QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng băng là gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Móng băng là gì?


    Móng băng là gì? Đây là kết cấu kỹ thuật cơ bản để có thể xây dựng được một ngôi nhà. Được thiết kế nằm phần dưới cùng trong toàn bộ công trình xây dựng. Có thể kể đến như là những công trình xây dựng của một tòa nhà, xây cầu hay là đập nước. Trong bài viết này, hãy cùng Kiến tạo Việt đi sâu vào tìm hiểu xem móng băng là gì? Và các vấn đề liên quan như kết cấu, công dụng, ưu nhược điểm và cách thi công móng băng chuẩn nhất.
    Móng băng là gì, kết cấu, cách bố trí thép móng băng chuẩn nhất.Khái niệm móng băng là gì?


    Móng băng là gì? Đây là loại móng thường có kết cấu một dải dài và có thể độc lập (hay giao nhau theo hình dạng chữ thập), được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của một tòa nhà.
    • Tùy thuộc vào địa hình và diện tích cũng như là độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta có thể quyết định sử dụng loại móng băng nào sao cho phù hợp. Để bảo mức đảm độ an toàn cho cả công trình.
    • Móng thuộc loại móng nông, là loại móng được xây dựng trên hố đào trần.
    Móng băng thường có kết cấu một dải dài và có thể độc lập (hay giao nhau theo hình dạng chữ thập.
    So với các loại móng khác như móng cọc, móng bè thì móng băng được sử dụng khá phổ biến vì có biện pháp thi công móng băng khá đơn giản. Độ lún đều hơn và cũng có thể tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng khi xây dựng nhà ống thì bạn cần lưu ý chọn lựa móng băng sao cho hợp lí. Cần nhớ rằng tiêu chuẩn móng băng phù hợp với kích thước chiều rộng nhỏ hơn 1,5m. Nếu như cấu tạo sai lệch thì có thể làm lún nhiều hơn móng đơn.
    Móng băng có công dụng gì?


    Như chúng ta đã biết, kết cấu móng băng có công dụng chính là tạo nền vững chắc cho ngôi nhà. Ngoài ra, nó còn có công dụng là làm giảm áp lực và cân bằng trọng lực cho tổng thể công trình. Mỗi cọc bê tông thì sẽ chịu một áp lực như nhau và hạn chế hiện tượng lún.
    Kết cấu móng băng có công dụng chính là tạo nền vững chắc cho ngôi nhà.
    Trong các công trình có hầm để xe như là tòa văn phòng hay khu chung cư… thì việc xây dựng móng nhà vô cùng phức tạp và đòi hỏi độ chắc chắn rất cao. Chỉ một chút sơ sẩy cũng sẽ làm đe dọa đến tính mạng của con người. Móng băng được dùng để làm nhà kho chứa đồ hay tạo hầm gửi xe và chắn đất.

    Trong trường hợp các khu vực địa hình không thuận lợi thì vẫn có thể sử dụng được móng băng. Đây là điểm ưu việt hơn của loại kết cấu móng băng này so với các loại móng khác. Trong đó móng băng bằng gạch và loại móng băng bê tông cốt thép sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho công trình của bạn.
    Ưu và nhược điểm khi làm móng băng

    Ưu điểm của kết cấu móng băng


    – Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được các hiện tượng kỳ lạ lún lệch giữa những cột.
    – Làm móng băng giúp giảm áp lực đè nén tại các vị trí đáy móng với hiệu suất cao.
    – Truyền tải trọng của khu vực công trình xuống nền đất được đều và không bị thay đổi.
    – Có thể vận dụng tại một số các nơi có địa chất xấu và tính chất không thay đổi.
    – Biện pháp kiến thiết khá đơn thuần và cũng giúp tiết kiệm chi phí ngân sách.

    Ưu và nhược điểm khi làm móng băng.
    Ưu và nhược điểm khi làm móng băng.
    Nhược điểm của dầm móng băng


    – Không vận dụng được cho những vị trí có nhiều bùn và nền đất quá yếu.
    – Do thuộc hệ móng nông và nhỏ nên tính chống lật và chống trượt của dầm móng băng chỉ ở mức độ tương đối.

