QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

    Tôi dang nghiên cứu về Áo đường cứng. Khi nghiên cứu về mặt đường cứng BTXM tấm lắp ghép tôi gặp 2 vấn đề sau:
    Thứ nhất: về việc lắp đặt, cấu tạo tấm ở những chỗ đường vòng.
    Thứ hai: Cấu tạo tiếp xúc giữa tấm và móng ( khó khăn cho việc lắp đặt tấm, khiến cho khi chịu tảii trọng xe tấm đẽ bị lún cục bộ ở cạnh
    tấm

    Các Bác có giải pháp gì khắc phục vấn đề trên không?
    Hiện nay trên thế giới không hiểu người ta giảii quyết vấn đề này thế nào?

    Xin cảm ơn trước các Bác.
    Last edited by ducthanhph; 28-07-2005, 04:28 PM.

  • #2
    Ðề: Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

    Điều này không khó.
    Hãy chú ý xẻ miếng có các khe hướng về tâm cong. Kích thước nhỏ nhất của 1 miếng tấm trong cong không nên nhỏ quá 1m.

    Xử lý ngàm ngang tốt hoặc dùng thanh truyền lực sẽ làm giảm tải trọng truyền về góc tấm

    Chúc thành công.

    Trafficforyou

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

      Mình nghĩ sẻ rãnh hướng về tâm như bạn nói mới chỉ giúp thiết kế làm cho các tấm đi theo đuòng cong; nhưng trên một đường cong mà cần độ dốc ngang thay đổi dần, và độ dốc dọc phụ nữa, ví dụ cần bố trí thêm siêu cao thì Bác sử lý các độ dốc đó thế nào. Chẳng lẽ khi chế tạo tấm phải làm một số tấm có bố trí độ dốc riêng ?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

        Mọi việc về cao độ cũng như xử lý siêu cao trong cong đều nằm ở lớp được gọi là Subgrade Preparation. Việc chế tạo ra các mặt bê tông đúc sẵn có độ dốc thay đổi như câu hỏi của bạn là không có trên thực tế.

        Do tấm bê tông rất cứng, nên lớp móng ít chịu lực vì vậy sự làm việc giữa tấm và móng cũng không đáng lo ngại. Móng cần phẳng, tiếp xúc đều với bề mặt dưới tấm để tránh tấm làm việc theo kiểu cong-xon, đặc biệt ở các mép và góc tấm. Các hư hỏng về kết cấu thường xuất phát từ việc hư hỏng khe nối, góc tấm gãy làm cho nước xâm nhập vào lớp móng, tạo ra các túi bùn nước, lớn dần theo thời gian làm cho móng không chống đỡ được cho tấm tốt, phá hoại sẽ tăng dần.

        Nhân tiện xin hỏi bạn 1 câu là khi nào mặt đường bê tông xi măng được coi la bị phá hoại?

        Chúc thành công

        Trafficforyou

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

          Theo mình nghĩ mặt đường bê tông xi măng coi là bị phá hoại khi tấm bê tông xi măng bị nứt.
          Vì khi đó tấm không còn tính toàn khối ban đầu ; dẫn đến năng lực chịu tải của tấm giảm xuống dưói mức cần thiết. Khi đó chắc lý thuyết dùng để tính toán là "tấm trên nền đàn hồi" không còn đúng nữa. Vì tấm gãy rồi

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Vướng mắc khi thiết kế áo đường cứng

            Mình đang nghiên cứu áo đường cứng ; tháy các Bác tranh luận phần này hay quá
            Bác nào có biết tài liệu chuyên sâu nào nói về " mặt đường Bê tông xi măng lắp ghép" không? Giới thiệu cho mình một cái.

            Cảm ơn và chúc may mắn
            Politics Economy Dedicate

            Ghi chú

            Working...
            X