QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cầu treo dây võng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cầu treo dây võng

    Chào các bác, tôi lập chủ đề này để mọi người quan tâm đến kết cấu cầu treo dây võng có thể cùng trao đổi ý kiến.
    Tôi đã rất mong cầu Nhật Tân là cầu treo dây võng, nhưng quyết định cuối cùng đã là cầu treo dây văng. Hơi thất vọng một chút nhưng mọi sự tôi nghĩ đều có cái "lý" của nó, chẳng phải thế mà các bên có liên quan phải hao tâm tổn sức đến thế! Hi vọng trong tương lai sẽ có một cây cầu hoành tráng bắc qua sông Hồng, cũng là thể hiện trình độ phát triển không ngừng của ngành cầu Việt Nam.
    Một trong những lý do để loại bỏ phương án cầu dây võng cho cầu Nhật Tân, theo quan điểm cá nhân, là chúng ta chưa thực sự làm chủ công nghệ thiết kế và thi công (ngay cả cầu dây văng thì bây giờ cũng phải thuê tư vấn, thẩm định nước ngoài rất nhiều, đó là điều tất yếu trong quá trình nghành cầu đi lên, học tập, chuyển giao công nghệ). Thế nên điều đó trở nên mối "nhức nhối" cho bất cứ "con chiên" nào của ngành cầu. Hiện tôi, cũng như nhiều người đi vào thiết kế khác, khó có thể tiếp cận được với những nghiên cứu nặng về học thuật của các thầy trong trường đại học, những nhà nghiên cứu khoa học ở các viện... Thế nên thực tế và lý thuyết không ai cản trở mà đâm ra khó gặp nhau.
    Mong muốn xóa bỏ hàng rào ngăn cách đó cũng như mong các bạn đang du học ở nước ngoài, có điều kiện tiếp xúc với công nghệ của các nước hiện đại, có thể trao đổi, cập nhập kiến thức, đó là mục đích của topic này, mong các bác nhiệt tình tham gia.
    Hiện vấn đề mà tôi đang tìm hiểu là kết cấu cầu treo dây võng có độ mảnh cao, rất dễ mất ổn định đối với các tác động có tính tuần hoàn, ngẫu nhiên. Để giải quyết vấn đề này thì thực tế trên thế giới người ta làm thế nào, hướng nghiên cứu ra sao, nên tìm tài liệu ở đâu... Mong các bác chỉ giáo.
    Mọi đóng góp của các bác, tôi xin được cảm ơn, nhất là những thông tin chi tiết, chứ cứ chung chung thì vào google mà search cũng nhiều quá rồi, o nên làm nhiễu thêm nữa, không ai có thể "lọc" hết được. Thế nhá!
    Mà tôi nghe nói có thầy bên trường Xây dựng làm tiến sĩ về thay đổi kết cấu theo chiều hướng làm tăng độ cứng cho cầu treo dây võng nhưng tìm mà chưa thấy! Mong bác nào biết thì chỉ cho tôi với, dưới dạng file hay quyển luận án để photo cũng được, cảm ơn!
    Last edited by ngayxuan; 14-10-2005, 11:42 PM.

  • #2
    Ðề: Cầu treo dây võng

    Chao anh ngayxuan
    Từ ngày anh đi làm ,chac bận quá nên không rẽ qua chỗ tôi chơi.Lusc nào rỗi ,xin mời đến nhé.
    Về cái món cầu NT, có nhièu chuyện đằng sau đấy, không có cái gì 100% kỹ thuật đâu.
    các vấn đề anh hỏi đều liên quan đến Dộng học,ma chủ yếu là dao đông cưỡng bức, dao động ngẫu nhiêu, dao động do gió mưa,dao động do động đất. các sách tiếng Việt hiện nay , đa số là xét bài toắn Tĩnh học.
    Cac đo an thiet ke cung tinh tan so dao dong rieng, toi da tham gia tham tra một số cầu nhưng kể cả Tư vấn Nhật bản cũng chwa xét dao động cưỡng bức do hoạt tải xe. Chỉ có xét đến ảnh hưởng của gió và động đất
    Xin có vài thông tin để anh tham khảo:
    - Thây Hùng (Hiệu phó ĐHXD) trước kia là LA TS về tĩnh học cầu dây võng có dây xỉen tang cường
    - Thầy Hòa (BM Cầu-ĐHXD) làm LA TS về cầu dây võng có dây xien
    - Thầy Hà (Phó Khoa CT-ĐHGTVT) làm LATS ve dao động cuong buc của hoạt tải xe trên cầu dây xien.
    - Nếu anh cần đọc vài LA tiếng Việt về dao động cưỡng bức cua cầu dây thì đến gặp tôi. Tôi không có file nên không đưa lên đây được.

    Chúc thành công
    Nhưng mà hình như anh quan tâm nhiều thứ quá, sợ sẽ bị loãng đấy.Toi sẵn sàng giúp anh đi sâu 1 thứ gì đó mà anh thích và tôi biết chút ít.

    Thân ái
    NVT
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cầu treo dây võng

      Xin chào thầy Nguyễn Viết Trung và các bác,
      To thầy Nguyễn Viết Trung:
      Em xin chân thành cảm ơn các thông tin quí báu của thầy, em cũng mong sớm có dịp đến gặp thầy để học tập thêm, nhưng cũng ngặt nỗi dạo này em cũng bận quá, ôm nhiều thứ đúng là không nên, là yêu cầu công việc, không làm không có được, thầy thông cảm cho em nhé!
      To các bác:
      Về bài toán dao động cưỡng bức của cầu dây võng, đó thực sự phức tạp, nhất là phải kiểm soát được đầu vào và kết quả, chứ cứ trông chờ vào các phần mềm thì cũng thật nguy hiểm quá. Nếu các bác quan tâm đến topic gió động cho cầu dây văng thì đối với cầu dây võng, chuyện này là hoàn toàn tương tự. Hôm nay tôi xin gửi đến các bác nghiên cứu mới nhất của viện cơ học-việt nam và các cộng sự về phương pháp dùng thiết bị giảm chấn TMD cho tháp cầu. Mặc dù bài báo trên không trực tiếp viết về cầu dây võng, nhưng đó là nền tảng khoa học để giảm dao động của các kết cấu tháp nói chung (cả nhà cao tầng đấy, chính trên gần đỉnh nóc nhà petronat cũng lắp đặt hệ thống này). TMD đã được nghiên cứu và ứng dụng từ khá lâu nhất là ở Nhật bản. Nguyên lý làm việc đơn giản, lắp đặt không quá phức tạp. Bài toán đặt ra ở đây là phải chọn được thông số khối lượng m và vị trí lắp đặt (thế nên petronat mới lắp ở gần đỉnh nóc chứ o phải càng cao càng tốt), một số thông số khác như độ nhớt... làm sao cho thu được kết quả giảm dao động tối ưu nhất. Tôi nhớ không nhầm thì chính trong webside này có đăng một bài về ứng dụng TMD cho nhà cao tầng, nhưng chủ yếu là kết quả thí nghiệm, còn bài tôi gửi là về lý thuyết, mong các bác nghiên cứu kỹ. Vấn đề còn lại đối với "dân" cầu chúng ta là làm sao thiết kế lắp đặt TMD sao cho hợp lý, hiệu quả, dễ bảo trì và mỹ quan, hiện tôi chưa tìm được tài liệu nào có liên quan (bản vẽ), mong bác nào có thông tin quí báu thì chia sẻ nhé! Xin chân thành cảm ơn nhiều!
      Attached Files
      Last edited by ngayxuan; 15-10-2005, 02:06 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cầu treo dây võng

        Đây quả là vấn đề tương đối đặc biệt!
        Tôi cũng đã nghiên cứu về vấn đề dao động cưỡng bức do hoạt tải hay tổng quát do một tác động nào đó, nhưng vấn đề tương đối rộng và tài liệu không phải là có nhiều, tất nhiên để phân tích được vấn đền này không thể thiếu phần mềm được.
        Tôi đã có mở một chủ đề về vấn đề này (Cảm nhận của con người về dao động của kết cấu).
        Nếu ai có quan tâm hãy trao đổi sâu hơn.
        Hiện theo tôi được biết thì ngoài RM của TDV, Midas/Civil còn có nhiều phầm mềm khác như Ansys cũng rất mạnh về vấn đề này.....
        ??????????

