QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chồn chân đợi dự án: Quy trình thẩm định dự án giao thông còn qua nhiều tầng nấc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chồn chân đợi dự án: Quy trình thẩm định dự án giao thông còn qua nhiều tầng nấc

    Đấu thầu - Nhà đất

    Mới đây, trong cuộc trao đổi về quy trình thẩm định dự án, một lãnh đạo của Ban quản lý dự án 5 (PMU5 - Bộ Giao thông - Vận tải) đã than thở: Quy trình thẩm định các dự án được triển khai bằng nguồn vốn do cấp Bộ quản lý tại các địa phương phải trải qua quá nhiều tầng nấc. Dẫn chứng cho lời thở than của mình, vị lãnh đạo này đã kể về việc triển khai các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn 17 tỉnh phía Bắc bằng nguồn vốn ngân sách và vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB).


    Theo đó, quy trình thẩm định dự án được tiến hành như sau: sau khi có phương án đầu tư, các ban quản lý dự án địa phương phải tiến hành thẩm định để thông qua các tiêu chí phù hợp quy hoạch phát triển của địa phương, quy hoạch phát triển tổng thể, đánh giá tác động của dự án, lập các chi tiết cụ thể để triển khai dự án… Sau khi có được kết quả thẩm định ban đầu ấy, biên bản thẩm định được chuyển sang Sở Giao thông - Công chính địa phương, chính quyền địa phương, chuyển lên Ban quản lý dự án trung ương, sang Bộ Giao thông - Vận tải… và sau rất nhiều bước “kính chuyển”, bản thẩm định lại theo ngần ấy đường để trở lại địa phương.
    Trong trường hợp "thông đồng bén giọt", khoảng thời gian thẩm định có thể chỉ vài tháng, nhưng khả năng kéo dài tới 12 tháng đã không còn là cá biệt nữa. Trong trường hợp sự thẩm định của một cấp nào đó không đúng với quy trình, hoặc vấp phải một sai sót nào đó, văn bản thẩm định sẽ phải quay trở về để lại bắt đầu cuộc hành trình còn dang dở.
    Nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất của sự chậm trễ này chính là ở sự bất ổn về nhân sự của các ban quản lý dự án và các cơ quan quản lý nhà nước ngành giao thông địa phương. Thông thường, các cán bộ thẩm định dự án đều là những người có năng lực thực sự và vì thế, họ đều là cán bộ nguồn của địa phương và thường phải kiêm nhiệm. Vì kiêm nhiệm, nên sự điều chuyển công tác là tất yếu. Khi đó, những người kế tục "sự nghiệp" sẽ phải đi lại từ đầu và để có thể “đi lại từ đầu”, họ ít nhất cũng phải nghiên cứu tài liệu, các kiến thức cơ bản để có thể biết… thẩm định dự án là như thế nào, hay ít ra là biết dự án đó như thế nào. Chính sự thiếu bền vững về nhân sự đó đã khiến khá nhiều dự án bị chậm lại. Không những thế, khi có những khúc mắc, sau này ban quản lý dự án trung ương phải rất vất vả đứng ra giải quyết.
    Thực tế này không chỉ xảy ra ở PMU5. Ông Trưởng phòng thực hiện dự án số 2 của Ban quản lý các dự án 18 (PMU18) cũng đồng quan điểm như vậy. Ông này còn cho rằng, tìm được và đào tạo được một cán bộ có năng lực, đủ tin cậy để triển khai các bước cần thiết của dự án tại địa phương không những chỉ rất khó khăn, mà còn tốn kém.
    Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là, tại sao không đào tạo những cán bộ chuyên trách? Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ tại các ban quản lý dự án trung ương, thì tính chuyên nghiệp đối với các cán bộ thẩm định dự án tại địa phương là “không cần thiết”. Sự không cần thiết đó có hai nguyên nhân: một là, họ sẽ đứng trước nguy cơ không biết làm gì khi dự án kết thúc; hai là, vẫn có thể cậy nhờ các cán bộ thẩm định bên Sở Kế hoạch và Đầu tư mỗi khi bị “vướng”.
    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thẩm định dự án nhất thiết phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp và phải do những cán bộ chuyên nghiệp đảm trách. Thực hiện theo hướng này, phần việc liên quan đến chuyên môn của ngành nào sẽ do cán bộ của ngành đó góp ý kiến, phần cơ bản của thẩm định dự án sẽ do lực lượng chuyên trách của Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương đảm nhận. Chẳng hạn, nếu là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thì tất cả các yếu tố như kết cấu công trình, hướng tuyến… sẽ do ngành giao thông quyết định, phần còn lại sẽ được các cán bộ chuyên nghiệp hoàn tất. Nếu thực hiện như vậy, hiện tượng các cán bộ ban quản lý dự án trung ương phải chạy đôn đáo để tìm người thẩm định sẽ hầu như được loại bỏ. Và nhờ thế, các nhà đầu tư sẽ không còn phải "chồn chân mỏi gối" đợi dự án được phê duyệt nữa.

  • #2
    Ðề: Chồn chân đợi dự án: Quy trình thẩm định dự án giao thông còn qua nhiều tầng nấc

    Trời, có dự án được duyệt nhiều tầng quá nhỉ. Dày hơn cả chín tầng mây rồi.

    Ghi chú

    Working...
    X