QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

    Khu Nam Sài Gòn có nền đất yếu không chân,trên mặt là lớp bùn dày hơn 10m nên nếu công trình được xây dựng ngay sau khi san nền khi đất chưa cố kết, sàn tầng trệt thiết kế không đặt thép thì rất dễ lún sụt. Em giới thiệu với các bác một công trình vừa có quyết định thanh tra. Biện pháp xử lý nền đất yếu thì có nhiều: giếng cát có gia tải, cọc xi măng/cát, hút chân không, bấc thấm.. Nhưng không biết bác nào có cao kiến giúp xử lý triệt để khi 'gạo đã nấu thành cơm' như thế này không?
    Attached Files
    khoai

  • #2
    Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

    cảm ơn ve thông tin nay? Ở TPHCM còncông trình nào như thế này Không ?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

      Còn có cái Coop-Mart ở khu Phú Mỹ Hưng ấy bác.Hình như cũng bị bong nền nhưng chắc là do nền ko có thép.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

        Một số chung cư cao tầng và nhà dân ở Q7 cũng bị lún võng nền tầng trệt. Em đang nghiên cứu cách khắc phục hiện tượng trên. Thủ Đức có chợ đầu mối Tam Bình bị như thế nhưng em chưa trực tiếp đến hiện trường khảo sát nên chưa xác định chính xác nguyên nhân. Địa chất khu này khác nhiều so với khu Nam tp. Đơn vị thi công trường Tân Phong đã tiến hành sửa chữa nhiều lần, 2-3 tháng sau lại tiếp tục nứt võng, bong dộp gạch lát nền. Nhiều mảng tường bên trên đà kiềng cũng lún gây nứt nước thấm ố vàng. Bác nào có kinh nghiệm xử lý trường hợp tương tự, em xin được học hỏi và đãi chầu bia 'chưa xỉn chưa cho về'
        khoai

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

          Nguyên văn bởi khoai
          Một số chung cư cao tầng và nhà dân ở Q7 cũng bị lún võng nền tầng trệt. Em đang nghiên cứu cách khắc phục hiện tượng trên. Thủ Đức có chợ đầu mối Tam Bình bị như thế nhưng em chưa trực tiếp đến hiện trường khảo sát nên chưa xác định chính xác nguyên nhân. Địa chất khu này khác nhiều so với khu Nam tp. Đơn vị thi công trường Tân Phong đã tiến hành sửa chữa nhiều lần, 2-3 tháng sau lại tiếp tục nứt võng, bong dộp gạch lát nền. Nhiều mảng tường bên trên đà kiềng cũng lún gây nứt nước thấm ố vàng. Bác nào có kinh nghiệm xử lý trường hợp tương tự, em xin được học hỏi và đãi chầu bia 'chưa xỉn chưa cho về'
          Tôi có đứa em họ, cũng Kỹ-sư Xây-dựng, mới cất cái nhà ở Bình Tân hay Bình Tiên gì đó, sàn nhà (đặt trên đất) cũng bị lún xuống, tức cười là gạch ốp lát thì lún xuống, tường thì còn đứng cao hơn, cho nên dọc theo tường là thấy vết nứt cỡ 3cm.

          Nêu thấy móng tường chịu lực không lún, mà sàn trệt lún thì dễ thôi :
          - Bạn đào đất lên gần tới cao trình của móng (đừng xuống quá, nhà sập), phần sát móng, các bạn đào lên 45° để che chở móng.
          - Phân còn lại, bạn lấp cát ổn định với xi mặng (tỉ lệ : 6 thể tích cát thô, 1 thê" tích xi-măng). Chọn xi-măng nào cũng được, chừng mác 250 là ngon rồi.
          - Xong đổ sàn lại. Muốn tránh cho sàn lún xuống chút đĩnh mà không bị vêt nứt với tường thì làm Joint (chọn roofing mái nhà 4mm, dán vào chân tường trước khi đổ bê-tông sàn). Sàn này được thiết kế dựa trên dât, phải cô lập nó với các tường chịu lực (đi từ các móng lên).
          - Xong các bạn làm những thi công hoàn thiện : gạch ốp lát...

          Nguyên tắc là cái sàn nó phải lún theo đất, và khi nó lún như là cái sàn trên nền đất đàn hồi. Cô lập nó đối với các móng, tường chịu lực hay tất cả những gì có móng, để cho nó lún tự nhiên thì không bị nứt.

          Vụ lún đà kiềng thì phải tính trước khi thiết kế, chỉ làm móng cho chắc thôi. Nếu làm móng bê-tông bề ngang 60cm, bề dày 30cm, cho chút côt thép là OK rồi. Nhớ bên dưới móng, nếu đất không tốt, phải móc lên chưng 80cm-100cm, đổ cát vào cho chắc trước khi xây. Tùy trường hơp đã bị lún nứt mà định cách sửa chữa, không thể nói một phương phap cho tât cả được.

          Còn những việc lún khác thì phải nói rõ hơn, tôi mới có thể cho ý kiến được.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

            Ghê nhỉ! Cả anh DUCXD mà còn bị out! Em thấy mấy vụ lún này ĐVTK phải ghi rõ trong hồ sơ đấu thầu để ĐVTC làm. Chứ mấy vụ "gạo đã thành cơm" thế này thỉ khó sửa lắm. Lại mang tiếng dân XD mình làm ăn ẩu tả, móc ruột công trình. Oan quá! Oan quá! Thiết kế không nêu lên thì TC tụi em đâu dám làm, kinh phí ai chịu? Còn biện pháp gia cố nền thì trong trường học quá trời, 6,7 cách gì đó. Em đi làm được 2 năm, chả thấy hình dáng nó ra sao nữa là!
            Không biết có anh nào nhận sửa 1 công trình như vậy chưa? có thì post tài liệu lên cho đàn em tham khảo. Em thích cái trò này lắm, tại bị mấy người mắng vốn rồi, nhưng không nghiêm trọng như thế này.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

              Cảm ơn thầy Thu, xin trích đăng bản tin của báo Người Lao Động


              Một ngôi trường bị rút ruột?
              20/07/2005 11:10 GMT +7Rót gần 22 tỉ đồng để xây nhưng Trường THPT Tân Phong (quận 7 - TPHCM) sau 2 năm sử dụng đã hư hỏng nặng. Dư luận nghi ngờ công trình này bị rút ruột, Thanh tra TPHCM đã vào cuộc... Nằm cạnh khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Trường THPT Tân Phong trông bên ngoài rất bề thế, đẹp đẽ nhưng bên trong lại đang bị xuống cấp trầm trọng.


              Toàn bộ nền trệt bị lún

              Đập vào mắt chúng tôi khi bước chân vào Trường THPT Tân Phong là cảnh nền nhà ở tầng trệt bị sụt lún khắp nơi. Tại hành lang, nơi cổng chính đi vào, gạch lát nền bị vỡ tạo ra những đầu nhọn, trời mưa nước đọng thành những vũng lớn. Ông Phạm Văn Tiến, hiệu trưởng nhà trường, nói: “Ngày nào chúng tôi cũng nhắc bảo vệ canh chừng các em học sinh vui đùa ở khu vực này để tránh nguy hiểm”. Nghiêm trọng hơn, dưới chân một cầu thang, nơi học sinh thường xuyên lên xuống, đang lộ ra một hố sâu lớn như muốn nuốt chửng những bước chân ai muốn tới gần. Tại phòng thư viện, tình hình còn tồi tệ hơn. Nền nhà lún làm cho hầu hết các giá sách bị ngả nghiêng, buộc các nhân viên phòng thư viện phải dời sách đến một số kệ nhất định để tránh tình trạng kệ sách đổ đè người.

              Ông Tiến cho biết, đơn vị thi công đã nhiều lần sửa chữa nhưng không có chuyển biến gì. Cảnh sụt lún nền bong tróc tường, hành lang vẫn diễn ra và ngày càng trầm trọng hơn.

              Tường nứt, mưa dột
              Ngoài bị lún Trường THPT Tân Phong còn xuất hiện những vết nứt ở nhiều nơi. Từ lan can hành lang, gần cầu thang, phòng bảo vệ, phòng hành chính, phòng thể dục, phòng hiệu trưởng... đều có những vết nứt lớn nhỏ. Đơn vị thi công đã dùng sơn nước “ngụy trang” các vết nứt nhưng cũng không thể giấu được vì các vết nứt càng ngày càng to. Thậm chí chúng tôi không dám đến gần phòng hành chính vì vách tường ở đây bị xé cả đoạn dài, có thể ngã bất kỳ lúc nào.

              Chưa hết, mỗi khi trời mưa là toàn bộ lầu 3 bị ướt sũng. Trần nhà bị vàng ố, những máng đèn huỳnh quang chuyển sang màu gỉ sét vì thường xuyên bị đọng nước. “Những hôm trời mưa lớn, chúng tôi phải huy động thầy cô đến các phòng để che chắn, không thì nước mưa tạt vào là hư hỏng máy móc hết”. Ông Phạm Văn Tiến chỉ tay vào phòng lab, giọng bức xúc nói.

