QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu không gian

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kết cấu không gian

    Trong lĩnh vực Kết cấu không gian thì Công ty KCKG TADITS có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo và thi công. Thực tế đã thực hien hàng chục công trình trong cả nước trong 10 năm trở lại đây.
    Các bạn có thể xem thông tin trên trang web www.tadits.com
    Mọi vấn đề xin thảo luận tại đây hoặc gửi mail trực tiếp tuanxda160@yahoo.com

  • #2
    Ðề: Kết cấu không gian

    Đúng là công ty của thầy Đỗ Đức Thắng, nếu ai quan tâm đến KCKG hoặc muôn nghiên cứu khoa học hay làm đồ án thi mình sẽ hỏi lại thầy Thắng cho. Ở Cty luôn có rất nhiều đề tài mới mà nhân viên bọn mình làm không xuể.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kết cấu không gian

      Có ai đã tính nha' cao tầng (vừu có cả động đất - gió động...). xin hay post lên file nhập dử liệu cho Anh Em nhà ta mới tập tểnh vào nghề tham khảo với.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kết cấu không gian

        Nguyên văn bởi xda160
        Trong lĩnh vực Kết cấu không gian thì Công ty KCKG TADITS có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo và thi công. Thực tế đã thực hien hàng chục công trình trong cả nước trong 10 năm trở lại đây.
        Các bạn có thể xem thông tin trên trang web www.tadits.com
        Mọi vấn đề xin thảo luận tại đây hoặc gửi mail trực tiếp tuanxda160@yahoo.com
        Chào anh XDA160
        Anh có thể cho em biết rõ hơn về đặc điểm cấu tạo, ưu nhược điểm của từng loại nút liên kết mà công ty TADITS đã dùng được không. Nếu có thể anh gửi mail cho em theo địa chỉ congcamlo@yahoo.com.Việt Nam
        Xin cám ơn anh nhiều

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kết cấu không gian

          Xem qua thì xem rồi nhưng vì chưa có điều kiện nhìn tận tay day tận mặt nên mới phải hỏi cho sáng mắt sáng lòng thêm một chút mà
          Theo em thì tổ hợp tải cứ theo lý thuyết là được rồi còn chia lưới thì đúng là khó vì vừa phải đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất vừa kinh tế nhất; Việc nầy thì chắc phải làm nhiều may ra mới thạo đươc.
          Tiện đây có mấy thắc mắc nhờ các anh chỉ giúp:
          - Với nút cầu thì cách xác định khả năng chịu lực kéo của quả cầu tính theo cách nao? Độ lệch tâm của thanh dàn sau khi vặn vào quả cầu có cần tính đến không? Nếu thanh dàn bị nghiêng do góc sai hoặc chế tạo kg chính xác có cần xét đến ảnh hưởng do bị ép mặt cục bộ kg - Nếu có bằng cách nao?
          - Với nút trụ trong trang của TADITS em không xem được chi tiết nên kg dám họi
          - Với nút dập từ thép bản thì thanh chịu nén bị đập bẹp 1 đầu có dảm bảo truyền lực đúng tâm thanh hay kg? Nếu nội lực trong thanh xiên đâm vào thanh thẳng làm bẹp thanh thẳng thì sao?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kết cấu không gian

            Tôi cũng có điều muốn hỏi, Theo cách nghĩ của tôi, khi thanh thép ống đập bẹp đầu, chịu nén, thì nó sẽ bị phá hoại đầu tiên ở vị trí bị đập bẹp, tiết diện ở đó không thể ổn định(chịu nén) =1/2 tiết diện thép ống được! Mà theo tôi dược biết, hình như các bác ở TADITS vẫn dùng SAP và khai báo một tiết diện thép ống bình thường, chạy không đỏ là ok???
            Có bác TADITS nào có lời giải thích hợp lý không nhỉ?
            Nút trụ, nút cầu, không biết nhiều không dám nói!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kết cấu không gian

              Nguyên văn bởi 44xd4
              Tôi cũng có điều muốn hỏi, Theo cách nghĩ của tôi, khi thanh thép ống đập bẹp đầu, chịu nén, thì nó sẽ bị phá hoại đầu tiên ở vị trí bị đập bẹp, tiết diện ở đó không thể ổn định(chịu nén) =1/2 tiết diện thép ống được! Mà theo tôi dược biết, hình như các bác ở TADITS vẫn dùng SAP và khai báo một tiết diện thép ống bình thường, chạy không đỏ là ok???
              Có bác TADITS nào có lời giải thích hợp lý không nhỉ?
              Nút trụ, nút cầu, không biết nhiều không dám nói!
              Tôi chưa kiểm tra như bạn nói, nhưng nên đập bẹp đúng tâm, tiết diện thay đổi dần đường đột ngột hay đập bẹp về 1 phía, vì thực tế khi chọn thanh thường chọn thường hơi dư vì để cùng chủng loại dễ thi công nên tại vị trí chịu nén chưa kịp phá hoại thì thanh khác nó kéo lại rồi (nó tự phân bố nội lực). Tôi rất muốn chuyển 1 số hình ảnh, file tôi thiết kế cho bạn tham khảo nhưng chẳng biết đưa lên.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kết cấu không gian

                Mình cũng không phải chuyên gia gì trong lĩnh vực kết cấu thép, cũng như kết cấu dàn không gian nên cũng không dám đưa ra nhận xét về thiết kế của bạn. Nhưng có vấn đề bạn giải thích tôi cảm thấy chưa hợp lý lắm:
                - Thứ nhất: "đập bẹp đúng tâm" cứ cho là tiết diện thay đổi dần, nhưng tôi chỉ tính tại vị trí tiếp giáp với "nút công nghiệp" (nút chế tạo bởi bản thép mỏng, hàn với thanh dàn) chỗ đó thì được coi là đập bẹp hoàn toàn, bằng công thức tính thanh chịu nén đúng tâm (thực tế không phải là đúng tâm nhưng cứ cho là thế đi) bạn có thể tính ra ngay khả năng chịu nén trong thanh thép dẹt tiết diện tương đương thanh thép ống kém thép ống mấy lần(đêm tối lọ mọ, chả tìm thấy sách đâu để có số liệu chính xác cho bạn, mà cái này thì mình cũng chả nhớ trong đầu làm gì, Ơ le rồi bán kính quán tính tiết diện rồi độ mảnh gì gì đó ....) (thép ống chịu nén hơn thép dẹt là chắc rồi, vật liệu phân bố xa trọng tâm, bán kính quán tính tiết diện lớn, độ ổn định cao...)
                - Thứ hai: để tiện thi công và tối ưu kết cấu người ta dùng một số thanh cùng chủng loại có cùng tiết diện, nhưng tiết diện đó bao giờ cũng chọn dựa vào thanh chịu lực lớn nhất và kết cấu chỉ tối ưu (giá thành giảm, không giảm thì mình làm ăn với BlueScope hoặc Zamin còn hơn) khi ứng suất trong thanh nguy hiểm nhất đạt (hoặc gần đạt) tới giá trị ứng suất của thép. Mình chỉ tính đến trường hợp phá hoại trong thanh dàn nguy hiểm nhất(cái thanh mà bạn chọn lấy ứng suất max để ra tiết diện đó) không thể nói là tiết diện chọn dư để tiện thi công nhé.
                - Thứ ba: Hình như chả có ai dám nói bằng miệng trước hội đồng thẩm định: Thanh A quá ứng suất, biện dạng một chút xíu thì đến thanh B, thanh C chịu ảnh hưởng và chịu bớt một phần nội lực của thanh A từ đó đảm bảo hệ dàn vẫn hoạt động bình thường! "Tự phân bố lực" như thế nào, và bao nhiêu? Lưu ý bạn đây mình chỉ nói đén thanh chịu nén, theo cách nghĩ của mình thanh chịu nén không có thể loại phá hoại từ từ giãn dài như thanh chịu kéo mà ... rụp một cái, một thanh gẫy và...
                Lại mắc bệnh nói nhiều rồi, có gì không phải xin các bác chỉ giáo!
                Last edited by 44xd4; 30-12-2005, 01:09 AM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kết cấu không gian

                  Nguyên văn bởi 44xd4
                  Mình cũng không phải chuyên gia gì trong lĩnh vực kết cấu thép, cũng như kết cấu dàn không gian nên cũng không dám đưa ra nhận xét về thiết kế của bạn. Nhưng có vấn đề bạn giải thích tôi cảm thấy chưa hợp lý lắm:
                  - Thứ nhất: "đập bẹp đúng tâm" cứ cho là tiết diện thay đổi dần, nhưng tôi chỉ tính tại vị trí tiếp giáp với "nút công nghiệp" (nút chế tạo bởi bản thép mỏng, hàn với thanh dàn) chỗ đó thì được coi là đập bẹp hoàn toàn, bằng công thức tính thanh chịu nén đúng tâm (thực tế không phải là đúng tâm nhưng cứ cho là thế đi) bạn có thể tính ra ngay khả năng chịu nén trong thanh thép dẹt tiết diện tương đương thanh thép ống kém thép ống mấy lần(đêm tối lọ mọ, chả tìm thấy sách đâu để có số liệu chính xác cho bạn, mà cái này thì mình cũng chả nhớ trong đầu làm gì, Ơ le rồi bán kính quán tính tiết diện rồi độ mảnh gì gì đó ....) (thép ống chịu nén hơn thép dẹt là chắc rồi, vật liệu phân bố xa trọng tâm, bán kính quán tính tiết diện lớn, độ ổn định cao...)
                  - Thứ hai: để tiện thi công và tối ưu kết cấu người ta dùng một số thanh cùng chủng loại có cùng tiết diện, nhưng tiết diện đó bao giờ cũng chọn dựa vào thanh chịu lực lớn nhất và kết cấu chỉ tối ưu (giá thành giảm, không giảm thì mình làm ăn với BlueScope hoặc Zamin còn hơn) khi ứng suất trong thanh nguy hiểm nhất đạt (hoặc gần đạt) tới giá trị ứng suất của thép. Mình chỉ tính đến trường hợp phá hoại trong thanh dàn nguy hiểm nhất(cái thanh mà bạn chọn lấy ứng suất max để ra tiết diện đó) không thể nói là tiết diện chọn dư để tiện thi công nhé.
                  - Thứ ba: Hình như chả có ai dám nói bằng miệng trước hội đồng thẩm định: Thanh A quá ứng suất, biện dạng một chút xíu thì đến thanh B, thanh C chịu ảnh hưởng và chịu bớt một phần nội lực của thanh A từ đó đảm bảo hệ dàn vẫn hoạt động bình thường! "Tự phân bố lực" như thế nào, và bao nhiêu? Lưu ý bạn đây mình chỉ nói đén thanh chịu nén, theo cách nghĩ của mình thanh chịu nén không có thể loại phá hoại từ từ giãn dài như thanh chịu kéo mà ... rụp một cái, một thanh gẫy và...
                  Lại mắc bệnh nói nhiều rồi, có gì không phải xin các bác chỉ giáo!
                  Chào bạn!
                  Đôi khi muốn hỏi mà chả biết hỏi ai. Có lẽ tôi may mắn là có người dám bỏ tiền ra để tôi thực hiện việc mà tôi cũng như bạn quan tâm. Bạn có từng gặp các công trình mà không thuyết minh... mà vẫn duyệt trong khi vấn đề đó chính họ giải thích chưa thông có lẽ nhờ vào cảm tính. mà thực tế vẫn có. Bạn hiểu lầm về cách chọn các thanh của tôi rồi - Đâu phải chọn cho toàn bộ là laoij có ứng xuất max (trọng lượng tôi không nhầm kể cả xà gồ kh tính cột thì khoảng 10-14kg/m2). Thanh tôi đang tính là khai báo khớp 2 đầu chứ đâu phải ngàm. TB công trình tôi lam không thuyết minh tính toán gì hết mà BQL khu CN vẫn duyệt!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kết cấu không gian

                    Nguyên văn bởi TND
                    Chào bạn!
                    Đôi khi muốn hỏi mà chả biết hỏi ai. Có lẽ tôi may mắn là có người dám bỏ tiền ra để tôi thực hiện việc mà tôi cũng như bạn quan tâm. Bạn có từng gặp các công trình mà không thuyết minh... mà vẫn duyệt trong khi vấn đề đó chính họ giải thích chưa thông có lẽ nhờ vào cảm tính. mà thực tế vẫn có. Bạn hiểu lầm về cách chọn các thanh của tôi rồi - Đâu phải chọn cho toàn bộ là laoij có ứng xuất max (trọng lượng tôi không nhầm kể cả xà gồ kh tính cột thì khoảng 10-14kg/m2). Thanh tôi đang tính là khai báo khớp 2 đầu chứ đâu phải ngàm. TB công trình tôi lam không thuyết minh tính toán gì hết mà BQL khu CN vẫn duyệt!
                    You are a lucky person!
                    Vấn đề kỹ thuật mình nghĩ có lẽ nên dừng ở đây thôi!
                    Nhà bạn thiết kế nhịp, bước cột, chiều dài nhà bao nhiêu? Có cầu trục không? (nếu có thể được bạn có thể cho mình cả giá dự toán sơ bộ ???/m2 gồm những gì )
                    Sau đấy mình có thể cung cấp cho bạn một dạng nhà khung khác hình dáng tương tự và giá để chúng ta cùng so sánh!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kết cấu không gian

                      Nguyên văn bởi 44xd4
                      You are a lucky person!
                      Vấn đề kỹ thuật mình nghĩ có lẽ nên dừng ở đây thôi!
                      Nhà bạn thiết kế nhịp, bước cột, chiều dài nhà bao nhiêu? Có cầu trục không? (nếu có thể được bạn có thể cho mình cả giá dự toán sơ bộ ???/m2 gồm những gì )
                      Sau đấy mình có thể cung cấp cho bạn một dạng nhà khung khác hình dáng tương tự và giá để chúng ta cùng so sánh!
                      To 44xd4
                      Khẩu độ nhà 20m, dài 64.8m, bước cột 7.2m, cao đỉnh cột 6.5m (kể cả khung hồi), cầu trục nhỏ (1T). trọng lượng khung+ xà gồ mái+bát là 10.01kg/m2 (không kể cửa trời rộng 4m, cột giữa, cột hồi, giằng cột). Nếu tính tổng cộng thì 16kg/m2 không kể dầm đỡ ray, cầu trục, xà gồ vách.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kết cấu không gian

                        Nguyên văn bởi TND
                        To 44xd4
                        Khẩu độ nhà 20m, dài 64.8m, bước cột 7.2m, cao đỉnh cột 6.5m (kể cả khung hồi), cầu trục nhỏ (1T). trọng lượng khung+ xà gồ mái+bát là 10.01kg/m2 (không kể cửa trời rộng 4m, cột giữa, cột hồi, giằng cột). Nếu tính tổng cộng thì 16kg/m2 không kể dầm đỡ ray, cầu trục, xà gồ vách.
                        Sorry bạn nha, tuần vừa rồi mình bận quá nên chưa reply lại cho bạn
                        Với khẩu độ nhà của bạn thế làm bằng khung khung phẳng cũng chỉ 15-16kg/m2 cả cột và xà gồ mái (xà gồ mái thép mạ cường độ cao). Dàn không gian chỉ ưu điểm hơn ở kết cấu vượt nhịp lớn thội Chạy bằng MBS. Mình quan tâm ở giá thành nhưng chăc bạn không để ý vấn đề đó!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kết cấu không gian

                          em đang làm tiểu luận vê KC không gian lớn. Các bác giúp e vs. hoặc giúp e 1 số đầu sách về no'.< kèm theo địa chỉ mua sách nữa nhe'>hiii

                          Ghi chú

                          Working...
                          X