Thành phố HCM là thành phố được dân chúng cho là bình yên , nhưng chuyện không phải vậy . Đây là bài viết phần nào nói về sự kiện này . Nhưng không hiểu tại sao ... CÓ 26 TRẠM QUAN TRẮC ĐỊA CHẤN THÌ TRONG ĐÓ CÓ 23 TRẠM NẰM Ở MIỀN BẮC , 3 CÒN LẠI NẰM Ở HUẾ , NHA TRANG , ĐÀ LẠT ... . CÁC NƠI NHƯ SÀI GÒN ... LÀ RẤT CÓ THỂ XẢY RA ĐỘNG ĐẤT MÀ LẠI KHÔNG CÓ TRẠM NÀO LÀ SAO , MIỀN NAM ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO VẬY ? Và theo tôi , bản đồ chỉ là dự báo thôi , chứ riêng về phỏng đoán cá nhân ( Chủ quan ) thì các vùng từ Sài gòn đến Nha trang là địa điểm có thể xảy ra động đất nhiều nhất .
--------------------------------------------------------------------
Theo báo CA Thành phố HCM
Sau vụ động đất xảy ra lần đầu tiên ở TPHCM
l UBND TPHCM chỉ đạo kiểm tra các tòa nhà cao tầng
l Những điều người dân cần biết khi xảy ra sự cố tương tự!
Sau sự cố dư chấn từ trận động đất ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa qua, tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản người dân, nhưng nó lại đặt ra nhiều điều mà chúng ta cần phải bàn đến.
Thứ nhất, hệ thống cảnh báo quá thiếu! Được biết, hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tất cả 26 trạm quan trắc động đất, trong đó, có đến 23 trạm nằm ở các tỉnh phía Bắc, 3 trạm còn lại nằm ở Huế, Nha Trang và Đà Lạt. Chính vì thiếu thông tin nên khi sự cố xảy ra, hàng nghìn người dân chẳng biết chuyện gì xảy ra và chỉ biết cùng nhau đổ xô xuống đường tạo nên cảnh hoảng loạn chưa từng có. Như đêm 5-8 vừa qua, sau cơn dư chấn thứ hai xảy ra lúc 1 giờ 30, hàng trăm hộ gia đình tại ở tầng 3 và 4 của lô D, C, B, chung cư Cô Giang không dám trở vào nhà vì cứ thấp thỏm sợ lô chung cư này sập đổ. Khi nhận được điện thoại từ UBND quận 1 cho biết, những dư chấn vừa qua là do ảnh hưởng động đất từ ngoài biển khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Lương Văn Lượng, Phó ban quản trị chung cư Cô Giang, số 100 Cô Giang, P. Cô Giang, quận 1 cùng lãnh đạo UBND phường Cô Giang, CA phường... đã kịp trấn an người dân tại đây là chỉ ảnh hưởng và tình hình trên chỉ xảy ra trong vài giây mà thôi. Mãi đến 3 giờ sáng, người dân tại đây mới dám quay trở lại vào nhà.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định những dư chấn của cơn động đất đã đi qua. Nhưng những gì diễn ra trong đêm 5 và trưa ngày 6-8 vừa qua quả đáng lo ngại. Bên cạnh việc các khu chung cư già nua, cơ sở vật chất đã xuống cấp nên những rung chuyển như càng được nhân đôi. Cụ thể như chung cư Cô Giang, tính luôn các hộ dân sống quanh vành đai của khu chung cư này lên đến con số 6.000 người và nếu sự cố của đợt dư chấn xảy ra nặng hơn, thì thiệt hại của nó khó lường trước được vì các lực lượng cứu hộ dường như không có và ngay chính quyền cấp phường cũng không hề biết chuyện gì đang xảy ra khi đợt dư chấn đầu tiên đi qua trong đêm
5-8. Trong khi đó, cả chính quyền địa phương, người dân đều rơi vào thế bị động. Từ các tài liệu liên quan đến động đất trên thế giới cho thấy, mỗi khi có hiện tượng động đất xảy ra, nếu người dân đang ở trong nhà, điều quan trọng nhất là phải giữ được bình tĩnh, sau đó tìm cách trốn xuống các gầm giường và dùng các vật dụng trong nhà như chăn, mùng, gối... quấn vào người nhất là phần đầu vì làm như vậy sẽ tránh được những chấn thương nếu xảy ra nguy cơ sập nhà. Đồng thời, cần nhanh chóng khóa các thiết bị liên quan đến cháy nổ, cần định hướng lối ra để có thể thoát thân khi sự cố xảy ra. Một điều cấm kỵ là khi nhận thấy có hiện tượng động đất xảy ra, người dân nên nhanh chóng tránh càng xa những tòa cao ốc càng tốt để bảo đảm được tính mạng của mình.
Phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thu, Giám đốc trung tâm Bản đồ địa lý, địa chất miền Nam trước các cơ quan truyền thông báo chí đã làm cho nhiều người quan tâm: “Với một thành phố lớn như TPHCM, cần phải có một dự án nghiên cứu về tình hình động đất và phải có bản đồ phân vùng có đới sinh chấn vì trong hệ thống đứt gãy, có đứt gãy sinh chấn và đứt gãy không sinh chấn”. Bên cạnh đó, nếu có những dự án nghiên cứu về động đất, nó sẽ giúp các nhà đầu tư, các công trình xây dựng cao ốc... sẽ có những kiến thức cần thiết để ứng dụng vào lĩnh vực xây dựng vì TPHCM hiện là một trong những thành phố có nhiều cao ốc nhất trong cả nước. Ngay khi các sự cố trên xảy ra, ngày 6-8 vừa qua, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Đua đã có công văn chỉ đạo UBND các quận huyện tiến hành kiểm tra các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư trên địa bàn thành phố đã và đang xuống cấp để có hướng xử lý kịp thời. UBND thành phố giao Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ, Viện Vật lý địa cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức kiểm tra, đề xuất biện pháp khắc phục để tránh những thiệt hại.