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cầu treo dây võng

          Cảm ơn bác Nguyễn Chung, tất nhiên là không thể không dùng phần mềm phân tích kết cấu. Tôi đã dùng midas và sap bởi trong đó có sẵn các phần tử Nlink rất tiện dụng, mà giao diện thì tốt, còn RM thì bản 8 tôi không thấy có loại phần tử này, bản 9 thì chạy hay bị lỗi, không biết sao (***** mà), thế nên nếu bác đã lập mô hình trong RM 9 để chạy thì mong bác cho tôi xem qua với, có thể tôi khai báo thiếu ở đâu đấy! Ansys thì tôi đang học cách dùng, chưa thành thạo lắm nhưng tôi phải công nhận sức mạnh của nó! Tuy nhiên, như đã nói, trách nhiệm của chúng ta không phải chỉ là nhập số liệu và chạy chương trình, chúng ta phải kiểm soát được nó, thế nên vấn đề tìm hiểu cả lý thuyết là rất quan trọng mà tôi đánh giá cái này cao hơn hết, mong các bác chia sẻ vốn kiến thức của mình để làm chủ được công nghệ nhé!!! Cám ơn các bác nhiều!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cầu treo dây võng

            Trong nhiều trường hợp thì TLD rẻ hơn và phù hợp với Vietnam hơn TMD vi chi phi bảo dưỡng hầu như bằng 0.va cấu tạo rất đơn giản, dễ lắp đặt
            Lấy Ví dụ cầu Bãi cháy, cac chuyên gia của SIMIZU đã đặt các TLD trên tháp cầu.
            Chúng ta cần phải học kỹ vấn đề này. Tôi cũng đang lơ mơ về tính toắn TLD lắm. Anh chị nào có tài liệu xin chia xẻ cho cả nhà với nhé.
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cầu treo dây võng

              Xin chào thầy Nguyễn Viết Trung và các bác,
              Quả đúng là thiết bị TLD (tuned liquid damper, giảm chấn dùng chất lỏng) có những ưu điểm hơn TMD ở khoản bảo dưỡng, chi phí lắp đặt và những ưu điểm khác như : khi có tin bão về thì mới bơm nước vào khoang để giảm dao động, lúc bình thường mà không cần thì lại tháo nước ra, giảm tĩnh tải cho cầu (TMD-giảm chấn vật nặng thì bó tay), có khả năng làm mát cho công trình, là nguồn nước cứu hỏa tức thời nếu sảy ra cháy cầu///...; những ưu điểm này quả là đáng kể. Thế nhưng, thật sự lý thuyết về vấn đề này cũng khó tiếp cận do nó dính dáng nhiều đến thủy lực, lĩnh vực mà dân trường thủy lợi hay các bác có chuyên môn sâu sẽ nắm chắc hơn dân bên cầu đường. Nói thế bởi sự hao tán năng lượng dao động ở đây thông sự ma sát trong lòng chất lỏng và thành bình, sự hình thành và "vỡ" mất sóng (do không rõ lắm về thuật ngữ chuyên môn nên em dùng tạm)... cũng nhiều nguồn hao tán khác không được tường minh lắm!
              Xin gửi đến thầy và các bác tài liệu về vấn đề trên, tất nhiên là nặng về lý thuyết, còn thực tế đo đạc thì em không có! Em cũng rất hi vọng nếu khi thử nghiệm hiệu quả giảm dao động cho cầu bãi cháy bằng loại thiết bị này thì thầy cho em đi tham quan chụp ảnh với, chứ cứ ngồi đọc "chữ với chữ" không thì cũng thật khó quá! Xin cám ơn thầy nhiều!
              To các bác: Tôi thấy ở nước ngoài có nhiều tạp chí điện tử hay và nổi tiếng, chỉ tội không có tiền mua! Thật ra không đắt lắm, vd khoảng 100USD/năm là đủ. Không hiểu có bác nào muốn "chung" tiền cùng mua rồi sử dụng không nhỉ, càng nhiều người chung thì càng rẻ. Mà có lẽ đấy là vấn đề mà những người làm khoa học cần thống nhất với nhau chứ nhỉ. Chẳng nhẽ không ai mua, mà chẳng nhẽ mua về rồi lại đóng tủ không cho những người muốn tìm hiểu nhưng không có điều kiện tiếp cận. Tui thấy bên TQ người ta mà "lấy được về" thì cho nhau dơwn thoải mái lắm mà! Có thu tiền cũng chỉ để duy trì web thôi chẳng hạn!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cầu treo dây võng

