Tôi thấy các công trình cao tầng thường sử dụng hệ lõi, vách. Xin hỏi khi nào thì cần dùng hệ lõi, vách! Mục đích của việc sử dụng này là gì! Nhiều công trình không hiểu các bác kiến trúc có tham khảo về các bác kết cấu không mà tôi thấy không cần cũng đưa vào? Liệu đây có phải là xu thế chung hay chỉ là bắt chước??????
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Collapse
X
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Nhà càng cao thì sức gió và ảnh hưởng của động đất càng to. Dùng lõi bê-tông để chịu một phần lớn của tải trọng và chịu tất cả gió, động đất là một giải pháp kinh-tế.
Bạn cứ thiết kế thử vài cái 15, 30, 60 tầng thì biết liền. Lõi bê-tông còn được dùng đê" làm cầu thang, lắp thiết-bị thang máy.
Nếu nó không cần thiết thì người ta đã bỏ nó lâu rồi.
Nếu bạn xây nhà cao tầng như kim tự tháp thì nó tự ổn định, không cần lõi bê-tông để chịu gió và động đất.
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Bác Thu ơi, nhưng điều đó thì em biết rồi, nhưng có sách nào nói về cách bố trí lõi, vách trong một công trình cao tầng không? Đa số em toàn thấy bố trí kiểu đối xứng nhưng khi gặp nhà không đối xứng thì làm thế nào? Phải có sách nào đó nói về chuyện này chứ!Chú để anh!
Thôi bác để em!
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
chao ban. cach bo tri vach doi xung muc dich la de tranh say ra hien tuong cong trinh bi xoan thoi ; va tuy theo kien truc va tham my nua ma bo tri ; co nhung cong trinh co mat bang ki quac thi lam sao bo tri doi xung duoc ; nen van de bo tri la do cach nhin cua 1 ky su ket cau ket hop voi kien truc su ; loi dung tinh doi xung de de thiet ke ma thoi.
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Nguyên văn bởi thanhphieubố trí lõi cứng không cẩn thận nhiều khi rất nguy hiểm. đối với công trình xây chen hoặc nền đất yếu mà bố trí lõi cứng ở các góc nhà thì tải ngang sẽ tập trung vào đó rất nhiều và không bố trí được cọc.
- một lõi cứng phải có nhiều tải trọng thẳng đứng, vì nếu không, với tác dụng của tải ngang, nó sẽ bị dở hỏng một đầu. Thí dụ, bạn có một vách cứng (một phần của lõi), chịu 500 tấn, tải ngang 50 tấn, bạn vẽ hợp lực R thì hợp lực này phải nằm dưới chân vách, nếu không, vách cưng sẽ tỳ lên một góc của lõi cứng mà thôi. Nếu một vách cứng đủ tải trọng thẳng đứng thì trong phép toán không cần lấy hết lõi như hệ thông chịu lực, như vậy bạn có thể tìm được sự đối xứng.
- nếu tầng hầm không chịu được tải trọng ngang (thí dụ theo hướng gió, gió đẩy về phía không có đất chận lại), có thể phải đóng cừ xiên đê" chịu tải trọng ngang.
- Nó đòi hỏi người kỹ-sư phải cẩn thận, không cần phép tính quá chính xac, vì phần lớn ta phải dùng những phép tính nhanh và gần đúng.
Bạn haydoi_day,
Bạn nên tìm revue, magasine nhiều hơn là sách khoa-học, tìm những sách vê kiến-trúc sẽ tìm được câu trả lời, phải mạnh dạn tự có sáng kiên, rôi tính thử vài bài tính kinh-tế, rồi tự chọn lựa. Không có nguyên tac nhất định vì bạn phải tùy một phần vào kiến trúc sư.
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Chào bác Thụ: em thấy bác gợi ý thiết kế vách, lõi hình như theo trường phái BS, AS thì phải? bác cố gắng đặt thật nhiều tải trọng đứng lên trên vách càng tốt. em cũng thích cái cách này. thật ra thì em thấy đối với nhà có hình dạng không đối xứng thì ta cố gắng bố trí cột, vách, lõi sao cho tâm cứng của tòa nhà nằm càng gần tâm khối lượng càng tối. trong trường hợp nhà có mặt bằng đối xúng thì dễ bố trí rồi nhưng còn phải chú ý đến tải trọng sử dụng có đối xứng nữa phải không bác?
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-ThuXin góp thêm ý kiến với thanhphieu là :
- nếu tầng hầm không chịu được tải trọng ngang (thí dụ theo hướng gió, gió đẩy về phía không có đất chận lại), có thể phải đóng cừ xiên đê" chịu tải trọng ngang.