Bài, ảnh: NGUYỄN THUẬT - VĂN THÂN
--------------------------------------------------------------------
Theo báo CA Thành phố HCM
Sau vụ động đất xảy ra lần đầu tiên ở TPHCM
l UBND TPHCM chỉ đạo kiểm tra các tòa nhà cao tầng
l Những điều người dân cần biết khi xảy ra sự cố tương tự!
Sau sự cố dư chấn từ trận động đất ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa qua, tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản người dân, nhưng nó lại đặt ra nhiều điều mà chúng ta cần phải bàn đến.
Thứ nhất, hệ thống cảnh báo quá thiếu! Được biết, hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tất cả 26 trạm quan trắc động đất, trong đó, có đến 23 trạm nằm ở các tỉnh phía Bắc, 3 trạm còn lại nằm ở Huế, Nha Trang và Đà Lạt. Chính vì thiếu thông tin nên khi sự cố xảy ra, hàng nghìn người dân chẳng biết chuyện gì xảy ra và chỉ biết cùng nhau đổ xô xuống đường tạo nên cảnh hoảng loạn chưa từng có. Như đêm 5-8 vừa qua, sau cơn dư chấn thứ hai xảy ra lúc 1 giờ 30, hàng trăm hộ gia đình tại ở tầng 3 và 4 của lô D, C, B, chung cư Cô Giang không dám trở vào nhà vì cứ thấp thỏm sợ lô chung cư này sập đổ. Khi nhận được điện thoại từ UBND quận 1 cho biết, những dư chấn vừa qua là do ảnh hưởng động đất từ ngoài biển khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Lương Văn Lượng, Phó ban quản trị chung cư Cô Giang, số 100 Cô Giang, P. Cô Giang, quận 1 cùng lãnh đạo UBND phường Cô Giang, CA phường... đã kịp trấn an người dân tại đây là chỉ ảnh hưởng và tình hình trên chỉ xảy ra trong vài giây mà thôi. Mãi đến 3 giờ sáng, người dân tại đây mới dám quay trở lại vào nhà.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định những dư chấn của cơn động đất đã đi qua. Nhưng những gì diễn ra trong đêm 5 và trưa ngày 6-8 vừa qua quả đáng lo ngại. Bên cạnh việc các khu chung cư già nua, cơ sở vật chất đã xuống cấp nên những rung chuyển như càng được nhân đôi. Cụ thể như chung cư Cô Giang, tính luôn các hộ dân sống quanh vành đai của khu chung cư này lên đến con số 6.000 người và nếu sự cố của đợt dư chấn xảy ra nặng hơn, thì thiệt hại của nó khó lường trước được vì các lực lượng cứu hộ dường như không có và ngay chính quyền cấp phường cũng không hề biết chuyện gì đang xảy ra khi đợt dư chấn đầu tiên đi qua trong đêm
5-8. Trong khi đó, cả chính quyền địa phương, người dân đều rơi vào thế bị động. Từ các tài liệu liên quan đến động đất trên thế giới cho thấy, mỗi khi có hiện tượng động đất xảy ra, nếu người dân đang ở trong nhà, điều quan trọng nhất là phải giữ được bình tĩnh, sau đó tìm cách trốn xuống các gầm giường và dùng các vật dụng trong nhà như chăn, mùng, gối... quấn vào người nhất là phần đầu vì làm như vậy sẽ tránh được những chấn thương nếu xảy ra nguy cơ sập nhà. Đồng thời, cần nhanh chóng khóa các thiết bị liên quan đến cháy nổ, cần định hướng lối ra để có thể thoát thân khi sự cố xảy ra. Một điều cấm kỵ là khi nhận thấy có hiện tượng động đất xảy ra, người dân nên nhanh chóng tránh càng xa những tòa cao ốc càng tốt để bảo đảm được tính mạng của mình.
Phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thu, Giám đốc trung tâm Bản đồ địa lý, địa chất miền Nam trước các cơ quan truyền thông báo chí đã làm cho nhiều người quan tâm: “Với một thành phố lớn như TPHCM, cần phải có một dự án nghiên cứu về tình hình động đất và phải có bản đồ phân vùng có đới sinh chấn vì trong hệ thống đứt gãy, có đứt gãy sinh chấn và đứt gãy không sinh chấn”. Bên cạnh đó, nếu có những dự án nghiên cứu về động đất, nó sẽ giúp các nhà đầu tư, các công trình xây dựng cao ốc... sẽ có những kiến thức cần thiết để ứng dụng vào lĩnh vực xây dựng vì TPHCM hiện là một trong những thành phố có nhiều cao ốc nhất trong cả nước. Ngay khi các sự cố trên xảy ra, ngày 6-8 vừa qua, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Đua đã có công văn chỉ đạo UBND các quận huyện tiến hành kiểm tra các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư trên địa bàn thành phố đã và đang xuống cấp để có hướng xử lý kịp thời. UBND thành phố giao Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ, Viện Vật lý địa cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức kiểm tra, đề xuất biện pháp khắc phục để tránh những thiệt hại.
Bài, ảnh: NGUYỄN THUẬT - VĂN THÂN
Ghi chú