QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

    Phương pháp số, đặc biệt là PPPTHH đang được ứng dụng rất nhiều trong phân tích và thiết kế cầu. Nơi đây gửi các bài báo và thông tin chọn lọc về ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu. Hi vọng sẽ là thông tin bổ ích cho các kỹ sư và sinh viên trong các vấn đề ứng dụng PPPTHH vào các công trình thực tế.

    Mong mọi người cùng hưởng ứng chia xẻ thông tin.

    Lần này xin gửi 2 bài báo về nội dung:
    1. Dùng phân tích phi tuyến PPPTHH trong cầu dầm thép
    2. Dùng PPPTHH trong phân tích cầu hộp đúc hẫng phân đoạn có dự ứng lực căng ngoài

    1. Saving Half Through Girder Bridges using Non-Linear
    Finite Element Analysis
    S. MEHRKAR-ASL, C. L. BROOKES, W. G. DUCKETT
    Gifford and Partners Ltd, Southampton, UK

    2. FINITE ELEMENT ANALYSIS OF EXTERNALLY
    PRESTRESSED SEGMENTAL BRIDGES
    Prof. Dr.-Ing. G. Rombach, Dipl.-Ing. A. Specker
    Department of Concrete Structures
    Technical University of Hamburg-Harburg, Germany
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

    Cả 2 bài báo này đều có nhiều thông tin quý báu cả. Cũng có nhungz gợi ý hay cho các anh đang học Cao học hay NCS.
    Ỏ London có điều kiện kiếm đuoc thông tin và chia xẻ cho mọi người nhu thế này thì quý hóa lắm. Cám ơn anh nhiều
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

      Em cám ơn Thầy Trung nhiều!
      Em sẽ tiếp tục gửi một số bài lên đây và có gì mong Thầy góp ý giúp.

      3. Ứng dụng PPPTHH và xác xuất trong cầu dàn thép giản đơn
      4. Mô hình PTHH để phân tích mặt cầu BTCT

      3. Finite Element and Probabilistic Analysis for Simple Truss Bridge
      Chen-Min Huang Research Experiences for Undergraduates in Japan in Advanced Technology (REUJAT)
      University of California, Irvine Department of Civil and Environmental Engineering

      4. FINITE ELEMENT MODELING AND ANALYSIS OF REINFORCED-CONCRETE BRIDGE DECKS
      R. Michael Biggs et al.
      Attached Files

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

        5. Mô phỏng cầu treo dây văng dưới tải trọng xe

        5. MODELING OF CABLE-STAYED BRIDGES FOR ANALYSIS OF TRAFFIC INDUCED VIBRATIONS
        Raid Karoumi
        Department of Structural Engineering
        Royal Institute of Technology
        SE-100 44 Stockholm, Sweden
        www.struct.kth.se
        Attached Files

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

          6. PPPTHH để phân tích dầm BTCT và BTCT dự ứng lực

          6. Nonlinear Models of Reinforced and Post-tensioned Concrete Beams

          P. Fanning

          Lecturer, Department of Civil Engineering, University College Dublin
          Earlsfort Terrace, Dublin 2, Ireland.
          Attached Files

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

            Quá tuyệt ! thanks nhiều ???
            Phong độ & đẳng cấp !

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

              7. PPPTHH phân tích cầu bản
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                Hello ông bạn già Wuyen , lâu quá không có tin tức gì, dạo này thế nào rồi, vẫn ở UK hay đang lang thang ở nước nào ?

                Ủng hộ topic PPPPTHH trong phân tích cầu của Wuyen 2 quyển sách gối đầu giường cho dân dùng FEM trong cầu:

                1. Bridge deck behaviour - E.C.Hambly

                2. Bridge Desk Analysis - Eugene O'Brien

                Nguyên văn bởi wuyen
                7. PPPTHH phân tích cầu bản

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                  Thanks Tal, vẫn còn ca bài Trịnh... "..đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt"... có gì email lại nhé. cái topic này chẳng thấy ai support cả, mãi mới thấy thì lại là ông bạn quen cũ ...

                  8. Phân tích phi tuyến cầu khung BTCT

                  9. Phân tích phi tuyến dầm BTCT ứng suất trước
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                    Thật cám ơn vì đây là những tài liệu rất tốt, cung cấp thêm các khái niệm mới nhưng sâu về phân tích kết cấu đặc biệt là về các khái niệm phi tuyến hình học và mô hình phi tuyến vật liệu, là các khái niệm còn ít được quan tâm đối với đội ngũ tư vấn trong nước. Tuy nhiên 1 số bài báo chỉ đề cập đến kết quả phân tích số và so sánh với kết quả thực nghiệm, đây là hướng nghiên cứu chung của các khoa kết cấu thép và bê tông của các trường đại hoc lớn ở Châu au hay Mĩ. Tuy nhiên 1 số vấn đề bản chất nhất thì bài báo không đề cập đến đó chính là mô hình vật liệu mà các phần mềm thương mại xây dựng được, ví dụ như bài báo viết về phân tích số và so sánh nén thử với 1 dầm bê tông. Bản chất của vấn đề này chính là mô hình phá hoại nén trong bê tông (CONCRETE COMPRESSION DAMAGE) hay mô hình phá hoại kéo (CONCRETE TENSION DAMAGE) mà phần mềm thương mại ANSYS áp dụng, cũng như mô hình phá hoại dẻo của phần tử reinforcement. Vây nếu có điều kiện, các bạn có thể cung cấp thêm cấc tài liệu và bài báo đề cập đến các vấn đề này, xin cám ơn rất nhiều

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                      đúng là tài liệu rất hưu ích cho dân BRIDGE ....thankns you very much ....
                      Thế giới phẳng
                      Chiếc lexus và cây ôliu
                      Chiến tranh tiền tệ
                      Science is sexy
                      ***GLOBE WARNING***

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                        Như tên của topic đã đề cập, thread này tạm giới hạn trong phạm vi ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế. Để nhằm cung cấp thông tin và thảo luận, nhưng cũng hi vọng sẽ gợi ý nhiều người - đặc biệt là những người phân tích, thẩm định - trong việc tìm hiểu đánh giá về ứng xử thực sự của kết cấu. Các bài gửi lên là có chọn lọc trong những personal views của người viết.

                        Vì lẽ đó mà đã không đề cập chi tiết về các mô hình (models). Về mô hình vật liệu của bêtong và cốt thép, kể cả bêtong-cốt thép liên kết thì có hàng trăm mô hình khác nhau được kiểm chứng và xuất bản, thực tế nhiều hơn. Có thể dễ dàng tìm trên các bài báo. Ở thread "Phương pháp tính" trên diễn đàn này cũng đã có đề cập chút ít. Riêng với mô hình vật liệu bêtong (concrete model) thì theo dạng số hóa của vết nứt trong PPPTHH - bao gồm chung cho cả nứt do bị nén và bị kéo - có thể vắn tắt chia làm 2 loại: vết nứt rời rạc (discrete crac k model) và vết nứt liên tục (smeared crac k model). Trong đó thì smeared crac k model được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi hơn vì nhiều lý do tốt hơn. Các mô hình của smeared crac k model: theo loại này thì các constitutive models và các models phát triển tạm diễn đạt ngắn gọn như sau:
                        Vết nứt liên tục "smeared crac k model" (Rashid 1968) -> yếu tố vết nứt quay (Cope et al. 1980) -> yếu tố năng lượng rạn nứt "c rack band model" (Bazant & Oh 1983) -> dựa trên lý thuyết dẻo (plasticity), cơ học rạn nứt (fracture mechanics), cơ học phá hủy (damage mechanics) và cơ sở của nguyên lý nhiệt động học (thermodynamic framework) de Borst (2002).
                        Theo đó, có hàng trăm mô hình khác nhau! Nếu có ai quan tâm, đặc biệt là những người bắt đầu làm nghiên cứu, muốn được tư vấn thì cứ gửi thư.

                        Tùy mỗi mô hình bạn cần nghiên cứu để hiểu cụ thể mà áp dụng. Phát triển ra được 1 mô hình được xuất bản ở các tạp chí hàng đầu chắc chắn là việc khó nhất. Nhưng việc hiểu và dùng đúng được mô hình đó cho 1 ứng dụng cụ thể cũng không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi áp dụng vào kết cấu công trình cầu hay nhà cửa. Nên thực tế là, trên các xuất bản, các mô hình mới được cho ra lò nhiều hơn là ứng dụng các mô hình đó vào các kết cấu cụ thể! Bởi vì việc ứng dụng đúng các mô hình đó đòi hỏi người dùng phải có 1 nền tảng kiến thức nhất định - thường nói chung là cần được đào tạo một số năm ở university hoặc viện nghiên cứu. Không ngạc nhiên khi mà ở các hội thảo dành cho người sử dụng các phần mềm thương mại như ABAQUS, LUSAS, ANSYS...rất nhiều các báo cáo về ứng dụng được trình bày bởi những người đã có PhDs.

