Kinh chao Thay Trung và các bạn!, hiện giờ minh đang nghiên cứu Tiêu Chuẩn 22TCN - 272 -01, mình đang nghiên cứu đến hệ số phân bố ngang đối với tải trọng, nhưng trong Tiêu chuẩn chỉ có phần Hệ số phân bố ngang đối với tải trọng làn, vậy còn đối hệ số phân bố ngang đối với tải trọng người (tải trọng bộ hành), thì mình phải tính làm sao đây? Kinh mong Thầy và các bạn gần xa chỉ giúp, Cảm ơn Thầy Trung các bạn!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Hệ số phân bố ngang
Collapse
X
-
Hệ số phân bố ngang
Nguyên văn bởi son12a2Kinh chao Thay Trung và các bạn!, hiện giờ minh đang nghiên cứu Tiêu Chuẩn 22TCN - 272 -01, mình đang nghiên cứu đến hệ số phân bố ngang đối với tải trọng, nhưng trong Tiêu chuẩn chỉ có phần Hệ số phân bố ngang đối với tải trọng làn, vậy còn đối hệ số phân bố ngang đối với tải trọng người (tải trọng bộ hành), thì mình phải tính làm sao đây? Kinh mong Thầy và các bạn gần xa chỉ giúp, Cảm ơn Thầy Trung các bạn!
+ Trường hợp tính cho dầm biên: Dùng phương pháp đòn bẩy (chung cho cả M và Q).
+ Trường hợp tính cho dầm trong: Xem như hoạt tải chia đều cho các dầm (cũng tính chung cho cả mômen và lực cắt)."A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"Mít Đặc
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
Chào bạn pcivil, hồi đó mình tính toán cầu thép trong đồ án môn học thôi. Và lúc đó mình chỉ tính hệ liên kết ngang thôi. Nhưng mình có xem một số bài mẫu tính toán kết cấu cầu thép trong trang web của FHWA, thì người ta xem hệ liên kế ngang chỉ chịu tác dụng của gió, còn tải trọng bên trên mình xem là chuyền toàn bộ xuống dầm chính. Bạn có thể xem thêm trong tiêu chuẩn 22TCN - 272 - 01 về cách tính dầm ngang (hệ liên kết ngang). Nếu bạn chưa hiểu rõ thì có thể trao đổi với Thầy Trung trên diễm đàn. Chắc chắn là Thầy sẽ cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích đó. Chào bạn.
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
trong cách tính dầm ngang cho dầm thép nếu như theo bạn nói nó chỉ chịu tác dụng của gió thì không được hợp lý cho lắm. Vì nếu như vậy thì tải tác dụng sẽ rất nhỏ. Mình thấy người ta sẽ tính giống như trong dầm Bê tông, nhưng ở đây xem như dầm ngang chỉ chịu M, Q do làm việc chung kết cấu nhịp, sau đó qui nó về thành lực dọc trong các thanh liên kết rổi kiểm tra bền và ổn định cho các thanh đó. như thế thì hợp lý hơn.
Ghi chú
-
Hệ số phân bố ngang
Việc tính dầm ngang cho cầu dầm thép cũng tương tự như cầu BTCT. Nhưng dầm ngang trong cầu dàn thép thì tính hơi khác đấy. Ngoài ra, dàn thép còn có hệ liên kết ngang, chủ yếu để liên kết và phân phối tải trọng cho dàn chủ. Khi tính toán người ta thường tính cho liên kết ngang ở đầu dàn (cổng cầu), nơi tiếp nhận tải trọng do hệ liên kết dọc truyền đến."A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"Mít Đặc
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
Việc tính toán dầm ngang thì mình xin không có ý kiến, nhưng lần trước mình đề cập đến việc tính hệ liên kết ngang. Mình dựa theo quy định trong Điều 6.7.5 Trang 302 của Tiêu chuẩn 22TCN - 272 - 01 Về liên kết tăng cường ngang (hệ giằng ngang)
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
Cầu bê tông:
Cầu dầm đơn giản nhịp 33m, mặt cắt ngang cầu xếp đc 4 xe, nhưng để tính hs pp ngang thì chỉ lấy tung độ của 3 xe để tính thôi (theo qui trình 79). Vậy khi tính nội lực thì lấy hệ số làn xe là 3 xe hay 4 xe (là 0,8 hay 0,7)???