              Thanh tra TPHCM vào cuộc

              Theo ông Lê Song An, Giám đốc Ban Quản lý dự án quận 7, công trình Trường THPT Tân Phong bị sụt lún từ tháng 1-2004. Ông An cho biết với những công trình xây trên nền đất yếu thì sụt lún là điều không thể tránh khỏi, nhưng đối với công trình này sự cố sụt lún là nặng nhất. Ông An khẳng định, trong quá trình khảo sát, đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng cũng như đơn vị xây dựng đã không đánh giá hết mức độ phức tạp của địa chất nên xảy ra sự cố sụt lún nghiêm trọng.

              Trước sự cố này, ngày 8-7 Thanh tra TPHCM đã vào cuộc. Trước đó, Ban Quản lý dự án quận 7 đã đề nghị đơn vị giám sát báo cáo lại toàn bộ công tác quản lý chất lượng công trình.

              Trong lúc những hư hỏng của trường chưa có cách giải quyết, thầy trò Trường THPT Tân Phong đang dạy, học trong cảnh nơm nớp lo âu!

              Sẽ còn lún trong 18 năm tới!
              Trước tình hình công trình bị xuống cấp nhanh chóng, ngày 15-12-2004 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa được mời để kiểm định chất lượng công trình. Kết luận: Công trình Trường THPT Tân Phong sẽ còn bị lún trong 18 năm tới.

              Theo hồ sơ xây dựng, công trình Trường THPT Tân Phong có tổng kinh phí đầu tư gần 22 tỉ đồng, trong đó phần xây dựng cơ bản là 16 tỉ đồng. Trường có 34 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng khác. Đơn vị thiết kế là Công ty Tư vấn Thiết kế ACC Co, Công ty Đầu tư & Xây dựng Tân Thuận trúng thầu xây dựng. Khởi công và hoàn thành từ tháng 11-2001 đến tháng 8-2002.



              Bài và ảnh: Huy Lân
              khoai

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

                Nguyên văn bởi khoai
                Cảm ơn thầy Thu, xin trích đăng bản tin của báo Người Lao Động

                Tiếc thật, công trình 22 tỉ đồng, muốn sửa lại cũng phải mất thêm vài tỉ nửa.

                Ðể rút kinh nghiệm, tôi thấy các bạn nào thiết kế nên thận trọng :
                1) Nếu đất tương đối tốt, thì mới nên xây công trình tựa lên mặt đất (nghĩa là xây sàn trên đất), hơn nữa ở Âu-châu, tụi này chỉ xây như vây đối với garage, nền nhà kho thôi, lý do là nước ở dưới đất sẽ thấm lên trên làm hư tường, nước sơn... Dù sao đi nữa, trước khi đổ bê tông sàn, phải đầm đất cho đủ chắc, nếu đất nền không tốt, phải móc nó bỏ đi, thế vào cát (dĩ nhiên cần vải địa chất, tức geotextile để ngăn không cho các hạt mịn của đất sét len vào trong cát, làm lún thêm).
                2) Tất cả các sàn chịu lực, các bạn nên làm bằng bê-tông, gác lên trên các dầm, trước khi chuyền xuống móng.
                3) Nêu đất quá xấu, có cách làm móng liên tục bằng trọn mặt bằng (radier) của công trình (trường hợp nhà cao tầng), như vậy móng phải sâu, và các ban có thể có nhiều tầng hầm.
                4) Ðất tốt ở quá sâu, phải dùng móng cọc mà thôi, tất cả các sàn, tương v.v... đều chịu trên các móng cọc, và cọc phải đủ dài, chịu trên lop đất cứng bên dưới.

                Các bạn không nên vì áp lực chi phí công trình mà theo lời chủ công trình hay KTS, vì đó là trách nhiệm nặng nề của các bạn. Thà chịu đắt mà công trình bền vững, không nứt, không ẩm thấp... Chứ nếu không, nhà đã lợp mái rồi, bị lún nứt, muốn sửa chữa, phải đẩy từng xe bù-ệt nhỏ, máy xúc đất nhỏ, cực nhọc và hao tốn rất nhiều.

                À bạn khoai, tôi không phải là giáo-sư, tôi chỉ là một kỹ-sư chuyên môn về thiết kế các công trình nhà cửa, dù tôi đã dạy nhiều kỹ-sư tập sự tại Bỉ quốc, nhưng tôi tự thấy không xứng đáng với chữ "thầy".

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Lún nền hạ ở trường PTTH Tân Phong,Q7, TpHCM

                  nền hạ trường PTTH Tân Phong đã được sửa chữa xong, biện pháp sửa theo Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa quá tốn kém không thực hiện được, cuối cùng đơn vị TVTK phải ra tay, đơn vị thi công còn phải bỏ vốn ra để thay lại toàn bộ mái tole của trường này

                  Ghi chú

                  Working...
                  X