QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng thép cường độ cao 500MP

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sử dụng thép cường độ cao 500MP

    Mong các bác giải thích dùm,tôi sử dụng thép cường độ 500MP để tiết kiệm thép (giảm giá thành ) so với thép thường ( cường độ 260MP ),mac bê tông 250 thì có nên không? Trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN không thấy cho phép sử dụng thép cường độ cao 500MP.Tuy nhiên tôi thấy các công trình nước ngoài họ sử dụng toàn thép cường độ cao.
    Bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin cho tôi ý kiến,cảm ơn rất nhiều.

  • #2
    Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

    - Khi bê tông đạt đén độ giãn dài do kéo tối đa thì ung suất trong cốt thép tại cùng vị trí thớ trên chiêu cao mặt cắt chi đat đến khoang 300 kG/cm2. Nghia la trong kết cấu BTCT không dụ úng lục thì muốn cho phat huy khả nang chịu kéo cua cốt thép, bắt buộc phai chấp nhận cho be tông nứt.
    - Mỗi nước khác nhau chấp nhận độ mở rộng vết nứt cho phép khác nhau đôi chút. Tiêu chuẩn Liên xô và các bản copy tiếng Việt được quen dùng rộng rãi đều giả thiết rằng bề rộng nứt 0,3 mm là bắt đầu có nguy cơ để nước, khí ẩm và các chất ăn mòn xâm nhập vào Bê tông đến sát cốt thép trong bê tông. SẼ dần dần ảnh hưởng xấu đến tuôi thọ kết cấu BTCT. Vì vậy đa dưa ra quy định rằng: dưới tổ hợp tải trọng cơ bản thì độ rộng vết nứt cho phép là 0,2 mm. Còn dưới tổ hợp tải trọng bổ sung thi trị số cho phép la 0,25 mm. Nhằm mục đích thiên về an toàn.
    - Nếu dùng các loại cốt thép cường độ cao mà không tạo dự ứng lực, nghĩa là đặt nó thụ động trong bê tông thì khi đạt đến trị số cho phép của độ rộng vết nứt , trị sô ứng suất trong cốt thép vẫn còn là nhỏ so với khả năng chịu kéo của cốt thép cường độ cao. Có nghĩa là không kinh tế chứ không phải là không thể dùng cốt thép cường độ cao. Trạng thái giới hạn sử dụng về nứt đã xảy ra trước tiên và là khống chế điều kiện thiết kế. Tuy mức độ cho phép của bề rông vết nứt mà có thể dùng loại cốt thép cường độ cao đến mức nào
    - Tất nhiên trong kết cấu BTCT dự ứng lực thì vấn đề dùng CT CDC lại là bắt buộc.

    -
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

      Nguyên văn bởi nguyenviettrung
      - Khi bê tông đạt đén độ giãn dài do kéo tối đa thì ung suất trong cốt thép tại cùng vị trí thớ trên chiêu cao mặt cắt chi đat đến khoang 300 kG/cm2. Nghia la trong kết cấu BTCT không dụ úng lục thì muốn cho phat huy khả nang chịu kéo cua cốt thép, bắt buộc phai chấp nhận cho be tông nứt.
      - Mỗi nước khác nhau chấp nhận độ mở rộng vết nứt cho phép khác nhau đôi chút. Tiêu chuẩn Liên xô và các bản copy tiếng Việt được quen dùng rộng rãi đều giả thiết rằng bề rộng nứt 0,3 mm là bắt đầu có nguy cơ để nước, khí ẩm và các chất ăn mòn xâm nhập vào Bê tông đến sát cốt thép trong bê tông. SẼ dần dần ảnh hưởng xấu đến tuôi thọ kết cấu BTCT. Vì vậy đa dưa ra quy định rằng: dưới tổ hợp tải trọng cơ bản thì độ rộng vết nứt cho phép là 0,2 mm. Còn dưới tổ hợp tải trọng bổ sung thi trị số cho phép la 0,25 mm. Nhằm mục đích thiên về an toàn.
      - Nếu dùng các loại cốt thép cường độ cao mà không tạo dự ứng lực, nghĩa là đặt nó thụ động trong bê tông thì khi đạt đến trị số cho phép của độ rộng vết nứt , trị sô ứng suất trong cốt thép vẫn còn là nhỏ so với khả năng chịu kéo của cốt thép cường độ cao. Có nghĩa là không kinh tế chứ không phải là không thể dùng cốt thép cường độ cao. Trạng thái giới hạn sử dụng về nứt đã xảy ra trước tiên và là khống chế điều kiện thiết kế. Tuy mức độ cho phép của bề rông vết nứt mà có thể dùng loại cốt thép cường độ cao đến mức nào
      - Tất nhiên trong kết cấu BTCT dự ứng lực thì vấn đề dùng CT CDC lại là bắt buộc.

