QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

    Các bác làm ơn giúp tôi,cách tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp tính như thế nào? Giả sử sàn 50mx18m, chịu tải trọng nặng nhất là 50T.Số liệu đất nền không có,không gia cường đất nền bằng cọc.Không biết tính như nền đường BT xi măng có được không?
    Mong các bác giúp đỡ.

  • #2
    Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

    Nguyên văn bởi khanhduy
    Các bác làm ơn giúp tôi,cách tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp tính như thế nào? Giả sử sàn 50mx18m, chịu tải trọng nặng nhất là 50T.Số liệu đất nền không có,không gia cường đất nền bằng cọc.Không biết tính như nền đường BT xi măng có được không?
    Mong các bác giúp đỡ.
    Không có số liệu đất nền thì tính làm sao được
    Tính như bản trên nền đàn hồi
    uống ice-tea, đi BMW

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

      tất nhiên để tính được nền nhà công nghiệp thì cần phải có tài liệu khảo sát địa chất thì mới thiết kế được chứ! theo kinh nghiệm của tôi thì có thể sử dụng công thức trong thiết kế đường bê tông để thiết kế nền cho nhà xưởng công nghiệp vì có thể coi hai mô hình này tương đối giống nhau. Nhưng mà nền nhà công nghiệp gì mà có tải trọng lớn thế (>50t), thường thì nhà công nghiệp tôi thiết kế cũng lấy tải trọng/m2 để thiết kế thôi. Nền nhà công nghiệp thì không nên gia cường bằng cọc hay cọc tre mà chỉ nên gia cường bằng cát đầm chặt hoặc xi măng đất... thôi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

        Nguyên văn bởi arc_ngotau
        Nền nhà công nghiệp thì không nên gia cường bằng cọc hay cọc tre mà chỉ nên gia cường bằng cát đầm chặt hoặc xi măng đất... thôi.
        Ô, mình tưởng là gia cường bằng cái gì thì phải dựa vào nền đất thế nào chứ.
        Mà lý do tại sao lại không thể gia cường bằng cọc tre hay cọc tràm
        Nếu nền chứa vật liệu thôi thì có fải tính không.
        uống ice-tea, đi BMW

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

          Nguyên văn bởi hệ số nền
          Ô, mình tưởng là gia cường bằng cái gì thì phải dựa vào nền đất thế nào chứ.
          Mà lý do tại sao lại không thể gia cường bằng cọc tre hay cọc tràm
          Nếu nền chứa vật liệu thôi thì có fải tính không.

          Xét đến yếu tố kỹ thuật thi công và sử dụng lâu dài, thì không dùng cọc tre/tràm là hợp lý.

          Tùy yêu cầu của chủ đầu tư để đặt thiết bị trên mặt bằng hay đơn giản chỉ là có tiền, mà nền có thể dùng cọc BTCT. Thực tế có thể nền đầm cát sau 2 năm lún hết 200mm (ví dụ, khu Tân Thuận Tp.HCMC) nên chọn nền cọc BTCT ngay từ đầu là tiết kiệm hơn là phải dừng sản xuất để làm lại nền bằng cọc.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

            Nguyên văn bởi XUAN THUY
            Xét đến yếu tố kỹ thuật thi công và sử dụng lâu dài, thì không dùng cọc tre/tràm là hợp lý.

            Tùy yêu cầu của chủ đầu tư để đặt thiết bị trên mặt bằng hay đơn giản chỉ là có tiền, mà nền có thể dùng cọc BTCT. Thực tế có thể nền đầm cát sau 2 năm lún hết 200mm (ví dụ, khu Tân Thuận Tp.HCMC) nên chọn nền cọc BTCT ngay từ đầu là tiết kiệm hơn là phải dừng sản xuất để làm lại nền bằng cọc.
            nền không đặt thiết bị mà chỉ có chứa vật liệu kiểu cát, đá, sỏi thì cần gì fải làm cọc BTCT cho tốn kém ra
            uống ice-tea, đi BMW

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

              Nguyên văn bởi hệ số nền
              nền không đặt thiết bị mà chỉ có chứa vật liệu kiểu cát, đá, sỏi thì cần gì fải làm cọc BTCT cho tốn kém ra

              "Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                Nguyên văn bởi hệ số nền
                Ô, mình tưởng là gia cường bằng cái gì thì phải dựa vào nền đất thế nào chứ.
                Mà lý do tại sao lại không thể gia cường bằng cọc tre hay cọc tràm
                Nếu nền chứa vật liệu thôi thì có fải tính không.
                đúng là gia cường bằng cái gì thì phải dựa vào nền đất thế nào, vật liệu địa phương nào sẵn có, mình không nói là không thể gia cường bằng cọc tre hay tràm mà là gia cường bằng cọc tre hay cọc tràm thì sẽ tốn kém thời gian và tiền của hơn là phương án gia cường bằng cát.
                nếu nền chứa vật liệu thì còn tùy loại vật liệu của cậu đặt vào trong nền đó chứ. chẳng hạn nền để vật liệu thép xây dựng hay thép nguyên liệu thì phải tính kỹ là đằng khác,...