                Hic, vội về ăn cơm quá nên em quên không gửi kèm file! Sorry!
                Attached Files

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cầu treo dây võng

                  Gửi thầy Trung và các bạn
                  Thấy mọi người bàn luận về hệ thống giảm chấn cho cầu dây văng Bãi Cháy em upload lên đây Catalog của Freyssinet về hệ thống giảm chấn ( Hệ thống giảm chấn ở Bãi Cháy do Freyssinet cung cấp)
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cầu treo dây võng

                    Gui thầy Trung và các anh!
                    Em la mot nguoi moi cua dien dan này, và cũng đang muốn tìm hiểu về cầu treo, đặc biệt là cầu dây văng, vậy nếu thấy và các anh ai có tài liệu về cầu dây văng thì cho em xin mot ít nhé.
                    Cám ơn mọi người nhiều!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cầu treo dây võng

                      Xuantung có thể tìm mua cuốn Cầu Dây Văng của Thầy Lê đình Tâm - Phạm Duy Hòa. Cuốn sách viết rất chi tiết, có thể là tài liệu gối đầu giường đấy! Có cả ví dụ về vấn đề điều chỉnh nội lực cầu dây văng!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cầu treo dây võng

                        Thầy giáo em bảo cả nước ta mới có vài người thiết kế được cái cầu dây văng. Các bác có ý kiến gì không ạ.
                        Có thấy tôi tuổi 15 ?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cầu treo dây võng

                          Cám ơn các anh đã góp tài liệu tham khảo.
                          Xin nói rõ thêm là TLD được lắp trong đinh cột tháp chứ không phai là loại lắp cho dây văng . Loại cho cáp thì Freyssinet thuc hiên. Cái đó thì bình thường rồi. cầu dây văng nào cũng có cả.
                          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                          ĐT: 0913 555 194

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cầu treo dây võng

                            Hi all,
                            Em search được mấy tấm ảnh về "Tacoma Narrows Bridge Failure". Nguyên nhân là do cầu quá mảnh nên mất ổn định khi chịu gió động ngay cả khi vận tốc trung bình gió thấp.

                            At 7:30 A.M. on November 7, 1940, Kenneth Arkin, the chairman of the Washington State Toll Bridge Authority, arrived at the Tacoma Narrows Bridge. While the wind was not extraordinary, the bridge was undulating noticeably and the stays on the west side of the bridge which had broken loose were flapping in the wind. Just before 10:00 A.M. after measuring the wind speed to be 42 mph, Arkin closed the bridge to all traffic due to its alarming movement, 38 oscillations/minute with an amplitude of 3 ft (Levy and Salvadori, 1992). Suddenly, the north center stay broke and the bridge began twisting violently in two parts. The bridge rotated more than 45° causing the edges of the deck to have vertical movements of 28 ft and at times exceed the acceleration of gravity.

                            Em xin hỏi thí nghiệm mô phỏng gió động trong ngành cầu mình làm đến đâu rồi ạ?
                            To anh NgayXuan: Lúc nào rảnh anh scan hộ bảng vận tốc gió tức thời mà anh đang có nhé? cám ơn anh.
                            Attached Files
                            Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cầu treo dây võng

                              To udes: rat xin loi vi dao nay ban qua nen khong scan duoc, ma cai day minh cung khong biet de dau roi y! Neu co the, ban nen lien he voi vien co hoc viet nam, minh xin so lieu o do , ma giam chan cho cac cong trinh xay dung cung la du an ma ho dang trien khai!
                              Con thi nghiem ham gio, nuoc ta chua co, chu yeu la nghien cưu ly thuyet, cac cong trinh cau lon nhu bai chay hay rach mieu deu thi nghiem o nuoc ngoai, cu the la tq va nhat... nghe noi sau khi cau Can tho hoan thanh thi co chuyen giao mot phong thi nghiem ham gio cross section thoi,, ma cung khong biet trien khai den dau! Ban ma hoc ve cai nay la di truoc mot buoc do.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X