- Nó đòi hỏi người kỹ-sư phải cẩn thận, không cần phép tính quá chính xac, vì phần lớn ta phải dùng những phép tính nhanh và gần đúng.
Bạn haydoi_day,
Bạn nên tìm revue, magasine nhiều hơn là sách khoa-học, tìm những sách vê kiến-trúc sẽ tìm được câu trả lời, phải mạnh dạn tự có sáng kiên, rôi tính thử vài bài tính kinh-tế, rồi tự chọn lựa. Không có nguyên tac nhất định vì bạn phải tùy một phần vào kiến trúc sư.
em cũng rất thich quan điểm của bác là kỹ sư kết cấu phải có cách nhìn một cách tổng quan về công trình, không nên sa đà vào chi tiết quá, và phải chủ động tìm phương án kết cấu cho hợp lý chứ không phụ thuộc vào cách nghĩ của kiến trúc mặc dù kết cấu là để thể hiện ý tưởng của kiến trúc sư thành hiện thực. nhưng em không hiểu sao bác lại khuyên anh em đọc những sách về kiến trúc để làm kết cấu thế? mong bác chỉ giáo!
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
Bạn arc_ngotau,
1) Tầng hầm thì nằm trong đất là đúng, nhưng có khi nào các bạn nghĩ là thế đất có cao trình khác nhau tùy theo mặt tiền không? Thì dụ lối vào phía trước thấp cửa sau (khi cửa sau nó cận triền đồi hay triền núi..., hay nó nằm cận đường dẫn...) Khi đó lực đẩy của đất sẽ không đều nhau, Kỹ-sư Thiết kế phải tính trong sức chịu của công trình móng.
2) Nên đọc thêm sách báo Kiến-trúc để hiểu cái phong cách kiến-trúc theo thời đại, nhat là đối với nhà nhiều tầng, cách sắp đặt giàn thang máy, vì đó là lõi cứng, làm sao cho thõa tiêu chuẩn phòng cháy chửa cháy...
Trên bàn hội nghị để thiết kế đồ án, mình phải bàn cãi với nhiều người, Kiên-trúc sư, nha Thiêt kế đô thị (quy hoạch), nhà đầu tư,... Khi Kiến-trúc-sư đề nghị một điều gì, neu mình hiểu, góp ý thì nó quý biết bao, uy tín của mình cũng tăng lên, nhà đầu tư sẽ nhìn mình với cặp mắt khán phục, còn nếu mình câm miệng như hến thì, Kiến-trúc-su làm xong đồ án, thảy cho mình, mình chỉ làm như một kẻ thừa hành, chán chết, đến khi gặp khó khăn, lúc đó khó đổi thay.
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
To bac Thụ: em hiểu vấn đề rồi, nhưng trong trường hợp này thì em thấy bản thân tường tầng hầm và móng công trình cũng đã phải tính chịu áp lực đất, tính toán kiểm tra ổn định mái dốc (cung trượt của mái dốc...). ở bên em các anh em cũng làm công trình nhà cao tầng tựa lưng vào núi rồi mà, để giải quyết cái tường chắn đất không thôi cũng là một vấn đề lớn rồi đó.
em thấy khi thiết kế nhà cao tầng thì kết cấu phải tham gia ngay từ khâu lập dự án (concept) rồi chứ đợi đến lúc kiến trúc họ thảy cho minh thì còn bàn cãi gì nữa, luc ấy thì chỉ phải thay đổi phương án chết thôi! Nếu tham gia dự án nào mà được làm ngay từ đầu thì kết cấu phải góp ý ngay rồi, để đến lúc kiến trúc họ fix mặt bằng xong thì thay đổi lại cho phù hợp kết cấu rất mất thời gian, phải vậy không bác Thụ!
Ghi chú
-
Ðề: Bác nào hiểu về lõi Bê Tông?
chào các bậc tiền bối cao thủ
tôi có ý kiến nho nhỏ về lõi của công trình
Hiện nay tính lõi theo phần mềm SAP thì đa số quan niệm lỏi là sự tổng hợp 4 vách ghép lại ; và tính toán thì chia làm 4 vách mà tính ; như vậy là bỏ qua phần làm việc tổng thể của lõi ; có ảnh hưởng gì đến khảc năng chịu lục của công trình hay không theo kiểu tính như thế ; có lơi hay có hai.....
Theo lý thuyết thì có cả lõi KÍN và LÕI hở ; như vậy lõi hở thì tính như vách ; còn lõi kín thì xét đến làm việc của nó rất phức tạp
MỌi người thảo luận vấn đề này rõ ràng hơn nhéTÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú