QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

    Mình đang làm Thiết kế cơ sở phương án móng cọc cho công trình cao tầng (Trệt , lững + 19 tầng) ở Q.4 Tp.HCM. . Tổng tải trọng toàn bộ công trình khoảng 53000 T .

    Địa chất công trình gồm các lớp phân bố có quy luật như sau :
    Lớp số 1: Từ 0-> -4 m : Đất đắp dày 1 m, + đất bùn sét hữu cơ màu xám đen, dẻo chảy mềm .

    Lớp số 2 : từ -4m -> -12 m : Sét cát lẫn ít sạn sỏi laterite , dẻo cứng

    Lớp số 3a: từ -12m -> -36 m : Cát pha sét hạt trung mịn Bảo hòa nước, chặt vừa

    Lớp số 3 : từ -36m -> -45m : Cát pha sét hạt trung thô Bảo hòa nước, chặt vừa

    Lớp số 4 : Từ -45m trở xuống: Sét nâu vàng . Trạng thái cứng

    Mực nước ngầm rất nông và ổn định : chỉ cách MĐTN 1m vì công trình chỉ cách bờ sông 30m

    MMình chọn 2 phương án móng như sau : cọc ép PA 1)và cọc nhồi (PA 2) .

    PA 2: Cọc nhồi đặt ở lớp 4 (Sét nâu vàng . Trạng thái cứng) Không có vấn đề gì .

    PA 1: Cọc ép

    Sức chịu tải cọc ép theo tính toán : BT M400, Thép AIII
    cọc 300 x300 L =22m Qtc = 200T ( trong đó Qms chiếm 90%)
    cọc 350 x350 L =22m Qtc = 240T ( trong đó Qms chiếm 90%)

    Mũi cọc nằm ở cote -28m so với MĐTN

    Đã cho ép thử có kết quả :
    Cọc 300x300 L=28 m (sovới MĐTN), P dừng ép =197 T (Có thể ép thêm đến 210 T)

    Cọc 350x350 L=23 m(sovới MĐTN), P dừng ép =211 T (Có thể ép thêm đến 240 T)

    Lưu ý :

    ++ Nếu ép cọc từ MĐTN thì sau này phải trừ bớt Q ma sát 7 m cọc trên cùng do nhà có 2 tầng hầm (cắt đầu cọc ở cote -7m), do đó sức chịu tải cọc chỉ có thể lấy khoảng 70 T (cọc 300x300, L=21m) hoặc 80 T (cọc 350x350, L=15m ?? )

    Mình đang tập trung vào PA 1. Ở đây muốn trao đổi các anh các bác có kinh nghiệm thiết kế nền móng như sau:

    1- Nhà cao tầng , móng cọc ma sát trong nền cát trung mịn bão hòa nước như vậy về lâu dài có ổn định không . Cần lưu ý thêm vấn đề gì . Ý kiến của mình là căn cứ vào kết quả thử tĩnh (tất nhiên, mình dự định thử tĩnh 5/500 chiếm 1% vì mặt bằng rộng , các cọc thử tĩnh cách nhau không quá 50 m) và sẽ lựa chọn sức chịu tải với hệ số 2 đến 2,5. Mình cũng đã dự trù mực nước ngầm bị hạ thấp nhưng thực tế đầu cọc -7m so với MĐTN nên hoàn toàn nằm trong lớp cát trung mịn bão hòa nước .

    2- Theo tính toán suất chịu tải giữa cọc 300x300 L=23 và 350x350 L= 15m , rõ ràng cọc 350 x350 kinh tế hơn nhưng mình lo ngại rằng nó chỉ có 15m. Mặc dù nhà có 2 tầng hầm . Tỉ lệ (phần ngầm + cọc) / phần cấu trúc bên trên như sau : 22m/66 =1/3 theo mình là được

    Tỉ trọng giá trị phần cọc ép so với giá trị xây lắp, kết quả sơ bộ như sau :
    pa cọc 350 x 350 : 7.3%
    pa cọc 300 x 300 : 8.5%


    Mong được trao đổi thêm và góp ý từ anh em ketcau.com
    Last edited by Nguyenhoainam; 28-07-2005, 10:45 AM.

  • #2
    Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

    1) Bạn không nên thiết kế nhiều cao trình cho mũi cọc, nên chọn một mà thôi. Lưu ý là các cọc trên cao tạo thêm ảnh hưởng về sức chịu trên các cọc bên dưới .
    Nhà cao tầng, bạn phải đặt móng ở lớp đất sét cứng, nếu không nói là đá, do đó phải tới cao trình -45m.
    Vì có tầng hầm, bạn phải rút nước lên, tạo thêm consolidation vì bạn thay đổi trạng thái nước ngầm, vì lý do đó, lại càng phải tựa cọc ở sâu .
    2) Ðường kính các cọc của bạn nhỏ quá, cần lên đến 0.50m.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

      Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
      1) Bạn không nên thiết kế nhiều cao trình cho mũi cọc, nên chọn một mà thôi. Lưu ý là các cọc trên cao tạo thêm ảnh hưởng về sức chịu trên các cọc bên dưới .
      Nhà cao tầng, bạn phải đặt móng ở lớp đất sét cứng, nếu không nói là đá, do đó phải tới cao trình -45m.
      .
      Em cảm ơn Bác Thụ đã góp ý nhiệt tình .
      Em xin lý giải thêm một số điều kiện trong thiết kế của mình:

      - Toàn bộ đầu cọc đều ở cao trình -7m so với MĐTN

      - Vẫn biết rằng đặt ở lớp sét cứng (-45m) là tuyệt vời nhất . Nhưng như vậy chỉ có thể sữ dụng cọc nhồi . Và Em đã tính toán cho PA cọc nhồi là đường kính 800 mm (SCT: 300 T ) hoặc dùng đường kính 1000mm (SCT: 360T), chiều dài cọc là 48m.

      Ở đây em , như đã nêu , là hỏi các bác về phương án cọc ép vì Thiết kế cần phải tính toán và so sánh kinh tế kỹ thuật giữa 2 phương án cọc ép và phương án cọc nhồi .
      2) Ðường kính các cọc của bạn nhỏ quá, cần lên đến 0.50m.
      - Nếu dùng cọc ép vuông 0.5m thì không khả thi vì không có máy có lực ép đủ lớn để ép coc. (không được phép đóng cọc trong thành phố). Em đã tính và ép thử thêm loại cọc 350X350 mà thấy ép cũng quá khó rội Máy ép trên thị trường hiện nay chỉ có thể ép tối đa đến 280 T mà thôi.

      Vì có tầng hầm, bạn phải rút nước lên, tạo thêm consolidation vì bạn thay đổi trạng thái nước ngầm, vì lý do đó, lại càng phải tựa cọc ở sâu
      Về vấn đề nước ngầm ảnh hưởng đến thi công , em rất yên tâm vì đã có giải pháp dùng cừ thép vây toàn bộ hố móng, mũi cừ vây nằm trong lớp sét laterite. Bóc bỏ toàn bộ lớp đất yếu Từ MĐTN đến cote -4m. rồi thi công ép cọc từ cao trình này .
      Từ cote -4m đến cote -12m là lớp sét lẫn sạn laterite có tính thấm ít (thí nghiệm cho thấy lớp này có hệ số thấm K=7.6x10-5) có thểngăn nước ngầm từ dưới phọt lên. Khi thi công sẽ phải bố trí một số hố thu nước bơm khỏi hố móng .

      Vài dòng diễn giải thêm .Mong Bác Thụ góp ý .
      Em cảm ơn Bác .
      Last edited by Nguyenhoainam; 28-07-2005, 07:04 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

        To Nam
        - Với tải trọng công trình 53000T, thì 500 cọc không đủ chịu tĩnh tải, ngoài ra còn chịu tải ngang. Thường thi phải lên đến khoảng ~ 800 cọc.
        Liệu có đủ chỗ bố trí cọc?
        - Với địa chất như bạn mô tả thì khó thi công cọc đóng và ép theo đúng độ sâu thiết kế, thường thỉ chỉ một số cọc xuống đươc. Ngoài ra còn độ lún khối móng công trình, cần kiểm tra.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

          Nguyên văn bởi hacidmember
          To Nam
          - Với tải trọng công trình 53000T, thì 500 cọc không đủ chịu tĩnh tải, ngoài ra còn chịu tải ngang. Thường thi phải lên đến khoảng ~ 800 cọc.
          Liệu có đủ chỗ bố trí cọc?
          - Với địa chất như bạn mô tả thì khó thi công cọc đóng và ép theo đúng độ sâu thiết kế, thường thỉ chỉ một số cọc xuống đươc. Ngoài ra còn độ lún khối móng công trình, cần kiểm tra.
          Xin chao Hacidmember,
          - Mình quên giải thích là khi dự tính sức chịu tải theo lý thuyết là Ptk=100 T cho cọc 350x350 L=22 m BT M400, Thép AIII , nên mới có tổng số cọc là khoảng 500 . 53000 T là có xét đến tải ngang rồi .

          - Đúng như bạn nói ép cọc qua cát bão hòa là khó . Và sẽ càng khó hơn nếu số lượng cọc ép nhiều. Do đó mình cũng muốn làm sao tăng Ptk cọc đên mức có thể -> tăng lực ép cọc để giảm số lượng cọc (dĩ nhiên phải thỏa mãn Pvl )

          - Thực tế ở xung quanh khu vực xây dựng công trình này (trong vòng bán kính 500 m) hiện có 2 công trình 15 tầng đã đưa vào sử dụng gần 1 năm, và 1 công trình bên cạnh đang làm phần móng cọc ép , nhà 15 tầng, 1 tầng hầm, tất cả đều dùng móng cọc ép 300x300 L=20m ( thậm chí có nhiều vị trí cần phải khoan mồi khoảng 8-10 m để cọc qua được lớp số 2 :sét laterite) và sức chịu tải sau khi có kết quả thử tĩnh họ lấy khoảng 70 T. Chỉ riêng công trình mình đang hỏi các bạn là cao hơn các công trình lân cận 5 tầng ( 19 tầng) và có 2 tầng hầm .

          - Ở đây mình muốn hỏi ý kiến các bác về vấn đề cọc ép trong cát bão hòa bên dưới công trình nhà cao tầng liệu có ổn định về lâu dài và có cần lưu ý gì thêm khổng Theo mình biết một số khách sạn ven biển Nha trang và Vũng Tàu , Đà Nẵng cũng đã dùng phương án cọc ép .

          - Điều duy nhất khiến mình quan tâm là móng cọc trong cát bão hòa sẽ giảm sức chịu tải rất nhiều nếu xảy ra trường hợp hóa lỏng nền đất do động đất . Nhưng ở TpHCM thì vấn đề thiết kế chống động đất theo như các Huy CDC đã từng trả lời là chỉ dừng ở thiết kế chống động đất cấp 6 có đúng không ? Và quy chuẩn , tiêu chuẩn Việt Nam vẫn không bắt buộc công trình ở Tp.HCM phải thiết kế chống động đất (Mình đã từng xem qua một số thiết kế cho nhà cao tầng ở TpHCM do nước ngoài lập cách nay 10 năm, họ vẫn không đưa thiết kế chống động đất vào).

          Mong được các bạn trao đổi thêm

          PS. Các bác có kinh nghiệm và các bác đang tu nghiệp về địa Kỹ thuật quan niệm như thế nào về vấn đề này để cùng học hỏi .
          Thanks.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

            Nguyên văn bởi haikcvncc
            Theo lời bạn nói thì cọc của bạn dài 22m nhưng trừ đi 7m là do 2 tầng hầm, như vậy thì chiều dài thực tế của nó chỉ là 15m và bạn phải tính sức chịu tải chỉ với chiều dài 15m ấy tôi nghĩ là bạn lấy sức chịu tải 100T cho cọc 35x35 dài 15m cõ lẽ là lớn chăng???( Nếu bạn lấy là 80T thì số lượng cọc là 500 thì có lẽ là không đủ) Nếu điều lo ngại của bạn là hóa lỏng của đất nền??? tôi tra trong bảng phụ lục C của tiêu chuẩn 224 (dựa trên số liệu nghiên cứu của viện vật lý địa cầu nên tạm thời có thể tin tưởng được dù tiêu chuẩn này ko được duyệt) thì TPHCM chỉ có động đất cấp 6 với chu kỳ lặp nhỏ hơn 1000 năm nên bạn có thể yên tâm bỏ qua kiểm tra hóa lỏng của đất nền.
            Xin cảm ơn anh Haikcvncc

            - cọc 350350 -L 22 m là chiều dài làm việc thực tế sau khi cắt đầu cọc -7m, vì mình yêu cầu ép lói từ cote đặt giàn ép -4m.

            - anh Hải có thể chỉ mình các tìm hoặc xin tiêu chuẩn TCVN 224-2000 . Lúc trước có hỏi anh Huy CDC 1 lần nhưng anh cũng bảo giống như anh Hải là không được phê duyệt áp dung. Mình muốn tham khảo . Mong anh giúp .

            Thân .
            NAM

            PS. viện vật lý địa cầu là tổ chức của của nước nào ? Trung Quốc?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

