QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề khi tính động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề khi tính động đất

    Tôi đang làm tốt nghiệp, tính một công trình theo động đất. Có một đều xin hỏi các sư phụ.
    Khi tính nhà cao tầng theo quy phạm ta phải giảm tiết diện cột theo chiều cao. Tuy nhiên trong động đất thì các sàn ở trên cao dao động mạnh do vậy nếu giảm tiết diện cột theo tiêu chuẩn thì cột sẽ nhỏ không đủ ngàm vào sàn, và khi dao động sẽ gây giảm yếu cục bộ. Thứ hai nếu giảm tiết diện cột thì ta phải giảm tiết diện dầm tương ứng nhằm đảm bảo độ cứng của dầm và côt. Như vậy tôi có thể không giảm tiết diện cột khi tính động đất hay không???
    Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

  • #2
    Ðề: Vấn đề khi tính động đất

    cho hỏi có huynh nào có tài liệu đầy đủ về tính toán động đất có thể post lên mạng giúp em được không.
    cảm ơn các huynh trước !
    Thành Nguyễn

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Vấn đề khi tính động đất

      Nguyên văn bởi ayenluho
      Tôi đang làm tốt nghiệp, tính một công trình theo động đất. Có một đều xin hỏi các sư phụ.
      Khi tính nhà cao tầng theo quy phạm ta phải giảm tiết diện cột theo chiều cao. Tuy nhiên trong động đất thì các sàn ở trên cao dao động mạnh do vậy nếu giảm tiết diện cột theo tiêu chuẩn thì cột sẽ nhỏ không đủ ngàm vào sàn, và khi dao động sẽ gây giảm yếu cục bộ. Thứ hai nếu giảm tiết diện cột thì ta phải giảm tiết diện dầm tương ứng nhằm đảm bảo độ cứng của dầm và côt. Như vậy tôi có thể không giảm tiết diện cột khi tính động đất hay không???
      để thiết kế công trình chịu tải trọng ngang thì công trình không chỉ có cột mà còn phải kể đến lõi và vách, cậu phải kiểm tra độ cứng của toàn nhà chứ. chọn tầng để giảm tiết diện thì cũng phải chọn tầng nào cho hợp lý, thường thì dạng dao động lớn nhất có dạng parabol bậc 2, đỉnh parabol lớn nhất tại vị chí 2/3 chiều cao tòa nhà, vì vậy khi giảm tiết diện cột thì nên tránh vị trí quanh tầng này. trong thiết kế nhà cao tầng thì luôn giữ nguyên tắc độ cứng của cột luôn phải lớn hơn độ cứng của dầm, không nên thiết kế dầm cột có độ cứng tương đương nhau hoặc dầm lớn hơn cột (chỉ thích hợp cho nhà thấp tầng không chịu tải trọng ngang) tránh gây phá hoại cột trước khi dầm bị phá hoại. chỉ nên thiết kế cho cột khung chịu khoảng 25% tải trọng ngang thôi (theo ý kiến cá nhân của tôi) còn lại bố trí để lõi và vách chịu. trong trường hợp lý tưởng thì cho hệ lõi, vách chịu toàn bộ tỉa trọng ngang (cách này hơi lãng phí). nói chung yêu cầu giảm tiết diện là bắt buộc, kỹ sư phải có giải pháp cho hợp lý. good luck!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Vấn đề khi tính động đất

        To Thành Nguyễn: cậu tìm tiêu chuẩn ACI mà đọc, nó có đầy đủ yêu cầu cũng như cách tính đấy. làm theo cách tính của ACI thì đỡ mệt hơn rất nhiều còn làm theo SNIP của Nga thì tìm đọc sách tiêu chuẩn xây dựng tập III của Việt nam, họ cũng có đầy đủ các yêu cầu và trình tự tính toán đây. cả 2 cách tính này cho kết quả tương đương nhau và được cho phép áp dụng tại việt nam.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Vấn đề khi tính động đất

          Dao động nguy hiểm nhất trong bài của tôi là dao động 1, cũng là một đường giống bậc 2 nhưng càng lên cao thì chuyển vị càng lớn và lớn nhất là tại đỉnh. Tuy nhiên nếu tổ hợp các dạng dao động lại thì tại vị trí 2/3 như (arc ngotau) nói thì cũng có chuyển vị lớn. Tôi chưa kiểm tra sự làm việc của các cột ở trên vì chỉ đang trong giai đoặn tính lực động đất cho các tường cứng chịu lực. Từ đó mới pân bố 25% lực động đất tại các nút của khung và cũng phân theo độ cứng của các nút.
          Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Vấn đề khi tính động đất.

            Nguyên văn bởi ayenluho
            Tôi đang làm tốt nghiệp, tính một công trình theo động đất. Có một đều xin hỏi các sư phụ.
            Khi tính nhà cao tầng theo quy phạm ta phải giảm tiết diện cột theo chiều cao. Tuy nhiên trong động đất thì các sàn ở trên cao dao động mạnh do vậy nếu giảm tiết diện cột theo tiêu chuẩn thì cột sẽ nhỏ không đủ ngàm vào sàn, và khi dao động sẽ gây giảm yếu cục bộ. Thứ hai nếu giảm tiết diện cột thì ta phải giảm tiết diện dầm tương ứng nhằm đảm bảo độ cứng của dầm và côt. Như vậy tôi có thể không giảm tiết diện cột khi tính động đất hay không???
            Ô hay, giảm độ mảnh chứ sao lại giảm tiết diện.

            Ghi chú

            Working...
            X