Thầy của kẹp tóc bảo là 0,8 nhưng thấy thầy ko chắc lắm, nên keptoc cũng ko chắc lắm . Vì thế muốn được nghe chỉ giáo từ các member của ketcau.comMột ngày nào đó, anh mong được cưới ...
một ai đó, chứ không phải là em
Ghi chú
-
Hệ số phân bố ngang
Theo mình nghĩ số xe xếp trên mặt cắt ngang sẽ không vượt quá số làn. Bề rộng mặt cắt ngang mà xếp được 4 xe nhưng cầu có 2 làn thì chỉ xếp tối đa 2 xe thôi. Mình cũng không biết chỗ nào trong quy trình quy định chỉ lấy tung độ 3 xe để tính?? (Có thể hôm thầy dạy quên nghe giảng )
Cầu 33m, 4 làn xe chạy (hơi "bự" theo chiều ngang ) thì mình sẽ xếp cả 4 xe (nếu tạo được sơ đồ bất lợi nhất) và lấy hệ số làn là 0,7"A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"Mít Đặc
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
Chào các anh chị :
Tôi cũng đang lam đồ án cầu thép... ma chưa biết tính dầm ngang ra sao??? Thầy dạy tôi thì nói trong TC mới..chỉ tính với lực gió như thế không ổn
Nhưng mà nếu tính nó làm việc chung với kết cấu nhịp.... thì phân chia nội lực như thế nào??? trong khi liên kết ngang la hệ siêu tĩnh...gồm bản mặt cầu, thanh biên trên , thanh biên dưới và cả thanh xiên nữa.... Thật sự khó khăn lắm...
Anh chị nào đã tính rồi..xin chĩ giúp... Nếu có bài mẫu càng tốt
Xin cám ơn.!~!
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
trong đồ án của tụi mình thường thì bỏ qua việc tính dầm ngang(cầu BTCT)
chỉ khi thiết kế cầu dầm đặc mới tính các liên kết ngang cực kỳ phức tạp thôi
Nhưng viẹc tính hệ số phân bố ngang thì lai khác, ta có thể lam nhiều cách ,mấy cái này tốt hơn hết la làm theo tc củ (mình nghĩ thế), xếp xe cung dược , nhưng phải là bất lợi nhất! Có thể tham khảo trong sách nói về thí nghiệm cầu để hiểu rỏ hơn về hệ số phân bố ngang.Đồ án củ thi thiếu gì ,lên ký túc ấy ,nhiều lắm (không phải Đồ án mẫu đâu nhé -ko có cái gì là mẫu cả ).
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
Chào các anh chị và các bạn !!!
MÌnh tìm được tài liệu dó rồi.... xem ra cách tính cũng không không khó lắm.... chĩ có điều là chưa chắc chắn lắm....
Không biết ỡ ngoài người ta thiết kế và tính toán ra sao??? chứ trong DAMH thì thấy giáo chấp nhận.....ạnh chị có tài liệu tính toán hệ liên kết ngang trong cầu liên hợp thì chĩ dẫm cho bọn em với ha
Cám ơn nhiều.!!!
Ghi chú
-
Ðề: Hệ số phân bố ngang
đương nhiên là lấy theo 3 làn rồi!vì ban đã chọn 3 xe là bất lợi nhất roi mà tức là khi nguy hiểm nhất cũng là lúc xuất hiện đồng thòi 3 xe thôi!!!chứ bạn lấy 4 xe lỡ đâu trên cấu chỉ có 3 làn xe chạy đồng thời thôi rồi sao???-->bất an toàn!
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú