Chào các anh chị! Em có tìm hiểu một chút về Cáp Ứng lực trước và thấy có vấn đề như sau muốn hỏi mọi người. Khi đặt cáp thì thấy các công trình (đã làm) thường lựachọn là đường bậc 2 tuy nhiên tôi không hiểu cơ sở của việc lựa chọn này và việc đảo bảo đúng quỹ đạo này khi thi công như thế nào.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cáp Ứng lực trước
Collapse
X
-
Thế mà chú này bảo có tìm hiểu về cáp ứng lực trước. Cáp thì phải đặt theo biểu đồ mômen tất nhiên là hướng ứng lực thì phải ngược với nội lực trong kết cấu. Ví dụ như qua gối thì cáp phải vồng lên tạo ra ứng lực hướng xuống chống lại mômen âm tại gối. Còn việc đặt chúng ra sao còn phụ thuộc vào công nghệ thi công của từng nhà thầu. Việc ấy chú cứ đến chỗ nào nó thi công hoặc đơn vị nào thi công mà hỏi thôi.NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH
-
Cảm ơn bác Hải đã trả lời em. Tuy nhiên dù thi công theo công nghệ nào (căng trước hay căng sau) thì quỹ dạo cáp vẫn là đường bậc 2 (vồng lên ở gối và vồng xuống ở giữa nhịp) nhưng ý em muốn nói ở đây là tính khoa học của việc lựa chọn quỹ đạo cáp là đường bậc 2 hay là bậc nào đó cũng như việc đảo bảo đúng quỹ đạo đó trong thực tế thi công. Vì các tung độ cáp là rất bé hay là điểm uốn giữa phần vồng lên và vồng xuống của cáp.
Ghi chú
-
Quỹ đạo cáp là đường bậc 2 có nghĩa là biểu đồ moment uốn trong dầm gây ra bởi lực căng cáp là đường bậc 2. Biểu đồ này hoàn toàn phù hợp với phân bố moment ở dầm ở giữa nhịp và xấp xỉ được môment tạii gối.
À mà có một lý do nữa cũng quan trọng: đường bậc hai là đường đơn giản nhất mà không phải là đường thẳng
Does engineering need science?
Ghi chú
-
Cáp ƯLT
Chào các bạn!
Các bác nói đều có lý cả, tuy nhiên cũng cần thấy rằng ý chú Maradona muốn hỏi là chỉ về cấu kiện sàn (và có thể cả dầm) BT ƯLT thôi. Còn các kết cấu khác có sử dụng ƯLT như xilô, cọc... thì không phải lúc nào cáp cũng được rải theo đường bậc 2.
Đối với cấu kiện sàn BT ƯLT, quan điểm thiết kế hiện nay (quan điểm cân bằng tải trọng) là cho cáp ƯLT cân bằng với 1 phần trọng lượng bản thân sàn (thường 80%-100%),(không kể tới tường xây - partition). Với tính chất như vậy - như các bác đã giải thích - việc đặt cáp ƯLT theo quỹ đạo dạng bậc 2 là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, nếu ai nghiên cứu sâu về mặt lý thuyết sẽ biết rằng trong sàn (dầm) sẽ có một vùng - gọi là vùng giới hạn - mà nếu đặt cáp trong vùng đó, khi chịu tác động của tải trọng, trong mặt cắt của tiết diện sẽ không xuất hiện ứng suất kéo. Đây là cơ cở cho một quan điểm thiết kế khác là thiết kế ƯLT theo vùng áp lực. Nếu bạn nào quan tâm, hãy tìm tài liệu này: Lin T. Y., Burns Ned. H. (1982), Design of prestressed concrete structures, John Wiley & Sons, New York.
Ghi chú
-
Cảm ơn bác NTTCDC đã cung cấp nhứng thông tin rất bổ ích. Em muốn quan tâm đến việc nghiên cứu quỹ đạo cáp ƯLT. Và có thể là sự lựa chọn cho đề tài cao học sau này. Vậy em sẽ tìm hiểu vấn đề này ở đâu(tài liệu tiếng việt thì tốt). Mong các bác chỉ dùm
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
Nguyên văn bởi hoangvuxdChào các bác, em cũng đang nghiên cứu về BTCT ƯLT, các bác cho em hỏi bản chất đường áp lực C-line là gì vậy? Em đã đọc định nghĩa trong sách tham khảo nhưng thấy khó hiểu quá.
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
Nguyên văn bởi haikcvnccThế mà chú này bảo có tìm hiểu về cáp ứng lực trước. Cáp thì phải đặt theo biểu đồ mômen tất nhiên là hướng ứng lực thì phải ngược với nội lực trong kết cấu. Ví dụ như qua gối thì cáp phải vồng lên tạo ra ứng lực hướng xuống chống lại mômen âm tại gối. Còn việc đặt chúng ra sao còn phụ thuộc vào công nghệ thi công của từng nhà thầu. Việc ấy chú cứ đến chỗ nào nó thi công hoặc đơn vị nào thi công mà hỏi thôi.TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
Mình thì chỉ nghĩ mọi việc đơn giản như vậy:
- Đối với bản sàn, và dầm thì thường là chịu uốn. Khi xếp tải thì người ta thường xếp tải đều và tải trọng tập trung ( vì tiêu chuẩn qui định như vậy). Vì tải trọng là tải trọng là đều hay tập trung thì đều là hằng số, dẫn tới lực cắt là hàm bậc nhất, và mômen uốn là hàm bậc hai. Ta đều biết mối quan hệ M'' = Q' = P. Vậy theo cách xếp tải thông thường thì Mômen thường là bậc hai ==> Toạ độ cáp DƯL cũng sẽ là hàm bậc hai là hợp lý nhất.
- Trong một số trường hợp khác phức tạp hơn thì có thể toạ độ cáp DƯL sẽ là đường bậc 3 ... tuy nhiên những trường hợp này ít gặp.
- Trong thi công thực tế thì toạ độ cáp DƯL được bố trí là các đoạn thẳng nối toạ độ của các điểm trên đường cong (các điểm này cách nhau một khoảng nhất định nào đó, và qua các điểm đặc biệt). Theo ý kiến bản thân thì nhất quyết không phải là tiếp tuyến của đường cong, vì tiếp tuyến thì chỉ cắt đường cong tại một điểm ==> qua một điểm khó xác định một đường thẳng, dẫn đến thi công sẽ phức tạp hơn.
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
- Quỹ đạo cáp dầm có thể theo đường thẳng hoặc parabol. Nếu dầm chịu tải trọng phân bố đều thì dùng quỹ đạo parabol. Chịu tải trọng tập trung thì dùng đường gãy khúc, với điểm gãy nằm ngay dưới tải trọng tập trung. Tất cả là từ balancing method mà ra. Quỹ đạo cáp sàn thông thường theo hình parabol đơn giản là vì sàn không chịu tải trọng tập trung.
- Định nghĩa đường C-line có nói đến trong các sách thiết kế k/c ULT, nhưng chủ yếu nằm trong phần dầm liên tục. Trong dầm liên tục, khi căng cáp sẽ phát sinh secondary moment (tạm dịch là moment thứ cấp). Lấy secondary moment chia cho lực căng cáp sẽ tìm ra C. Tập hợp các điểm Ci dọc theo dầm chính là C-line còn gọi là line of thrust. Đường cáp có quỹ đạo trùng với C-line được gọi là concordant cable, có tính chất quan trọng là khi căng cáp sẽ không gây ra phản lực ở tất cả các gối tựa.
Theo tôi thì các bạn chỉ nên tìm hiểu về vấn đề này nếu các bạn thiết kế những dầm ULT vượt nhịp lớn, còn thiết kế sàn thì không cần thiết.
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
nhưng bac PERTH có thấy là theo lý thuyết thì nên đặt cáp vào vị trí của đương C-line sẽ được profile thích dụng nhất. Như vậy cánh tay đòn của C và T sẽ rất nhỏ trong khi nó có vai trò chống lại momen do ngoại lực gây ra
Ghi chú
-
Ðề: Cáp Ứng lực trước
em xin đưa ra 1 câu hỏi nữa nhé. Mong các bác chỉ giáo. Khi em tính tải trọng do cáp ứng lực trước gây ra với 1 dầm liên tục theo 2 TH:
1/ em coi 1 nhịp dầm chỉ có 1 parabol
2/ em coi 1 nhịp dầm có 3 parabol( thêm 2 cái ở gần 2 gối)
thì biểu đồ momen thay đổi đáng kể và momen ở giữa nhịp bị giảm theo hướng bất lợi. Lượng cốt thép tính cho 2 th thay đổi khá lớn mọi người ạ!:
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú