin bạn nói chắc là do đọc được trên website của REI, thành ra bạn nghĩ là Bentley đã mua lại REI....Hmm. Thực ra họ mới nói chuyện mua bán thôi. chưa có"đả bán lại cho Bentley, và thông báo là thời gian" đâu.
                            Từ đây đến đó còn dài lắm, nhiều chuyện còn thấy sát nút hơn nữa vậy mà củng không xong đâu... Còn chuyện giá cả nữa.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Ý tưởng về phần mềm xây dựng ở Việt Nam....

                              Nguyên văn bởi sinhvienmoi
                              Chúng tôi thường dùng một file Excel lớn để tự đông hóa tính toán pre input, họ phát hiện ra và phàn nàn dữ. Họ nói là tại sao khộng dùng tính năng có sẳn trong SAP mà chế biến. hehehe. Nghe nói nhiều engineers củng làm như chúng tôi, cho nên có một dạo họ hăm he sẽ thay code để không còn dùng Excel được.
                              Chào ban. Tôi dùng Sap từ thời Sap 6. Trước đây tôi có viết mấy code nhỏ để tạo file Input cho sap dưới dạng text. Nghe bạn nói về cách tạo file Excel để input vào sap rất hay. Nhưng tôi chưa làm thử bao giờ. Nếu có thể nhờ bạn bày giúp hoặc bạn có thể cho tôi xin 1 vài file nhỏ.
                              Xin cảm ơn
                              (Xin lỗi vì tôi hơi lạc đề một chút)

                              Ghi chú

                              Working...
                              X