              1)Đối với công trình này nếu dùng phương án cọc nhồi có 1 nhược điểm là: Lớp cát khá dày dẫn đến lắng nhiều tại mũi cọc. Chỉ cần rút ống thổi lên mất 30' thôi là lắng đến hàng mét.
              2)Phương án cọc ép có nhược điểm là: Giá trị một cọc thấp dẫn đến giá TVGS thấp dẫn đến theo dõi sẽ không được chặt chẽ như cọc khoan nhồi. Nếu chủ đầu tư làm bài toắn kinh tế về tiến độ thì dẫu cọc khoan nhồi đắt hơn nhưng tiến độ sẽ nhanh hơn, chóng thu hồi vốn hơn.
              3)Trong TPHCM có nhiều đơn vị ép cọc cho cả cầu, máy của họ có thể ép đến 320-350t
              4) 53000 tấn chứng tỏ công trình của bạn rất lớn, theo tôi nên chọn phương án cọc khoan nhồi, tuy chưa rõ là lớp sét cứng chỉ tiêu cơ lý và SPT như thế nào.
              5) Phương án ép cọc dưới hố móng cũng khó khả thi vì mưa cho một phát thì bao giờ mới bơm hết nước, chưa kể sình lầy rất khó chuyển tải.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                Nguyên văn bởi huycdc
                Chú Nam có thể xem cấp động đất ở TP. Hồ Chí Minh trong Quy chuẩn xây dựng Việt nam, Tập 3 (bìa mầu đỏ, NXBXD năm 1997 (đây là cuốn Quy chuẩn bắt buộc áp dụng và có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả TCVN và TCXD).
                Viện vật lý địa cầu là Viện chuyên ngành trực thuộc Viện (Trung tâm) khoa học công nghệ Việt Nam - Nghĩa Đô - Hà Nội.
                Theo đó động đất tại TP. HCM chỉ đến cấp 6 nên không lo ngại về động đất, hóa lỏng.

                Về phương án nền móng ddoois với công trình của Nam, mình có ý kiến thế này: Công trình có quy mô khá lớn 19 tầng nổi + 2 tầng hầm. Nên sử dụng phương án cọc nhồi. Sau khi thiết kế, so sánh chắc chắn phương án này sẽ có chi phí đắt hơn phương án cọc ép.
                Dùng phương án cọc ép, ép vào nền cát bão hòa nước như đã phân tích ở trên có những điểm cần lưu ý sau:
                - Số lượng cọc rất nhiều, nên khó có thể ép được hết cọc đến độ sâu thiết kế. Cũng dễ xẩy ra hiện tượng chối giả
                - Mực nước "ngầm" ổn định ở độ sâu -1 m mà bạn nói ở trên chỉ là nước mặt. Nước "ngầm" thực sự nằm bên dưới thường trong tầng cát ở dưới. Các đô thị lớn có hiện tượng hạ mực nước ngầm, cấu trúc đất xắp xếp lại..., công trình của đ/c có thể bị lún xuống theo.
                - Cọc ép nông như phương án của Nam chỉ nên dùng cho nhà dưới 15 tầng.
                Ai cũng biết việc qủan lý chất lượng cọc nhồi khó, song tôi cũng chưa thấy công trình nào bị sự cố vì cọc nhồi !!! (ai biết thì nêu ra).
                Mọi người hay kêu la Cọc nhồi đắt !!! so với cọc đóng, ép cũng chỉ vì chúng ta bố trí thép cho cọc nhồi nhiều, lại chạy suốt chiều dài cọc. Để giảm giá thành, ta có thể chỉ bố trí thép ở 1/3 L cọc, cốt đai cũng nên lấy ít thôi. Sức chịu tải cũng lấy cao lên, ví dụ cọc D1000 lấy đến 450-500 tấn, cọc D1200 lấy 600-650 tấn. Khi đó hy vọng cọc nhồi mới rẻ được. Mặt khác khi áp đơn giá dự toán cho cọc nhồi chú ý là chỉ áp mã đổ BT thương phẩm bằng CẨU chứ không dùng BƠM, thực tế thì khi đổ BT cọc nhồi họ không dùng cẩu, cũng không dùng bơm, ô tô chở BT thường "ghé đít" đổ thẳng lên cọc. Dùng mã đỏ bằng bơm, chi phí sẽ cao lên khá nhiều ....
                Khi dùng cọc nhồi, bạn nên dùng cọc đường kính càng lớn càng tốt, chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn dùng cọc nhồi nhỏ. Nên dùng D1200, D1400 cho nhà dân dụng. Không nên dùng D800, việc quản lý chất lượng cũng khó khăn hơn (đặt 3 ống siêu âm, mất khá nhiều diện tích cọc).

                Nói tóm lại, khuyên bạn nên dùng cọc nhồi đường kính lớn, cốt thép bố trí vừa phải, áp mã đơn giá cho chuẩn ...
                Rất cảm ơn các anh . Mình đang tính toán thật kỹ ( gần như là tính toán thiết kế kỹ thuật trước luôn ) để có con số so sánh sát thực nhất và cũng để thuyết phục CĐT. Rõ ràng là dùng móng cọc nhồi thì thiết kế mình cũng đỡ vất vả hơn cọc ép rất nhiều .Thực tế dùng cọc ép sau này giám sát tác giả mệt còn hơn lúc thiết kế vì cứ phải xử lý vô số tình huống thi công.

                Còn vấn đề khác cũng muốn trao đổi thêm với các anh là Phương án kết cấu sàn cho công trình này mình dự tính làm sàn phẳng ứng lực trước căng sau . dạng unbonded tendons . Mình đã so sánh phương án KẾT CẤU SÀN , kích thước ô bản 8 x 9 cho chính công trình này . Các anh ở ngoài Bắc có kinh nghiệm cho biết ý kiến nhận xét và so sánh thực tến ngoài ấy như thế nào . Mình gửi fle đính kèm theo đây .
                Chủ yếu là so sánh một cách toàn diện giữa Sàn phẳng BTCT ứng lực trước căng sau và sàn dầm BTCT (các yếu tố giá cả, thi công, quản lý, thời gian , thẩm mỹ , năng lượng tiêu thụ khi đưa công trình vào sử dụng và các yếu tố gián tiếp khác ... ).

                Mong trao đổi thêm .
                Thân
                Attached Files
                Last edited by Nguyenhoainam; 29-07-2005, 02:42 PM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                  Nguyên văn bởi haikcvncc
                  Tôi thì tôi khoái làm sàn có dầm hơn (theo phương diện kết cấu) bởi vì làm sàn có dầm độ cứng tổng thể của nhà vẫn cao hơn là làm sàn không dầm ứng lực trước mà tính toán lại nhàn hơn.
                  Tất nhiên làm sàn dầm thì kết cấu sư chúng ta cũng khá là nhuyễn nhừ rội Nhưng Mình không muốn dừng lại chỉ ở dạng kết cấu ấy nên cố gắng học hỏi và làm tiếp vậy thôi . Mình thấy các Bác ở ngoải Bắc cũng rất chịu khó áp dụng các công nghệ mới mà đúng không ?
                  Cảm ơn bác Haikcvncc nhé .
                  NAM
                  PS Thế Bác chưa có ý kiến trao đổi gì về cách so sánh của mình à .???

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                    - Nếu dùng cọc ép vuông 0.5m thì không khả thi vì không có máy có lực ép đủ lớn để ép coc. (không được phép đóng cọc trong thành phố). Em đã tính và ép thử thêm loại cọc 350X350 mà thấy ép cũng quá khó rội Máy ép trên thị trường hiện nay chỉ có thể ép tối đa đến 280 T mà thôi.

                    Hiện nay tại TP HCM đã có máy ép cọc lên đến 700 tấn, năng suất ép 300 - 500 m/ ngày. Cọc nên dùng cọc tròn BTCT ƯST đường kính 500 mm. Loại cọc này đã sx tại TP HCM giá khoảng 400.000 / m. Giá ép thuê khỏang 120.000 /m. Bạn có thể xem máy thi công tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng hoặc tham khảo tại trang web www.dongsongroup.com
                    Attached Files
                    Last edited by dongson; 08-08-2005, 02:46 PM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                      Nguyên văn bởi Nguyenhoainam
                      Rất cảm ơn các anh . Mình đang tính toán thật kỹ ( gần như là tính toán thiết kế kỹ thuật trước luôn ) để có con số so sánh sát thực nhất và cũng để thuyết phục CĐT. Rõ ràng là dùng móng cọc nhồi thì thiết kế mình cũng đỡ vất vả hơn cọc ép rất nhiều .Thực tế dùng cọc ép sau này giám sát tác giả mệt còn hơn lúc thiết kế vì cứ phải xử lý vô số tình huống thi công.

                      Còn vấn đề khác cũng muốn trao đổi thêm với các anh là Phương án kết cấu sàn cho công trình này mình dự tính làm sàn phẳng ứng lực trước căng sau . dạng unbonded tendons . Mình đã so sánh phương án KẾT CẤU SÀN , kích thước ô bản 8 x 9 cho chính công trình này . Các anh ở ngoài Bắc có kinh nghiệm cho biết ý kiến nhận xét và so sánh thực tến ngoài ấy như thế nào . Mình gửi fle đính kèm theo đây .
                      Chủ yếu là so sánh một cách toàn diện giữa Sàn phẳng BTCT ứng lực trước căng sau và sàn dầm BTCT (các yếu tố giá cả, thi công, quản lý, thời gian , thẩm mỹ , năng lượng tiêu thụ khi đưa công trình vào sử dụng và các yếu tố gián tiếp khác ... ).

                      Mong trao đổi thêm .
                      Thân
                      Chào anh NguyenHoaiNam,

                      Sau đây là một số ý kiến đóng góp cho vui:


                      Không biê’t là building mà anh đang thiết kế dùng cho căn hộ hay là dùng cho văn phòng? (Tôi đóan là căn hộ vì chiều cao mỗi tầng chỉ có 3.15m). Thông thường thì dùng họat tải (Live Load) = 40 psf = 195 kg/m^2) cho nhà căn hộ, nếu là office thì dùng họat tảI = 80 psf = 390 kg/m^2 (US practice). Họat tải có thể được giảm nếu diện tích lớn hơn 150 ft^2 or 13.9m^2.

                      Nếu sàn của anh là 8m X 9m thì độ dày của sàn là 200mm (8 inch) thì đủ rồi (250mm thì quá dày). Thép (mild steel) thì khỏang 1 psf hoặc 4.9 kg/m^2, co`n ca’p (PT cables) thi` khoa?ng 2.1 psf = 10 kg/m^2 (cho nha` căn hộ) to 2.5 psf = 12kg/m^2 ( cho văn phòng).

                      Bên US này, tiến độ trung bình là 5 ngày một sàn. Tất cả đều dùng early strength concrete (phu. gia?), tie^’n độ thi công sẽ nhanh hơn được va`i nga`y/sa`n: thi co^ng co’ thể kéo cáp sau 2 ngày đo^?. Tui. nó (construction engineers) còn ti’nh la` sẽ ke’o ca’p sau 1 nga`y mà thôi để tie^’t kie^.m tho*`i gian.

                      Co`n ve^` pha^`n shoring (cop-pha & co^.t cho^’ng) thi` tu.i no’ du`ng flying forms, ra^’t nhanh go.n.

                      Se~ post hi`nh le^n dde^? anh em xem cho vui.

                      P.S.: Mo^.t va^’n dde^` quan tro.ng ddo^’I vo*’I Post tension (PT) slab la` o^’ng da^~n ddie^.n nu*o*’c. Mo^.t khi dda~ dda(.t xong ro^I`, ra^’t kho’ su*?a chu*?a cho ne^n mo.i vie^.c pha?I thie^’t ke^’ ky~ lu*o*~ng va` well-coordinated (lie^.c la.c?) giu*~a ca’c consultants (Archietcts, Structural Engineers & Mechanical/Electrical/Plumbing Engineers).
                      Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
                      "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
                      Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
                      Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                        Gặp cát bão hòa mà lại ép cọc tiết diện lớn thì đúng là vừa giảm tiến độ thi công lại vừa không an toàn trong tính toán. Cát bão hòa nói chung là gần như không thể đầm chặt (giảm thể tích) bằng lực nén tĩnh. Trong trường hợp này lực nén là lực ngang sinh ra trong quá trình cọc xuyên vào trong đất. Điều này dẫn tới việc các cọc thi công sau thường rất khó ép đến độ sâu thiết kế. Một điểm cần lưu ý nữa là khi thi công cọc ép có độ dài lớn, chất lượng của mối nối các đoạn cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên rất không may là chuyện này lại không được quan tâm đúng mức bởi các kỹ sư giám sát hiện trường. Kết quả thu được từ thí nghiệm nhổ cọc do TS. Nguyễn Anh Dũng và KS. Tạ Hoàng (xem bài của 2 tác giả này đã đăng trên ketcau) thực hiện đã chỉ rõ những hiện tượng biến dạng cong, xiên... của cọc ép do hậu quả của phương pháp thi công hiện nay.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                          Nguyên văn bởi Pham
                          Gặp cát bão hòa mà lại ép cọc tiết diện lớn thì đúng là vừa giảm tiến độ thi công lại vừa không an toàn trong tính toán. Cát bão hòa nói chung là gần như không thể đầm chặt (giảm thể tích) bằng lực nén tĩnh. Trong trường hợp này lực nén là lực ngang sinh ra trong quá trình cọc xuyên vào trong đất. Điều này dẫn tới việc các cọc thi công sau thường rất khó ép đến độ sâu thiết kế. Một điểm cần lưu ý nữa là khi thi công cọc ép có độ dài lớn, chất lượng của mối nối các đoạn cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên rất không may là chuyện này lại không được quan tâm đúng mức bởi các kỹ sư giám sát hiện trường. Kết quả thu được từ thí nghiệm nhổ cọc do TS. Nguyễn Anh Dũng và KS. Tạ Hoàng (xem bài của 2 tác giả này đã đăng trên ketcau) thực hiện đã chỉ rõ những hiện tượng biến dạng cong, xiên... của cọc ép do hậu quả của phương pháp thi công hiện nay.
                          Cảm ơn Bác Pham nhiều .

                          Vì thiết kế cơ sở yêu cầu cần lập các phương án nền móng để so sánh . Mình cũng như các Bác Thiết kế ở ngoài ấy cũng kết ông cọc nhồi hơn đối với công trình qui mô như thế này . Mình tin là sẽ thuyêt phục 9ược CĐT làm cọc nhồi .

                          Rất cảm ơn sự nhiệt tình đóng góp của các Bác .

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                            Nguyên văn bởi ATN-XD88CT2
                            Chào anh NguyenHoaiNam,

                            Sau đây là một số ý kiến đóng góp cho vui:


                            Không biê’t là building mà anh đang thiết kế dùng cho căn hộ hay là dùng cho văn phòng? (Tôi đóan là căn hộ vì chiều cao mỗi tầng chỉ có 3.15m). Thông thường thì dùng họat tải (Live Load) = 40 psf = 195 kg/m^2) cho nhà căn hộ, nếu là office thì dùng họat tảI = 80 psf = 390 kg/m^2 (US practice). Họat tải có thể được giảm nếu diện tích lớn hơn 150 ft^2 or 13.9m^2.
                            Xin chào ATN-XD88CT2.
                            Không biết là bạn đang du học ở Mỹ hay đang sống & làm việc ở bên ấy?

                            - Công trình này là chung cư + office + Mart+ ... (complex)
                            - Các giá trị tải trọng tiêu chuẩn bạn nêu đều tương tự như TCVN . Nhưng theo mình hiểu thì trường giảm hoạt tải chỉ có thể áp dụng trong thiết kế móng (tức là tổng tải trọng. Thực tế không biết Ks VN mình có ai đa từng làm làm như vậy chưa ??? ). Còn tính dầm , cột vách dạg cục bộ thì không xét giảm hoạt tải.

                            Nếu sàn của anh là 8m X 9m thì độ dày của sàn là 200mm (8 inch) thì đủ rồi (250mm thì quá dày). Thép (mild steel) thì khỏang 1 psf hoặc 4.9 kg/m^2, co`n ca’p (PT cables) thi` khoa?ng 2.1 psf = 10 kg/m^2 (cho nha` căn hộ) to 2.5 psf = 12kg/m^2 ( cho văn phòng).
                            - Ô sàn 8x9m là mình chọn đem ra so sánh giữa 2 phương án flat plate và conventional slab-beam. Thực tế , bên cạnh nó là ô bản nhịp 9x10m

                            -Bác có nhầm không khi khối lượng tendons lại nhiều hơn mild steel.???

                            -Mình thấy có tài liệu khác nói , unbonded tendon , bên Mỹ làm khoảng tendon : 5kg/m2, mild steel 7.7 kg/m2

                            -Mình có tổng kết thực tế công trình làm 2002 : tendons 5.47 kg/m2, mild steel 18 kg/m2 (lúc đó "nhát tay" lắm) . Một phần vì mặt bằng kiến trúc không phát huy được ưu điểm của PT, một phần vì wind reinforcement khá ngốn mild steel.

                            Bên US này, tiến độ trung bình là 5 ngày một sàn. Tất cả đều dùng early strength concrete (phu. gia?), tie^’n độ thi công sẽ nhanh hơn được va`i nga`y/sa`n: thi co^ng co’ thể kéo cáp sau 2 ngày đo^?. Tui. nó (construction engineers) còn ti’nh la` sẽ ke’o ca’p sau 1 nga`y mà thôi để tie^’t kie^.m tho*`i gian.

                            Co`n ve^` pha^`n shoring (cop-pha & co^.t cho^’ng) thi` tu.i no’ du`ng flying forms, ra^’t nhanh go.n.
                            - Công trình khi ấy , nhà thầu làm cố lắm cũng chỉ được 11-12 ngày sàn. Căng sau khi đỗ BT 3 ngày BT M 350 (cube test) . Chậm là do ảnh hưởng của thời gian thi công cột , lõi cứng không nhanh (làm theo kiểu copha bình thường, mất khoảng 4-5 ngày).

                            - Flying formwork rất thích hợp cho công nghệ này nhưng không biết ở đây có nhà thầu nào làm được không?

                            Se~ post hi`nh le^n dde^? anh em xem cho vui.

                            P.S.: Mo^.t va^’n dde^` quan tro.ng ddo^’I vo*’I Post tension (PT) slab la` o^’ng da^~n ddie^.n nu*o*’c. Mo^.t khi dda~ dda(.t xong ro^I`, ra^’t kho’ su*?a chu*?a cho ne^n mo.i vie^.c pha?I thie^’t ke^’ ky~ lu*o*~ng va` well-coordinated (lie^.c la.c?) giu*~a ca’c consultants (Archietcts, Structural Engineers & Mechanical/Electrical/Plumbing Engineers).
                            - Đúng như bạn nói, mình gặp và xử lý tình huống này rất khó khăn vì lúc ấy chưa phối hợp tốt với M&E khiến thẩm mỹ nội thất công trình không đạt như ý muốn.
                            - BẠn có kinh nghiệm hay góp ý gì về vấn đề này cùng chia sẽ với anh em học hỏi.


                            Thân.
                            Last edited by Nguyenhoainam; 02-08-2005, 11:25 AM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cọc ép/đóng trong đất cát bão hòa nước

                              [QUOTE=Nguyenhoainam]Xin chào ATN-XD88CT2.
                              Không biết là bạn đang du học ở Mỹ hay đang sống & làm việc ở bên ấy?

                              Xin chào anh NguyenHoaiNam,

                              Mình đang sống và làm việc ở San Francisco. Mình đi học ở bên Mỹ cho nên từ ngữ kỷ thuật tiếng Việt trong ngành Xây Dựng thì không biết nhiều lắm, vô đây học lóm được vài từ cũng hay hay
                              .

                              - Công trình này là chung cư + office + Mart+ ... (complex)
                              - Các giá trị tải trọng tiêu chuẩn bạn nêu đều tương tự như TCVN . Nhưng theo mình hiểu thì trường giảm hoạt tải chỉ có thể áp dụng trong thiết kế móng (tức là tổng tải trọng. Thực tế không biết Ks VN mình có ai đa từng làm làm như vậy chưa ??? ). Còn tính dầm , cột vách dạg cục bộ thì không xét giảm hoạt tải.



                              - Ô sàn 8x9m là mình chọn đem ra so sánh giữa 2 phương án flat plate và conventional slab-beam. Thực tế , bên cạnh nó là ô bản nhịp 9x10m

                              -Bác có nhầm không khi khối lượng tendons lại nhiều hơn mild steel.???

                              Xin đính chính là Cáp (PT cables) thì khỏang 1 psf hoặc 4.9 kg/m^2, co`n The’p (mild steel) thi` khoa?ng 2.1 psf = 10 kg/m^2 (cho nha` căn hộ) to 2.5 psf = 12kg/m^2 ( cho văn phòng). Lúc mình viết, định viết bằng tiếng Anh cho nhanh nhưng mà chú DucXD complained dzữ quá cho nên phải ráng đổi qua tiếng Việt, vừa phải bỏ dấu vừa phải đổi đơn vị từ US system (pound, inch) qua SI system (kg, m) cho nên đảo ngược khối lượng thép cho cáp và ngược lai.

                              -Mình thấy có tài liệu khác nói , unbonded tendon , bên Mỹ làm khoảng tendon : 5kg/m2, mild steel 7.7 kg/m2

                              Cũng có thể có những công trình mặt bằng kiến trúc thích hợp thì ta có thể đạt được những giá trị mà bạn nêu bên trên (chẳn hạn như rectangular column layout, first bay is short bay, etc).


                              -Mình có tổng kết thực tế công trình làm 2002 : tendons 5.47 kg/m2, mild steel 18 kg/m2 (lúc đó "nhát tay" lắm) . Một phần vì mặt bằng kiến trúc không phát huy được ưu điểm của PT, một phần vì wind reinforcement khá ngốn mild steel.

                              Vậy là bạn dùng PT slab to resist wind loads (in combined with gravity loads) chứ không có hệ thống chống lực ngang (lateral system): concrete shear walls hoặc concrete moment frames riêng hả?.


                              - Công trình khi ấy , nhà thầu làm cố lắm cũng chỉ được 11-12 ngày sàn. Căng sau khi đỗ BT 3 ngày BT M 350 (cube test) . Chậm là do ảnh hưởng của thời gian thi công cột , lõi cứng không nhanh (làm theo kiểu copha bình thường, mất khoảng 4-5 ngày).

                              - Flying formwork rất thích hợp cho công nghệ này nhưng không biết ở đây có nhà thầu nào làm được không?



                              - Đúng như bạn nói, mình gặp và xử lý tình huống này rất khó khăn vì lúc ấy chưa phối hợp tốt với M&E khiến thẩm mỹ nội thất công trình không đạt như ý muốn.
                              - BẠn có kinh nghiệm hay góp ý gì về vấn đề này cùng chia sẽ với anh em học hỏi.

                              Mình có post một vài tấm hình lên cho các bạn xem cho vui ở bên mục BTCT Nhà Cao Tầng, BTCT Ứng Lực Trước. Có gì xin chỉ bảo cho với.

                              Thân,

                              Chúc bạn một ngày làm việc vui vẽ.

                              P.S.: Khi nào rảnh rổi sẽ post lên vài tấm ảnh của một steel high-rise mà bọn mình thiết kế cho anh em xem cho vui. :-)
                              Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
                              "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
                              Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
                              Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

                              Ghi chú

                              Working...
                              X