QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

    CÁC BÁC CHO EM HỎI MẤY VẤN ĐỀ SAU

    Sức chịu tải của cọc theo đk đất nền:
    Sức chịu tải cực hạn
    Qu=Qp+Qs
    Sức chịu tải cho phép
    Qa=Qu/3 hoặc Qa=Qp/FSs + Qs/FSp - W
    Qp: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do lực chống
    Qs: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do ms
    FSs: hs an toàn do ms bên của cọc
    FSp: hs an toàn do ms mũi
    Pvl: sức chịu tải cực hạn của cọc theo vl
    Pvl=phi*(Rn*Fp + Ra*Fa)
    Khi xác định sức chịu tải tính toán của cọc ép thì ta lấy giá trị min của Pvl, Qa.
    Tại sao ta phải chia cho các hs FSs, FSp mà không lấy luôn giá trị cực hạn.
    có quan niệm cho rằng khi tính toán ta phải tính sao cho Qu là giá trị cực hạn phải nhỏ hơn Pvl thì mới đảm bảo là cọc ép xuống được nhưng điều này thì không đúg với lý thuyết đã học.
    có quan niệm nào cho rằng chiều dài tíh toán của cọc btct lo=2l không?( một đầu ngàm 1 đầu tự do)
    xin cho biết các đk kỹ thuật của cọc ép?
    Nothing gonna change....

  • #2
    Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

    em cung thac mac ve cai nay

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

      Nguyên văn bởi minhbu
      CÁC BÁC CHO EM HỎI MẤY VẤN ĐỀ SAU

      Sức chịu tải của cọc theo đk đất nền:
      Sức chịu tải cực hạn
      Qu=Qp+Qs
      Sức chịu tải cho phép
      Qa=Qu/3 hoặc Qa=Qp/FSs + Qs/FSp - W
      Qp: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do lực chống
      Qs: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do ms
      FSs: hs an toàn do ms bên của cọc
      FSp: hs an toàn do ms mũi
      Pvl: sức chịu tải cực hạn của cọc theo vl
      Pvl=phi*(Rn*Fp + Ra*Fa)
      Khi xác định sức chịu tải tính toán của cọc ép thì ta lấy giá trị min của Pvl, Qa.
      Tại sao ta phải chia cho các hs FSs, FSp mà không lấy luôn giá trị cực hạn.
      có quan niệm cho rằng khi tính toán ta phải tính sao cho Qu là giá trị cực hạn phải nhỏ hơn Pvl thì mới đảm bảo là cọc ép xuống được nhưng điều này thì không đúg với lý thuyết đã học.
      có quan niệm nào cho rằng chiều dài tíh toán của cọc btct lo=2l không?( một đầu ngàm 1 đầu tự do)
      xin cho biết các đk kỹ thuật của cọc ép?
      Phương pháp tính sức chịu tải của cọc như bạn viết ở trên là phương pháp Allowable Stress Design (ASD). Như bạn trình bày Qa=Qu/FS. Qu là sức chịu tải cực hạn được tính toán từ các đặc trưng của đất nền từ thí nghiệm. FS là hệ số an toàn (factor of safety) kể đến những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả thí nghiệm mà chưa được kể đến (uncertaining). Đối với tính toán sức chịu tải của cọc FS thường lấy từ 2.5-3.
      Khi dùng cọc ép, sức chịu tải theo vật liệu phải lớn hơn lực ép cọc. Lực ép cọc có giá trị từ 1.5 đến 2.5 Qa tùy theo loại đất.
      Bạn có thể mua cuốn sách Chỉ dẫn thiết kế và thi công móng cọc ép của GS TSKH Nguyễn Văn Quảng.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

        Theo như em được biết , hệ cọc ép sâu nhất ở Việt nam là hệ cọc ở sân vân động Thiên trương thành phố Nam dịnh, không biết các ngài có thể cho em biết hệ cọc đóng dài nhất là bao nhiêu mét không, ở công trình nào và một số thông số cơ bạn

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

          Bác nào có kinh nghiệm trong việc thiết kế cọc ép có khoan dẫn hoặc xoáy nước xin cho minh hỏi một chút:
          - Khi thiết kế các công trình cao tầng ven biển cần phải ép cọc nhưng thường lớp cát trên dày khoảng 6-7m rồi lại đến lớp đất chịu tải kém, sau đó mới đến các lớp đất chịu lực tốt. Phương án đưa ra là ép cọc, nhưng với lớp cát dày như trên rất khó thi công. Thực tế hay chon phương pháp khoan dẫn hoặc xoáy nước.
          - Người thiết kế phải đề ra phương pháp hạ cọc nhưng tôi không rõ căn cứ theo đâu để đề ra ( có người nói là nhìn vào chỉ số SPT để biết ), và nếu dùng phương pháp khoan dẫn thì lúc đó ta tính sức chịu tải theo đất nền ra sao? Tôi dang phân vân vấn đề này, xin đưa lên diễn đàn mong được các cao thủ cho biết ý kiến.
          Mong mọi người quan tâm!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

            Nguyên văn bởi ntrinh
            Bác nào có kinh nghiệm trong việc thiết kế cọc ép có khoan dẫn hoặc xoáy nước xin cho minh hỏi một chút:
            - Khi thiết kế các công trình cao tầng ven biển cần phải ép cọc nhưng thường lớp cát trên dày khoảng 6-7m rồi lại đến lớp đất chịu tải kém, sau đó mới đến các lớp đất chịu lực tốt. Phương án đưa ra là ép cọc, nhưng với lớp cát dày như trên rất khó thi công. Thực tế hay chon phương pháp khoan dẫn hoặc xoáy nước.
            - Người thiết kế phải đề ra phương pháp hạ cọc nhưng tôi không rõ căn cứ theo đâu để đề ra ( có người nói là nhìn vào chỉ số SPT để biết ), và nếu dùng phương pháp khoan dẫn thì lúc đó ta tính sức chịu tải theo đất nền ra sao? Tôi dang phân vân vấn đề này, xin đưa lên diễn đàn mong được các cao thủ cho biết ý kiến.
            Mong mọi người quan tâm!
            chào anh!
            khi xây dựng công trình gần biển thì vấn đề ép cọc rất khó; lớp cát dày tới 6 mét thì có thể chấp nhận được; nếu ép cọc sợ ép không xuống; mà nếu đóng cọc thì tiết diện phải lớn ; nếu dùng khoan dẫn sẽ tạo ra dòng xoáy lỡ sẽ có thể xạc lỡ lỗ khoan dẫn ;
            theo em anh có thể dùng phương pháp hạ cọc bằng xói nước tới cao trình cuối của lớp cát sau đó ép tiếp ; tức là chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn thứ nhất là hạ cọc bằng phương pháp sói lỡ; tiếp theo là ép cọc
            việc tính toán sức chịu tải của cọc trong tường hợp này anh nên tính toán không kể đến lớp đất cát ở bên trên dày 6-7 mét; tức là coi như chẳng có lớp đất đó; và cần kiểm tra cọc chịu tải trọng ngang (Q) và kiểm tra độ mãnh cho cọc ; vấn đề này giống như thiết kế cọc đài cao
            còn nhắm chừng có thể đóng thử mà thấy đóng được thì nên dùng phương pháp đóng cọc bằng búa.
            đó là ý kiến của em ; anh tham khảo thêm về nhiều ý kiến khác
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

              Chào bạn ksminh!
              Cám ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề mình nêu ra, nhưng mình muốn hỏi thêm là đối với đất cát thì quá trình phục hồi cũng nhanh nên nếu ta bỏ qua hoàn toàn lớp đất đó trong tính toán liệu có lãng phí lắm không. Theo kinh nghiệm của bạn thì loại cát nào thì chúng ta không cần khoan dẫn hoặc xoáy nươc, căn cứ vào chỉ tiêu cơ lý đất nào? Mong bạn quan tâm.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Hỏi về móng cọc (sức chịu tải)

                Nguyên văn bởi ntrinh
                Chào bạn ksminh!
                Cám ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề mình nêu ra, nhưng mình muốn hỏi thêm là đối với đất cát thì quá trình phục hồi cũng nhanh nên nếu ta bỏ qua hoàn toàn lớp đất đó trong tính toán liệu có lãng phí lắm không. Theo kinh nghiệm của bạn thì loại cát nào thì chúng ta không cần khoan dẫn hoặc xoáy nươc, căn cứ vào chỉ tiêu cơ lý đất nào? Mong bạn quan tâm.
                chào anh!
                nếu lớp cát quá sâu thì anh dùng phương án cọc ép là không hợp lý; anh có thể chuyển sang cọc khoan nhồi với bê tông phải có khả năng chống ăn mòn; còn nếu lớp cát không sâu lắm; thì có thể ép cọc như đã nói ở trên ; anh bỏ qua lớp đất đó thì theo em không phí;vì an toàn nếu anh muốn tính toán lớp đất đó anh phải thí nghiệm nén mẩu lại lớp đất đất đó sau khi nén cọc và từ đó anh xác định lại khả năng chịc lực của cọc thì hợp lý hơn; nhưng tốn kém.
                còn loại cát nào không cần khoan dẫn ; hoặc xoáy nước; thông thường đường kính hạt cát không quá to ; mịn; lớp cát có góc phi lớn và có kích thước nhỏ; và độ rỗng nhỏ;cát có xu hướng sắp xếp lại thế cân bằng mới ; thường kích thước hạt lớn thì dể sắp xếp lại hạt; thông thương lớp cát dùng để đặt mũi cọc ; nhưng với cái công trình của anh thì lớp cát ở bên trên; mà là cát biển; thì coi như lớp đó tham gia tăng ma sát cho cọc chẳng bao nhiêu ; và nước biển ngập mặn nó luôn làm cho kết cấu đất thay đổi liên tục và không cố định ; thà răng ta chẳng xem nó như là nước ; và anh đang thi công cái cọc đài cao vậy thì an toàn hơn.
                đó là ý kiến của em học hỏi từ các đàn anh trong công ty; mong anh góp ý
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú

                Working...
                X