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                  Nguyên văn bởi arc_ngotau
                  đúng là gia cường bằng cái gì thì phải dựa vào nền đất thế nào, vật liệu địa phương nào sẵn có, mình không nói là không thể gia cường bằng cọc tre hay tràm mà là gia cường bằng cọc tre hay cọc tràm thì sẽ tốn kém thời gian và tiền của hơn là phương án gia cường bằng cát.
                  ,...
                  To arc-ngotau: Ở đồng bằng sông cửu long mà cậu gia cố bằng cát có khi còn đắt hơn cừ tràm ấy chứ. Tóm lại vẫn phải dựa vào vật liệu địa phương sẵn có và tính kinh tế của các phương án

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                    Nhân tiện mọi người nói chuyện về gia cố nền đất yếu tôi post lên một số tài liệu của công ty Menard chuyên gia sử lí nền đất : " Hiện đang làm thầu phụ cho LICOGI trong dự án khí điện đạm Cà Mau" sử lí toàn bộ phần nền yếu.
                    Nhìn các biện pháp sử lí của nó có vẻ cũng rất đơn giản
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                      Nguyên văn bởi huycdc
                      Thường sàn nhà công nghiệp chịu tải theo Tấn/m2., ví dụ 1T/m2, 2 T/m2, 5 T/m2 ... Tính toán bản trên nền đàn hồi hoặc tính như nền đường BTXM.
                      50T chắc là tải của một cái máy nào đó. Đ/c này nói không rõ.
                      Tiện thể xin giới thiệu một công nghệ mới ứng dụng cho nền nhà công nghiệp rất tốt là dùng BT cốt sợi thép, thi công nhanh, rẻ tiền, không cần đặt cốt thép thông thường. Có bảng tra sẵn cho các loại tải trọng phân bố khác nhau.
                      Anh co the cho biet tim bang tra o dau kg?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                        Chào Anh Huy,

                        Đã vào 2 links anh cho nhưng không tìm thấy bảng tra cho thiết kề sàn nhà công nghiêp. Anh có thể vui lòng cung cấp bản hardcopy được không ? Đầu tháng 7, chúng tôi sẽ thi công betông cốt thép sợi cho toằn bộ sàn một nhà máy dược ở KCN VSIP. Vì đây là cách thi công mới nên cần tham khảo càng nhiiều kinh nhgiệm hay kiến thức trước càng tốt.

                        Tôi được biết một số công trình nhà máy ở miền bắc đã sử dụng, và đường hầm xe lửa Hải Vân cũng đã từng thi công bêtong cốt thép sợi, không biết có anh chị nào trên diễn đàn tham gia các công trình đó không ?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính nền BTCT sàn nhà công nghiệp

                          Bản nền nhà công nghiệp được tính toán thiết kế phụ thuộc công năng của nó (tải trọng tác dụng lên bản nền), điều kiện địa chất, và liên kết của bản nền vào hệ dầm móng-móng. Bề mặt bản nền được xử lý (nếu cần) để đảm bảo khả năng chịu va đập, chịu mài mòn, kháng hóa chất...

                          Tải trọng tác dụng lên nền có thể đến 20-30 T/m2 (ví dụ kho thép), hoặc cũng có thể chỉ vài trăm Kg/m2 (ví dụ nhà máy may). Tải trọng thông dụng thường trong khoảng 2-8T/m2.

                          Với nền nằm trên lớp đất yếu và dày (sét nhão) thì cần sử dụng móng cọc BTCT, hoặc cọc xi măng-cát, xi măng đất cho toàn nền. Việc gia cố nông (cọc tre, tràm, đệm cát) thường không có tác dụng, vì nền chịu tải trên diện rộng (B lớn, và hệ số gây lún xấp xỉ 1). Đất dưới nền bị cố kết, kéo theo bản nền bi sụt, nứt nẻ... Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra dăm ba năm sau khi công trình được bàn giao, tức là đã hết thời gian bảo hành công trình. Chủ đầu tư cũng cần lưu ý vấn đề này để quyết định phương án hợp lý.

                          Khi dùng cọc BTCT, bản nền được tính như sàn không dầm trên cọc. Coi như đất đưới nền không tham gia chịu tải (vì sẽ bị lún). Khi đất có tính nở thi cần lưu ý tới tải trọng do phồng nền (từ dưới lên).

                          Với bản nền nằm trên các lớp đất tương đối tốt, việc tính toán thường theo mô hình bản trên nền đàn hồi. Nền được cắt khe co/khe dãn theo hai phương với khoảng cách 4-6m, tùy vào bước nhà, nhịp nhà và tính toán. Các khe co thường được cấu tạo sao cho chỉ truyền được lực cắt theo và không truyền được mô men từ tấm này sang tấm khác (cho phép bản nứt theo các khe này). Các kiểu phân bố tải trọng lên bản được người thiết kế vạch ra phù hợp với việc sử dụng bản nền trong thực tế.

                          Sau khi lập được sơ đồ tính, thì phân tích nội lực và cấu tạo cốt thép. Thường diện tích cốt thép cũng không nhạy với hệ số nền lắm. Nghĩa là, hệ số nền có thể giả thiết thay đổi nhiều nhưng cốt thép không thay đổi nhiều lắm. Tùy vào tải trọng mà có thể bố trí 2 lớp cốt thép, 1 lớp hoặc không bố trí...

                          Lan man quá, đi làm đã!

                          Ghi chú

                          Working...
                          X