    – Với nền đất có mạch nước ngầm nằm sâu ở bên dưới thì yêu cầu sự phức tạp cao hơn
    Cấu tạo móng băng


    Sau khi đã biết móng băng là gì công dụng của nó, Kiến tạo Việt xin giới thiệu sơ bộ về cấu tạo móng băng thông qua hình ảnh như sau:

    Móng băng được cấu tạo bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục để liên kết móng thành một khối và dầm móng.
    Cấu tạo của móng băng được thể hiện trên bản vẽ.
    Chi tiết:
    • Lớp bê tông lót của mong băng dày 100mm.
    • Kích thước bản móng phổ thông thường là: (900-1200)x350 (mm).
    • Kích thước dầm móng phổ thông thường là: 300x(500-700) (mm).
    • Thép bản móng phổ thông thường là Φ12a150.
    • Thép dầm móng phổ thông thường là như sau: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150.

    Lưu ý đây là những số liệu ở mức cơ bản. Còn tùy thuộc vào địa chất và địa hình khu vực xây dựng, loại hình công trình mà các bạn cần lựa chọn loại móng sao cho phù hợp.
    Phân loại móng băng hiện nay


    Xét về tính chất và độ cứng của mặt bằng móng băng thì móng băng được phân làm 3 loại đó là:
    • Móng mềm.
    • Móng kết hợp.
    • Móng cứng.

    Xét về cấu tạo theo phương thì móng băng được chia làm 2 loại:
    • Móng 1 phương.
    • Móng 2 phương.
    Móng băng 1 phương là gì? Có những ưu điểm, nhược điểm nào?

    Móng băng 1 phương là gì? Móng băng 2 phương là gì?


    Kết cấu xây dựng cơ bản nhất của một công trình chính là phần móng, chúng được bố trí ở dưới cùng để có thể gia tăng sức ép cho tải trọng công trình. Có nhiều loại móng như là móng đơn, móng băng (1 phương và 2 phương), móng bè.
    Móng băng 1 phương là gì mà được sử dụng phổ biến như vậy?
    Móng 1 phương được xem như là một loại móng nhà cơ bản nhất. Nếu như móng 2 phương được sắp xếp và bố trí giao nhau như ô cờ trong bàn cờ. Thì kỹ thuật thiết kế của loại móng 1 phương này theo phương ngang hoặc dọc; móng xây to và cứng giữ vững cho công trình.

    Cấu tạo của móng 1 phương gồm: Bán móng chạy kết hợp cùng với móng thành khối dầm móng; lớp bê tông được lót mỏng bên trên.

    Tiêu chuẩn kích thước của loại móng băng 1 phương được quy định rõ ràng như sau:
    • Bản móng phổ thông có kích thước (0,9 -1,2)x0,35m.
    • Dầm móng phổ thông có kích thước 0,3x(0,5 – 0,8) m.
    • Lớp bê tông lót dày khoảng 0,1m.
    • Thép đai dầm móng phổ thông có kích thước là Φ8a150.
    • Thép dọc dầm móng phổ thông có kích thước là 6Φ(18 – 22).
    • Thép bản móng phổ thông có kích thước là Φ12a150.

    Tất nhiên, các thông số này cũng sẽ có những sự linh hoạt tùy theo độ dày cùng với các loại thép để phù hợp với nền đất hay những địa thế yếu cứng khác nhau.
    Ưu và nhược điểm của loại móng băng 1 phương


    Móng 1 phương sẽ giúp cho tường và cột được đứng thẳng trong quá trình xây dựng. Chúng thường có độ lún đều nên sẽ không xảy ra hiện tượng lún nhấp nhô ở một số cột.

    Hiện nay, các chuyên gia trong kỹ thuật thường sử dụng móng băng thay cho móng đơn. Việc này sẽ đảm bảo tải trọng công trình được truyền xuống đều cho các cọc bê tông được bố trí bên dưới. Loại móng này còn có ý nghĩa rất đặc biệt trong xây dựng bởi vì giúp giảm áp lực đáy móng. Nếu như các bạn biết cách vận dụng thì sẽ giải quyết được những vấn đề như là sạt lở nhà, công trình không kiên cố hay tuổi thọ thấp…và cả những ngôi nhà không quá lớn.

    Khi gia chủ xây dựng nhà 1 hay 2 tầng, có thể sử dụng móng đơn. Nhưng nếu như xây nhà từ 3 tầng, thì cần sử dụng móng băng cho nhà 3 tầng để thi công.
    Móng 1 phương sẽ giúp cho tường và cột được đứng thẳng trong quá trình xây dựng.
    Nhược điểm của móng băng 1 phương đó chính là khi mực nước sâu thì việc đề ra phương án thi công sẽ có phần hơi phức tạp. Nguyên nhân là do cần phải tăng chiều cọ ván và công trình phụ trợ trong khi thi công. Trường hợp thi công với nền đất quá yếu thì phần móng cọc sẽ được thay thế.

    Móng băng một phương là loại móng nông nên khả năng lật trượt kém và sức chịu tải nền không cao nên sẽ khó để sử dụng cho những công trình lớn, hoành tráng. Lúc này, chúng ta sẽ phải tìm đến một loại móng kiên cố hơn.
    Cách thi công và cách bố trí thép móng băng

    Bước 1: Giải phóng mặt bằng và khâu chuẩn bị các nguyên vật liệu


    Việc giải phóng cũng như san lấp mặt bằng trước khi cách bố trí thép móng băng được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong. Từ đó, giúp ta có thể xác định được một cách chính xác những khu vực cần thiết phải đóng cọc và những khu vực cần tạo móng băng. Tùy vào từng công trình lớn hay công trình nhỏ mà người ta có thể tiến hành đào móng với những độ sâu thích hợp khác nhau. Đừng quên một lưu ý là không nên thực hiện việc đào móng mà lại đào quá sâu hay đào quá nông.

    Về vật tư cần chuẩn bị thì cơ bản nhất bao gồm thép, cát, đá, xi măng, cừ tràm,… Vậy, chuẩn bị vật liệu xây dựng móng băng là như thế nào? Bạn nên chuẩn bị với số lượng đủ và tính toán một cách càng chi tiết càng tốt về các chi phí cũng như kết hợp các vật liệu khác nhau theo đúng tiêu chuẩn và các yêu cầu về móng băng trong công trình xây dựng.
    Cách thi công và cách bố trí thép móng băng.Bước 2: Chuẩn bị cốt thép cho mặt bằng móng băng


    Công đoạn chuẩn bị cốt thép cũng là một trong các khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép móng băng. Đến bước này, bạn đừng quên phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ và phải theo đúng yêu cầu thiết kế của bản vẽ công trình. Đồng thời, lượng pha trộn các nguyên liệu cũng cần tuân theo khối lượng tương ứng.

    Trước khi bố trí thép móng băng cần đảm bảo:
    • Bề mặt của cốt thép phải luôn sạch, trơn, không gỉ và không còn bám bẩn hay hiện tượng dính bùn đất.
    • Các thanh thép tùy theo khối lượng mà cần phải đạt tiêu những chuẩn riêng về chất lượng. Hãy kiểm tra xem liệu thép có thể bị hẹp hay bị giảm mặt tiếp xúc với diện tích không. Bởi vì các mối liên kết này không được phép vượt quá giới hạn theo quy định là 2% đường kính.
    • Cốt thép phải được tiến hành gia công và uốn cũng như nắn thẳng sao cho có độ dẻo dai tốt nhất. Bạn nên tiến hành sử dụng đối với các loại thép có thương hiệu tốt và uy tín chất lượng để đảm bảo chất lượng cho tổng thể công trình.
    Bước 3: Tiến hành đóng cốt pha cho móng băng là gì


    Cốt pha vẫn luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trước khi các bạn tiến hành quy trình đổ bê tông móng. Vì thế cho nên hãy chọn lựa các loại cốp pha còn nguyên vẹn, không bị mục nát và đừng quên sử dụng đinh để có thể gia cố các vị trí tiếp xúc lại với nhau.

    Các thành phần này sẽ được xếp chống lên thành đất và hãy kê lên trên của bề mặt những tấm gỗ với độ dày tối thiểu là khoảng 4cm. Việc này nhằm làm giảm bớt đi phần nào lực xô ngang khi bạn tiến hành quá trình đổ bê tông móng. Đối với tim móng và cột móng thì phải luôn được cố định ở một vị trí và xác định được các kích thước cao độ cho quy trình đổ bê tông móng.
    Cốt pha vẫn luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trước khi các bạn tiến hành quy trình đổ bê tông móng.Bước 4: Công tác thực hiện đổ bê tông cho móng băng là gì


    Sau khi đã tiến hành xong công tác chuẩn bị cho cách bố trí thép móng băng. Đồng thời, cũng đã chuẩn bị cốt thép và có cốp pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong biện pháp thi công móng băng chính là đổ bê tông cho mặt bằng móng băng.

    Quy trình đổ bê tông móng băng được coi là khâu cuối cùng trong toàn bộ quy trình thi công mặt móng băng. Đây là khâu quyết định đến sự thành công hay thất bại cũng như hiệu suất và hiệu quả của việc thi công công trình này.

    Công tác đổ bê tông có những điều bắt buộc cần phải đạt được theo quy chuẩn về những quy phạm xây dựng thiết kế nhà ở. Trong đó, các tiêu chuẩn phải đảm bảo cả về chất lượng, cũng như đảm bảo được rằng bê tông phải đổ đầy và chắc. Ngoài ra, quá trình đổ này không có lẫn tạp chất khác hay rác thải, chất bẩn...

    Các nguyên liệu như đá và cát để dùng trong việc trộn bê tông phải được chọn lựa một cách thật chính xác về kích cỡ hạt. Bởi vì điều này nhằm đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng bê tông sao cho tốt nhất, không xuất hiện hiện tượng bong bóng ở trong các lỗ rỗng của sản phẩm bê tông khi đã ra thành phẩm.
    Những lưu ý khi dùng kết cấu thép móng băng trong xây dựng

    Công trình thép móng băng – loại móng nhà gia tăng sự bền bỉ cho công trình.
    Kết cấu thép móng băng dễ thi công hơn, đơn giản và độ lún đều. Không những thế, nó còn là loại móng giúp tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng khi muốn thiết kế và thi công kết cấu thép móng băng cho một công trình thì các bạn cần tìm hiểu các yếu tố như mặt bằng chung của khu vực đất thi công:
    • Về độ lún đất nền và độ cứng của đất.
    • Diện tích cần sử dụng đối với tổng thể công trình.
    • Chất liệu thép mà các bạn chọn được cung cấp bởi từ đơn vị nào.
    • Tính chất công trình là làm nhà xưởng, nhà ở dân dụng hay với các mục đích khác.

    Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống của móng băng là như thế nào


    Công thức chung để tính tải trọng xuống móng băng là như thế nào? Theo đó, nó được xác định từ các tổ hợp tải trọng của tĩnh tải, hoạt tải, gió và động đất. Cách tính các tổ hợp này cũng khá là phức tạp và mất nhiều thời gian. Chính vì thế, khi thi công thực tế tại các công trình, các bạn kỹ sư thường rất cần tìm đến những công thức tính nhanh. Điều này vừa cho kết quả đúng lại tiết kiệm được thời gian. Dưới đây là công thức tính nhanh các bạn có thể tham khảo.

    Giả sử như tính móng M7: là 1m2 dầm trần có trọng lượng là 1,1T.

    Giả định như nền đất của bạn có cường độ R =15T/m2 (là đất tốt)

    Từ đó tính được diện tích móng băng sẽ là = N/R.

    Sau đó bạn chọn a và b của móng.

    N sẽ được tính theo công thức: N=1,45*2,6*2 tầng*1,1= 8,3 T.

    Khi tính móng thì lấy khoảng 10T để tính.

    Hoặc có một cách tính khác, đó là lấy 1m2 sàn = 1T và cứ bao nhiêu tầng thì chúng ta nhân lên và riêng tải trọng mái thì lấy bằng 50% tải trọng của một sàn.
    Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống của móng băng là như thế nào.

    Cách tính khối lượng của bê tông móng băng


    Cách tính khối lượng của bê tông móng băng được thực hiện như sau:
    • Hình lập phương của khối bê tông:

    VBT = Số lượng toàn bộ các cấu kiện nhân với chiều dài nhân chiều rộng và nhân chiều cao.
    • Với các kiện ở mức độ có phần phức tạp hơn:

    VBT = Diện tích của toàn bộ các mặt bằng kết cấu kiện nhân với chiều cao kiện đó.
    • Diện tích của các mặt bằng của cấu kiện nêu trên sẽ được chia về các hình cụ thể và đơn giản hóa để có thể dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.

    Ví dụ: Cấu kiện của bê tông mà có kích thước cụ thể là chiều cao: 1,5m; với mặt bằng hình chữ nhật và hình thang trong đó cụ thể là:

    Hình chữ nhật kích thước 1,2m – 2m; Hình thang kích thước 2m – 1,4 m và chiều cao là 0,8m;

    Công thức tính như sau:

    VBT = ((1,2*2+(2+1,4)*0,8/2)) nhân với 1,5 = 5,64 (m3).

    Lưu ý: Công tác bê tông sẽ nằm rải rác ở toàn bộ công trình. Vì vậy, bạn đừng quên tính toán thật tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

    Bài cùng chuyên mục :
Working...
X