TT - Đấu thầu với màn kịch “quân xanh, quân đỏ”, tình trạng bỏ thầu với giá thấp để rồi các dự án trở thành “dần xây” liệu có thể khắc phục? Luật đấu thầu đang được soạn thảo và chuẩn bị thông qua có thể “trị” được tình trạng này?
Trao đổi về vấn đề này, tổng thư ký Hội Kinh tế xây dựng Trần Trịnh Tường nói:
- Ông Trần Trịnh Tường: Quân xanh, quân đỏ là chuyện chỉ có thể xảy ra một khi các dự án tiến hành đấu thầu hạn chế, đấu thầu khép kín. Mà đây lại đang là vấn đề vì theo thống kê của tôi, tới 70-80% dự án là đấu thầu hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, điều cơ bản nhất là phải đấu thầu rộng rãi chứ không đấu thầu hạn chế.
Chỉ khi đấu thầu có 5-6 “anh” tham gia thì mới có chuyện móc ngoặc, quân xanh quân đỏ, chứ nếu đấu thầu công khai, rộng rãi, số lượng nhà thầu tham gia lên đến 20-30 thì làm sao móc ngoặc nổi. Nếu để ý ở các nước khác, ta sẽ thấy chỉ các dự án an ninh quốc phòng hoặc những dự án có tính chuyên sâu (ví dụ như dầu khí, hàng không) mới áp dụng đấu thầu hạn chế.
* Hiện đã có qui định các dự án khi đấu thầu bắt buộc không được khép kín. Điều này liệu đủ để khắc phục được tình trạng quân xanh, quân đỏ không, thưa ông?
- Đấy mới chỉ là phần ngọn thôi. Tôi nghĩ để khắc phục một cách cơ bản thì cần phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bộ chủ quản. Bởi vì nếu nói DN không được tham gia đấu thầu dự án mà cơ quan chủ quản làm chủ đầu tư thì chẳng lẽ những công trình tại TP.HCM phải để các DN từ những nơi khác đến làm, còn các DN của TP.HCM lại phải đi địa phương khác làm?
Hay như trong lĩnh vực giao thông, có DN nào có nhiều kinh nghiệm thi công công trình giao thông hơn các DN hiện đang thuộc quyền quản lý của bộ này không? Thế nên để xử lý tận gốc, vấn đề là phải xóa bỏ cơ chế chủ quản trong đấu thầu, để các bộ, các UBND địa phương không có bất cứ “động tác” nào chi phối quá trình đấu thầu, xét thầu.
* Vậy còn với tình trạng dự án “dần xây” sau khi đấu thầu, đâu là biện pháp cơ bản để khắc phục, thưa ông?
- Những vấn đề này phải xử lý từ gốc, đấy là việc ký kết và thực thi hợp đồng sau khi đã trúng thầu. Mình thường chỉ coi trọng, quan tâm đến đấu thầu, nhưng thật ra còn những vấn đề khác sau đấu thầu như vấn đề ký kết hợp đồng thì lại coi nhẹ, mặc dù đây mới thật sự là vấn đề quan trọng cần lưu ý.
Chính sự coi nhẹ này (thực chất là rất buông lỏng) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thi công theo kiểu “dần xây” mà báo Tuổi Trẻ mới phản ánh. Ở mình hiện nay mới chỉ có chuyện hứa là mấy tháng thì xong - đâu có phải đơn giản như vậy. Ví dụ như ở các nước, nhà thầu sau khi trúng thầu phải lập sơ đồ về tiến độ để thực thi theo cam kết đó.
* Nhưng theo các nhà quản lý, hiện vẫn cần phải có sự quản lý của các bộ chủ quản để hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí?
- Nếu như các qui định về tiêu chí xét thầu công khai, minh bạch thì sẽ chẳng phải lo ngại gì cả. Đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh và tìm ra nhà thầu có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm chuyên môn và có giá cả hợp lý. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là giá cả hợp lý chứ không phải giá cả thấp nhất. Giá bỏ thầu thấp nhất chưa chắc đã là giá hợp lý.
Tiền nào của nấy cả thôi: nếu giá thành 1m2 sàn nhà khung bêtông theo dự toán phải trên dưới 2 triệu đồng mà anh chỉ bỏ thầu có 1 triệu thì liệu chất lượng có bảo đảm được không? Ở đây không phải là chuyện giá dự toán và lập dự toán đâu.
Thực tế là không ít anh bỏ thầu với giá thấp không tưởng chỉ cốt để trúng thầu, có công ăn việc làm cho lao động của mình rồi mọi chuyện như thế nào thì tính sau. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng nên tính đến việc trong Luật đấu thầu qui định trong trường hợp phát hiện bỏ thầu quá thấp thì loại luôn nhà thầu đó.
* Ông có nghĩ rằng tình trạng kiện cáo, khiếu nại về xét thầu sẽ tăng lên vì không ít nhà thầu sẽ viện dẫn lý lẽ là “giá tôi đưa ra thấp, tiết kiệm cho chủ đầu tư tại sao lại không được chọn”?
- Chính vì vậy, các tiêu chí xét thầu cần phải qui định rõ lại, dựa trên nhiều yếu tố chứ không phải chỉ căn cứ trên giá bỏ thầu thấp nhất. Quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của người phê duyệt gói thầu thể hiện cũng chính là ở chỗ đó. Còn nếu nói đến chuyện tiết kiệm, chống tiêu cực trong các dự án, tôi nghĩ rằng việc trước tiên là phải xóa bỏ hoàn toàn tình trạng chỉ định thầu. Đây cũng đang là vấn đề của chúng ta: dự án nhỏ cũng chỉ định mà dự án lớn cũng chỉ định.
Ngoại trừ những dự án đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôi nghĩ rằng không thể áp dụng chỉ định thầu với các dự án khác vì bất cứ lý do nào. Làm như vậy (chỉ định thầu) là quay lại cách làm của chúng ta trước đây 15-20 năm rồi: chọn ra một vài “anh” khá khá rồi giao cho dự án này dự án kia.
* Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn hình thức chỉ định thầu, thưa ông?
- Tôi nghĩ là cần hạn chế đến mức tối đa, chỉ nên giới hạn hình thức chỉ định thầu trong trường hợp những dự án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc phải ứng cứu khẩn cấp khi có thiên tai thôi. Còn lại, đã là dự án sử dụng vốn nhà nước thì phải qua đấu thầu, mà là đấu thầu không khép kín, không hạn chế.
NHẬT LINH - TT
Trao đổi về vấn đề này, tổng thư ký Hội Kinh tế xây dựng Trần Trịnh Tường nói:
- Ông Trần Trịnh Tường: Quân xanh, quân đỏ là chuyện chỉ có thể xảy ra một khi các dự án tiến hành đấu thầu hạn chế, đấu thầu khép kín. Mà đây lại đang là vấn đề vì theo thống kê của tôi, tới 70-80% dự án là đấu thầu hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, điều cơ bản nhất là phải đấu thầu rộng rãi chứ không đấu thầu hạn chế.
Chỉ khi đấu thầu có 5-6 “anh” tham gia thì mới có chuyện móc ngoặc, quân xanh quân đỏ, chứ nếu đấu thầu công khai, rộng rãi, số lượng nhà thầu tham gia lên đến 20-30 thì làm sao móc ngoặc nổi. Nếu để ý ở các nước khác, ta sẽ thấy chỉ các dự án an ninh quốc phòng hoặc những dự án có tính chuyên sâu (ví dụ như dầu khí, hàng không) mới áp dụng đấu thầu hạn chế.
* Hiện đã có qui định các dự án khi đấu thầu bắt buộc không được khép kín. Điều này liệu đủ để khắc phục được tình trạng quân xanh, quân đỏ không, thưa ông?
- Đấy mới chỉ là phần ngọn thôi. Tôi nghĩ để khắc phục một cách cơ bản thì cần phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bộ chủ quản. Bởi vì nếu nói DN không được tham gia đấu thầu dự án mà cơ quan chủ quản làm chủ đầu tư thì chẳng lẽ những công trình tại TP.HCM phải để các DN từ những nơi khác đến làm, còn các DN của TP.HCM lại phải đi địa phương khác làm?
Hay như trong lĩnh vực giao thông, có DN nào có nhiều kinh nghiệm thi công công trình giao thông hơn các DN hiện đang thuộc quyền quản lý của bộ này không? Thế nên để xử lý tận gốc, vấn đề là phải xóa bỏ cơ chế chủ quản trong đấu thầu, để các bộ, các UBND địa phương không có bất cứ “động tác” nào chi phối quá trình đấu thầu, xét thầu.
* Vậy còn với tình trạng dự án “dần xây” sau khi đấu thầu, đâu là biện pháp cơ bản để khắc phục, thưa ông?
- Những vấn đề này phải xử lý từ gốc, đấy là việc ký kết và thực thi hợp đồng sau khi đã trúng thầu. Mình thường chỉ coi trọng, quan tâm đến đấu thầu, nhưng thật ra còn những vấn đề khác sau đấu thầu như vấn đề ký kết hợp đồng thì lại coi nhẹ, mặc dù đây mới thật sự là vấn đề quan trọng cần lưu ý.
Chính sự coi nhẹ này (thực chất là rất buông lỏng) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thi công theo kiểu “dần xây” mà báo Tuổi Trẻ mới phản ánh. Ở mình hiện nay mới chỉ có chuyện hứa là mấy tháng thì xong - đâu có phải đơn giản như vậy. Ví dụ như ở các nước, nhà thầu sau khi trúng thầu phải lập sơ đồ về tiến độ để thực thi theo cam kết đó.
* Nhưng theo các nhà quản lý, hiện vẫn cần phải có sự quản lý của các bộ chủ quản để hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí?
- Nếu như các qui định về tiêu chí xét thầu công khai, minh bạch thì sẽ chẳng phải lo ngại gì cả. Đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh và tìm ra nhà thầu có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm chuyên môn và có giá cả hợp lý. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là giá cả hợp lý chứ không phải giá cả thấp nhất. Giá bỏ thầu thấp nhất chưa chắc đã là giá hợp lý.
Tiền nào của nấy cả thôi: nếu giá thành 1m2 sàn nhà khung bêtông theo dự toán phải trên dưới 2 triệu đồng mà anh chỉ bỏ thầu có 1 triệu thì liệu chất lượng có bảo đảm được không? Ở đây không phải là chuyện giá dự toán và lập dự toán đâu.
Thực tế là không ít anh bỏ thầu với giá thấp không tưởng chỉ cốt để trúng thầu, có công ăn việc làm cho lao động của mình rồi mọi chuyện như thế nào thì tính sau. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng nên tính đến việc trong Luật đấu thầu qui định trong trường hợp phát hiện bỏ thầu quá thấp thì loại luôn nhà thầu đó.
* Ông có nghĩ rằng tình trạng kiện cáo, khiếu nại về xét thầu sẽ tăng lên vì không ít nhà thầu sẽ viện dẫn lý lẽ là “giá tôi đưa ra thấp, tiết kiệm cho chủ đầu tư tại sao lại không được chọn”?
- Chính vì vậy, các tiêu chí xét thầu cần phải qui định rõ lại, dựa trên nhiều yếu tố chứ không phải chỉ căn cứ trên giá bỏ thầu thấp nhất. Quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của người phê duyệt gói thầu thể hiện cũng chính là ở chỗ đó. Còn nếu nói đến chuyện tiết kiệm, chống tiêu cực trong các dự án, tôi nghĩ rằng việc trước tiên là phải xóa bỏ hoàn toàn tình trạng chỉ định thầu. Đây cũng đang là vấn đề của chúng ta: dự án nhỏ cũng chỉ định mà dự án lớn cũng chỉ định.
Ngoại trừ những dự án đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôi nghĩ rằng không thể áp dụng chỉ định thầu với các dự án khác vì bất cứ lý do nào. Làm như vậy (chỉ định thầu) là quay lại cách làm của chúng ta trước đây 15-20 năm rồi: chọn ra một vài “anh” khá khá rồi giao cho dự án này dự án kia.
* Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn hình thức chỉ định thầu, thưa ông?
- Tôi nghĩ là cần hạn chế đến mức tối đa, chỉ nên giới hạn hình thức chỉ định thầu trong trường hợp những dự án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc phải ứng cứu khẩn cấp khi có thiên tai thôi. Còn lại, đã là dự án sử dụng vốn nhà nước thì phải qua đấu thầu, mà là đấu thầu không khép kín, không hạn chế.
NHẬT LINH - TT
Ghi chú