QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

    Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, chuyên ngành "Cơ học đất - Nền móng - Công trình ngầm."

    Đề tài: "Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic vào công tác thiết kế tường chắn đất đắp trên đường giao thông trong điều kiện Việt Nam".

    Xin gửi tài liệu này để các bạn có thể làm tham khảo và làm ơn thông báo cho tác giả khi sử dụng những kết quả trong luận văn này.

    Tác giả:
    Mai Anh Phương
    Phone: 0989189109
    Email: maianhphuong@gmail.com
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

    Bạn cho hỏi thêm một chút là luận văn được làm ở trường nào thế ? Cái luận án của bạn thiếu mất trang bìa, nên nếu ai muốn dùng làm tài liệu tham khảo có lẽ sẽ gặp khó khăn trong việc trích dẫn đấy
    Does engineering need science?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

      Bạn thắc mắc về Mai Anh Phương a?
      Mai Anh Phương học Thạc Sỹ o Trường đai học Bach Khoa Tp.HCM và mới tốt nghiệp năm 2005 thôi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

        Gửi phu_ho và những người quan tâm:
        Xin lỗi vì thiếu sót này và tôi xin được gửi bổ sung.
        Luận văn này được làm tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và đã bảo vệ thành công vào tháng 7 năm 2005.

        Gửi Tuanman:
        Tôi không phải là người mà bạn nói đến. Tuy nhiên, thật hân hạnh khi được biết đến "Mai Anh Phương học Thạc Sỹ o Trường đai học Bach Khoa Tp.HCM và mới tốt nghiệp năm 2005".

        Thân ái.
        Mai Anh Phương
        Đại học Xây dựng Hà Nội
        Attached Files

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

          Thú thực là tớ mới chỉ xem qua phần tóm tắt và phần mục lục. Cảm giác đọc phần tóm tắt là khá chưng hửng. Lời mào đầu bác viết hay như giới thiệu tiểu thuyết nhưng lại không nêu được điều gì cụ thể về nội dung bên trong của luận văn. Nếu theo như lời giới thiệu thì mục đích của luận văn là giúp hệ thống hóa và cụ thể hóa phương pháp số trong địa kỹ thuật. Đây là vấn đề (chắc là) cực lớn vì tớ nghe thấy nó cứ lùng bùng chẳng gợi lên được điều gì. Tuy nhiên khi nhìn cái tên luận án thì lại thấy nó đi vào một vấn đề khá "chi tiết" là sử dụng Duncan-Chang vào bài toán tường chắn đất đắp. Tác giả có thể giải thích sự liên hệ giữa 2 vấn đề trên được không? Làm sao mà từ việc giải một bài toán cụ thể như vậy lại có thể hệ thống hóa được phương pháp số trong địa kỹ thuật được nhỉ?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

            Cám ơn vì ý kiến xác đáng của bác. Có lẽ cảm giác của bác cũng giống cái tặc lưỡi của tôi vào 3 ngày trước ngày bảo vệ . Đó không thể gọi là tóm tắt cho cái luận văn mà tôi đã làm. Tôi đưa nguyên văn lên đây cũng chỉ vì nó đã được in trong cái quyển tôi đã nộp cho thư viện của trường mà không còn cơ hội để sửa chữa. Đúng ra, nó phải là cái “Lời dẫn” hoặc đại loại như vậy cho một cái đề tài “hoành tráng” hơn. Hy vọng cái luận văn này sẽ còn được mổ xẻ kỹ càng bởi các cao thủ trên diễn đàn này. Tôi sẽ rất vui nếu được như vậy với suy nghĩ rằng việc mổ xẻ nó còn tốt hơn nhiều so với việc nó chết dí trong cái thư viện trường.

            Thân ái.
            Mai Anh Phương.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

              Bác Phương thân mến: Bác muốn luận án của bác được mổ xẻ theo kiểu gì? Phản biện sùi bọt mép hay vỗ tay tặng hoa?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                Bác Phạm thân mến,

                Tôi cho rằng việc mổ xẻ một cái gì đó trong công việc nói chung nên nhằm vào đối tượng chứ không nhằm vào chủ thể. Cho nên, việc phản biện có làm sùi bọt mép ai đó hay vỗ tay tặng hoa đối với tôi không quan trọng. Quan trọng là việc mổ xẻ đó có đem lại ích lợi gì đối với những người quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề hay không.

                Thân ái
                Mai Anh Phương.
                Last edited by maianhphuong; 22-08-2005, 05:38 PM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                  Chào Phương và mọi người,

                  Riêng wuyen thấy đề tài Phương có ý tưởng - như tên gọi đề tài - hay đó chứ. Cách bạn trình bày và đưa ra các references trong phần text cũng đầy đủ hơn hẳn so với một vài luận án hay báo cáo post lên forum này mà wuyen được nhìn thấy. Do hiện nay không được cập nhật nên mình không biết, nhưng chắc việc ứng dụng FEM trong địa chất và nền móng ở nhà cũng còn rất hạn chế, nên việc tiếp cận và làm nghiên cứu quả là cần thiết và nên được nhiều encouragement!

                  wuyen góp một vài ý cá nhân, cũng tổng quát thôi vì mình chưa có điều kiện xem chi tiết. Mình chỉ đề cập nội dung chính của bạn là ứng dụng mô hình Duncan & Chang và FEM. Mong mọi người cho ý kiến.

                  1. nên chăng bạn cần làm rõ mô hình có sẵn trong FE package hay là do bạn xây dựng mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết và implement vào trong FE package.

                  2. dù là bằng cách nào thì bạn cũng cần phải kiểm chứng độ chính xác của mô hình và việc bạn dùng mô hình qua một số thí nghiệm (từ đơn giản) và các thông số học của mô hình. Đây là bước khó có thể thiếu vì nó phản ánh việc "dùng" mô hình trên cơ sở lý thuyết đưa ra ở chương 4.

                  Dường như ở luận án, bạn chấp nhận ngay mô hình và cách dùng FEM vào bài toán chính mà không có một sự kiểm chứng nào là điều mà kết quả và rồi kết luận (ở mục 6.3 và 7) sẽ không thuyết phục được. Bên cạnh mô hình itself, việc dùng FEM (loại element, cách chia mesh...) cho bài toán cụ thể của bạn cần được giải thích vì nó ảnh hưởng đến kết quả.

                  3. vấn đề bạn làm dường như chỉ về so sánh vật liệu/giá thành cho tường chắn đất, không hiểu sao bạn có thể kiến nghị việc xây dựng qui trình thiết kế ổn định nền đường giao thông dựa trên phương pháp phân tích là PPPTHH? vì vấn đề sau quá to tát và đâu là cơ sở xây dựng qui trình thiết kế dựa trên FEM?

                  Nhờ các bác góp ý giúp.
                  Last edited by wuyen; 24-08-2005, 07:58 AM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                    To PvAn: Bác cho tôi hỏi, thế ở trong nước việc áp dụng các mô hình phi tuyến trên đến đâu rồi bác? Triển vọng tương lai như thế nào?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                      Luận văn thạc sỹ kỹ thuật viet hay.
                      Anh maianhphuong cho toi biet:
                      1) LuanVanThacSiKyThuat-BoSung.zip khi xa ra thành format gi? pdf?
                      2) Chuong Trinh Cao Hoc o Viet Nam, sau khi tot nghiep ky su Bo tuc them ra Thac Sy, cao hon nua la Tien sy hay nguoc lai ?
                      Cam on nhe.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                        Gui Anh maianhphuong:

                        Neu Anh muon, de thoi gio lam mot Abstract ngan gon khoang 10 trang power point ve bai LuanVanThacSiKyThuat bang Anh ngu (English).

                        Quan trong ve chu de FEM. Cho them chi tiet. Dong y cho toi sua doi chut it, neu can thiet.

                        Toi giup Anh dua chu de len CADFEM User's meeting tai Duc nam nay 2009 hoac 2010. Day la Conference hang nam tham du khoang 500 Chuyen Gia.

                        Khong dam hua hen nhieu nhung neu may man co nguoi ngoai chu y den de tai nay, thi anh co them chut it phuong tien nghien cưu lau dai.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Ứng dụng mô hình đàn hồi phi tuyến hyperbolic ....

                          To MaianhPhương: Luận văn của Bác hay đấy, nhưng nếu bổ sung thêm kết qủa thí nghiệm để xác định các đặc tính độ cứng cho việc tính toán thì tốt hơn. Như thế này, có cảm giác hơi chay bác ạh.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X