                        Nhưng thực tế là, khi hiểu bản chất các mô hình - cụ thể là nền tảng cơ học và toán học, việc ứng dụng sẽ có thể coi gần như không có biên giới. Ví dụ với một mô hình bêtong và cốt thép tốt, khi dùng cho vật liệu bêtong trong kết cấu cầu sẽ cho ứng xử của kết cấu cầu, khi dùng cho kết cấu nhà sẽ cho ứng xử của kết cấu nhà... khi đó người phân tích sẽ không có giới hạn trong tên gọi là kỹ sư xây dựng cầu hay kỹ sư xây dựng nhà! Thêm ví dụ nữa, chắc không ít người lạ rằng hiện nay trong y khoa, y học tế bào, sinh học...người ta đang dựa trên/dùng mô hình cố kết của cơ học đất (soil consolidation model) để mô phỏng ứng xử cơ học của các bộ phận cơ thể như xương, não, và cả ở mức độ tế bào, vi khuẩn... nhưng cũng không ngạc nhiên vì cơ sơ cơ-toán học là như nhau, khác là giá trị các thông số về vật liệu, biến dạng.

                        Các phần mềm thương mại hiện nay như ABAQUS, LUSAS, DYNA, ANSYS... đa phần đều có các models và môi trường làm việc đáp ứng được các nhu cầu của người phân tích và thiết kế trong ngàng kỹ thuật. Các models của họ là các mô hình tốt đã được xuất bản và kiểm chứng. Ở Việtnam, chắc chắn chúng ta có hoặc dễ dàng có được các công cụ này. Cái chúng ta cần là người hiểu và dùng các models này ở các mức độ và các áp dụng khác nhau. Có lẽ đây vẫn là còn một khoảng cách lớn. Nhưng bây giờ chắc là lúc chúng ta cần phải có một cái nhìn thực sự vào sự phân tích và đánh giá kết cấu, chẳng hạn phân tích tại sao dầm bêtong dự ứng lực bị nứt, hơn là vẫn dựa vào cách mô hình hóa đơn giản dầm rồi tính duyệt theo cách ứng suất cho phép/hay giới hạn đơn giản như trong qui trình... hoặc giải thích được tương đối rõ ràng tại sao kết cấu bị nứt cục bộ tại chỗ đó...

                        Anyway, đây là các ý kiến cá nhân -> hãy thảo luận....


                        Rashid, Y. R., (1968). Ultimate strength analysis of pre-stressed concrete vessels. Nuclear Engineering and Design, Vol. 7, No. 4, 334-344.

                        Cope, R. J., Rao, P. V., Clark, L. A., and Norris, P., (1980). Modelling of reinforced concrete behaviour for finite element analysis of bridge slabs. International Conference of Numerical Methods for Non-Linear Problems, 457-469 (Edited by C. Taylor et al.). Pineridge Press, Swansea.

                        Bazant, Z. P., and Oh, B. H., (1983). Crac k band theory for fracture of concrete. Materials and Structures (RILEM, Paris), Vol. 16, 155-177.

                        de Borst, R., (2002). Fracture in quasi-brittle materials: a review of continuum damage-based approaches. Engineering Fracture Mechanics, Vol. 69, No. 2, 95-112.
                        Last edited by wuyen; 30-08-2007, 07:56 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                          Cám ơn nhé, những tài liệu như thế này thỉnh thoảng mình tìm trên mạng cũng có nhưng phải trả tiền để mua. Anh em có chia sẻ như thế là quý lắm đấy.Phát huy nhé!!!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                            Nguyên văn bởi tal
                            Ủng hộ topic PPPPTHH trong phân tích cầu của Wuyen 2 quyển sách gối đầu giường cho dân dùng FEM trong cầu:

                            1. Bridge deck behaviour - E.C.Hambly

                            2. Bridge Desk Analysis - Eugene O'Brien
                            Hai links này đã die. Mong bác gửi lại!!!
                            Last edited by bangkd; 25-11-2007, 01:18 AM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Ứng dụng của PPPTHH trong phân tích và thiết kế cầu

                              Bạn cho mình email mình gữi cho !

                              Nguyên văn bởi bangkd
                              Hai links này đã die. Mong bác gửi lại!!!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X