      -
      Cám ơn sự giải thích của thầy Trung nhiều lắm,tuy nhiên mong thầy giải thích thêm về vấn đề này: "Bề rộng khe nứt bê tông tỉ lệ thuận với biến dạng trung bình của cốt thép. Do đó, thông thường khi sử dụng cốt thép CDC bề rộng khe nứt bê tông đã đạt đến giá trị cho phép mà ứng sứât trong cốt thép chưa đạt đến giá trị tính toán(cốt thép CDC này có độ dãn dài lớn).Vậy nếu sử dụng thép CDC có độ dãn dài thấp ( thép kéo nguội, loại thép này có độ dãn dài thấp, 10-15%) thì sẽ như thế nào?(Khi đó, có thể ứng suất trong cốt thép giá trị tính toán mà vẫn đảm bảo bề rộng khe nứt bê tông.). Do không thấy tiêu chuẩn hay tài liệu nào nói về vấn đề này nên tôi vẫn chưa dám sử dụng thép kéo nguội cường độ cao 500MP này.Và nếu sử dụng thì mac bê tông là bao nhiêu thì thích hợp?
      Nhờ thầy Trung và các bác nào có kinh nghiệm giải thích giúp tôi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

        ở đây tôi chỉ nói đến cốt thép bt 0 ứng lưc. Còn các loại cáp nên hỏi các anh chế tạo các loại dầm ứng suất trước sẽ rõ. (CÁC loại thép dùng cho chế tạo cáp ƯST đòi hỏi chất lượng rất cao thường không phải nước nào cũng luyện được loại thép này, thông thường các nhà sx cáp nhập phôi thép nguyên liệu từ các nước khác để kéo cáp)

        Khi dùng thép kéo nguội làm cốt bt phải hết sức cẩn thận vì:
        - mặc dù R cao nhưng độ giãn dài theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước về cốt thép đều không đạt.(độ giãn dài >= 16%)
        - thép gia công nguội đã bị biến đổi cơ tính, không còn làm việc trong khu vực đàn hồi, dễ phá hoại do hiện tượng mỏi mặc dù ứng suất làm việc còn rất thấp và bị phá hoại đột ngột như các loại vật liệu dòn (hiện tượng phá hoại này rất nguy hiểm không có dấu hiệu báo trước)

        cốt thép đã qua gia công kéo nguội khi uốn cong dễ bị phá hoại và tạo các vêt rạn trong thép rất nguy hiểm; không được hàn điện nối thép (vì nhiêt do hàn hàn làm giảm cường độ thép xung quanh vùng thép hàn.

        thép có cường độ 500 MPa cũng chỉ tương đương loại CIII trong TCVN.
        theo tôi ban không nên dùng thép kéo nguội để tính toán chịu lực trong các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng.
        mác BT và cốt thép thường trong các tiêu chuẩn cũng không quy định dùng loại nào đi với loại nào , tuy nhiên với các kết cấu chịu lực lớn so sánh sẽ thấy ngay thôi (đơn giản mà...)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

          Thầy Trung có thể giải thích thêm về " Khi bê tông đạt đén độ giãn dài do kéo tối đa thì ung suất trong cốt thép tại cùng vị trí thớ trên chiêu cao mặt cắt chi đat đến khoang 300 kG/cm2". Ở đây có dộc lập với mác betông không? Có thể xem thêm về vấn đề này ở tài liệu nào. Cám ơn Thầy.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

            mạn phép thầy Trung, theo tôi hiểu thì đối với cấu kiện btct, giả thiết cơ bản đấy là thép và bê tông phải cùng một biến dạng, do đó nếu bt chịu kéo, nó sẽ biến dạng và kéo theo thép biến dạng theo (cùng giá trị), mặt khác thép biến dạng sẽ làm xuât hiện ứng suất trong thép tuyến tính theo định luật Hook, khi béton đạt cường độ (đương nhiên là phải phụ thuộc vào mac của bê tông rồi), theo định luật hook, nó sẽ chi đạt được một biến dạng nào đó thôi, và với biến dạng đó thép cũng đạt được ứng suất xác định, do đó nếu dùng thép R quá cao thép sẽ không thể đạt được cường độ nên sẽ không tiết kiệm.
            Đối với cấu kiện ust, người ta nén trước vào bê tông bằng cách căng thép, neo lại rồi cắt nên để đạt cường độ chịu kéo, bê tông sẽ phải qua một giai đoạn phát triển nội lực nén, trong khi đó thép đã căng từ truóc nên nó đã có sẵn biến dạng nội tại, cùng với bd của bê tông, thép sẽ đạt được cường độ. ok?
            sv cầu đại học xây dựng Hà Nội

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

              Nguyên văn bởi gov
              Đối với cấu kiện ust, người ta nén trước vào bê tông bằng cách căng thép, neo lại rồi cắt nên để đạt cường độ chịu kéo, bê tông sẽ phải qua một giai đoạn phát triển nội lực nén, trong khi đó thép đã căng từ truóc nên nó đã có sẵn biến dạng nội tại, cùng với bd của bê tông, thép sẽ đạt được cường độ. ok?
              ^.^ ? ^.^ ? ^.^ ? ^.^ ? ^.^ ?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

                xin loi nhung em ko hieu da noi sai dieu gi? co the do cach dien dat, y em la doi voi cau kien ust, bê tông đã được nén trước do quá trình căng và cắt thép nên ở thớ mà mô men ngoại lục gây kéo trong bê tông, trước khi bê tông xuất hiện us kéo, nó phải trải qua một giai đoạn chịu nén do ứng suất nén trước, trong khi đó thì thép đã chịu kéo từ trước, cộng thêm với ứng suất kéo do ngoại lực, thép sẽ bị kéo thêm cho đến khi tại vị trí thép, bê tông đạt Rk, như vậy thép có R cao nhưng vẫn hoàn toàn có thể đạt cường độ, tất nhiên là còn nhiều vấn đề khác với kết cấu dự ứng lực nhưng em chỉ muốn nói đến một cách tận dụng thép có R cao bằng pp UST
                sv cầu đại học xây dựng Hà Nội

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

                  em cũng không rõ trong tcvn có tới thép cường độ bao nhiêu nhưng theo kinh nghiệm giải bài tập ứng dụng btct của em thì với thép 500MPa thì thường thiết kế với bê tông C30/37 (cường độ 30MPa với mẫu thử hình trụ), còn đương nhiên là đối với kết cấu DUL thì thép phải lấy cường độ cao hơn rất nhiều (trên 1000MPa) vì hao ứng suất trong thép dự ứng lực là lớn.
                  sv cầu đại học xây dựng Hà Nội

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

                    Toi xin diễn giải lại điều mà thầy Trung đã giảng rất xúc tích
                    Thay muon noi den trang thai su dung cua cấu kiện bê tông cốt thép ( etat limite de service) , ở trạng thái này nguoi ta chi chap nhan be rong vet nut cua cau kien be tong cot thep theo mot tieu chuan cho phep (tuy theo tieu chuan tung nuoc).Va chinh vi vay ma khi momen nut cua tiet dien đã tới mà thep chua dat den cuong do gioi han.
                    Con tai sao khi betong dat den độ giãn dài do kéo tối đa thì ứng suất trong cốt thép tại cùng vị trí thớ trên chiều cao mặt cắt chỉ đạt đến khoẳng 300 kg/cm2? Đó là bởi vì ở trạng thái chưa nứt của mặt cắt , quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là đàn hồi tuyến tính , độ giãn dài tối đa của bê tông khoảng từ 0,3% đến 0,35%, từ đó ta có thể dễ dàng tính được ứng suất của cốt thép khi đó là bao nhiêu.
                    -Việc sử dụng bê tông ứng suất trước không có gì khác hơn là tăng khả năng làm việc của cấu kiện ở trạng thái sử dụng. Nó chẳng khac gì lợi ích có được của cấu kiện chịu uốn và nén đồng thời, đó là làm tăng mômen nứt chịu được của cấu kiện
                    -Vấn đề sử dụng tối đa cường độ của thép lại nhằm mục đích tính chịu tải của cấu kiện tại trạng thái tới hạn (etat limite ultime).Khi đó , theo lí thuyết dẻo , để coi được bê tông là đàn hồi dẻo hoặc tuyệt đối dẻo , người ta phải tránh sự phá hoại dòn(fragile) của bê tông bằng cách qui định vùng nén của tiết diện cũng như thềm chảy của thép. Do đó , việc sủ dụng thép cường độ cao cần thận trọng bởi thép càng cao thì thềm chảy càng bị thu hẹp dẫn đến phá hoại dòn đột ngột của thép mà bạn Van Tho đã nói ở trên
                    -Đầu năm mới xin chúc bà con diễn đàn ketcau.com mạnh khoẻ và thành đạt

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

                      Em nghĩ có một số vấn đề cần phải chính xác lại.
                      Thứ nhất là vấn đề của thầy Trung đưa ra chắc chắn là về ELS (état limite de service) vì nếu tính toán trong trạng thái giới hạn cường độ thì thép luôn luôn cho đạt cường độ tính toán (khoảng 435MP đối với thép 500Mpa), nếu thép cường độ cao thì lấy hàm lượng thép giảm xuống.
                      Thứ hai là trong ELS, đối với trạng thái chưa nứt của mặt cắt, người ta quan niệm kết btct như một kết cấu đồng nhất, đàn hồi có tính đến hệ số qui đổi của thép và bê tông (khoảng 15 lần theo BAEL), biểu đồ ứng suất đối với mặt cắt chịu uốn giản đơn là đường thẳng, bỏ qua phần bê tông chịu kéo, con số 0.3% mà anh akphung đưa ra theo em không phải là độ giãn dài tối đa của bê tông mà là độ co ngắn tối đa của phần bê tông chịu nén, độ co ngắn tối đa này tương ứng với ứng suất nén tối đa của phần bê tông chịu nén, từ đó thông qua biểu đồ ứng suất mà tìm ra ứng suất của phần thép chịu kéo.
                      Thứ 3 là sự phá hoại dòn của bê tông là trạng thái mà thép quá thừa làm cho đường trung hòa rất gần phần thép chịu kéo, nghĩa là làm cho phần nén của bê tông lớn đến mức mà nó bị phá hoại nén trước khi thép đạt trạng thái biến dạng dẻo, khi đó kết cấu bị phá vỡ mà không được dự báo do vết nứt ở vùng chịu kéo là nhỏ, như vậy vấn đề không phải hoàn toàn là do cường độ của thép mà còn phụ thuộc vào hàm lượng thép nữa.
                      Thứ 4 là con số 300 MPa của thầy Trung đưa ra, quả thật là em cũng có vài bài tập ứng dụng thiết kế đối với thép 500MPa, béton C30/37 thì khi kiểm tra ứng suất thép đối với điều kiện bình thường, thì cũng chỉ thu được khoảng 300Mpa. Trong BAEL, khi tính toán đối với trường hợp nứt nguy hiểm (fissuration préjudiciable) người ta cũng chỉ giới hạn thép tới 250MPa (đối với thép 500MPa), như vậy nếu thép đạt được 300MPa thì cũng không phải là không kinh tế.
                      Em post bài này chỉ mong được mọi người trao đổi bởi đây là vấn đề cơ bản trong thiết kế nên mọi quan niệm sai lầm đều rất nguy hiểm nhất là đối với những người trẻ tuổi như tụi em và đối với một site về chuyên ngành thì lại càng cần những sự trao đổi thẳng thắn. Cám ơn diễn đàn và hy vọng có được những góp ý từ diễn đàn.
                      Last edited by gov; 09-02-2006, 01:46 PM.
                      sv cầu đại học xây dựng Hà Nội

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sử dụng thép cường độ cao 500MP

                        Re: 500MPa
                        -Mot so kinh nghiem toi da thay&lam:
                        Hien nay viec su dung thep keo nguoi 500MPa da pho bien hon tai VN
                        - No duoc su dung cho san 1 phuong, Nen tang ham, nen nha xuong
                        - Theo nguoi Phap (Noi toi da lam viec, tham khao BAEL 91) thuong su dung cho san B25 (=25*1.25=M310 Viet Nam), B40 rat it su dung, chu yeu cho cot.
                        - Theo Nguoi UC (Ong chu cua toi, tham khao AS-3600), Mac 400 Viet Nam la tot nhat.
                        ban nen vao mot so website de biet them ung dung loai thep nay
                        - Tai VN co 2 nha cung cap chinh loai thep nay ( hien chi co luoi thep han, chua co thep thanh) HLC (mien nam), VRC (mien bac)
                        refer www.sria.com.au
                        Ban co the yen tam ma lam
                        sorry May khong support Vietkey
                        Last edited by hqnam; 28-01-2007, 08:32 PM.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X