NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THI CÔNG LỚP PHỦ UHPC TẠI DỰ ÁN SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG
TÓM TẮT:
  1. Mục đích nghiên cứu:
Cầu Thăng Long sau nhiều năm khai thác với lưu lượng xe ngày một lớn dẫn tới bản mặt thép của cầu không đảm bảo điều kiện về độ cứng và độ võng theo giới hạn cho phép. Sau các hội thảo khoa học cùng các nghiên cứu thử nghiệm đánh giá cho thấy giải pháp “sử dụng công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) liên kết với bản mặt thép trực hướng tạo thành bản mặt cầu nhẹ liên hợp” đã được lựa chọn thiết kế để sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Để thi công lớp phủ UHPC thành công tại dự án này, cần phải xác định các thông số công nghệ như: độ chảy xoè, thời gian đông kết, tính lưu biến và co mềm theo điều kiện thi công thực tế tại hiện trường (nhiệt độ và độ ẩm). Ngoài ra, còn phải xác định các tính chất cơ lý khác của UHPC như: cường độ chịu nén, ứng suất biến dạng khi chịu kéo, modul đàn hồi và co khô.
  1. Phạm vi nghiên cứu:
  • Thử nghiệm, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo UHPC yêu cầu kỹ thuật.
  • Thiết kế cấp phối và thử nghiệm các tính chất của hỗn hợp UHPC và UHPC tại điều kiện phòng thí nghiệm.
  • Thử nghiệm các tính chất của hỗn hợp UHPC và UHPC tại các điều kiện khí hậu cụ thể tại hiện trường.
  • Đưa ra biện pháp thi công, bảo dưỡng phù hợp để chế tạo, thi công UHPC đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
  1. Phương pháp nghiên cứu:
  • Áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
  • Áp dụng bộ 3 tiêu chuẩn quốc gia Pháp: NF P18-451:2018, NF P18-470:2016, NF P18-710:2016.
  1. Kết quả chính:
  • Đã xác định được các thông số công nghệ để thi công lớp phủ UHPC trên mặt cầu Thăng Long trong thời gian từ 25/08/2020 đến 31/12/2020.
  • Đã tổ chức thực hiện thi công và quản lý chất lượng lớp phủ UHPC hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
TỪ KHÓA:
“Cầu Thăng Long”; “dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long”; “bê tông siêu tính năng (UHPC)”; “bản mặt cầu nhẹ liên hợp”; “bảo dưỡng nhiệt ẩm”; “độ chảy xoè”; “co mềm”; “co khô”; “cường độ chịu nén”; “ứng suất - biến dạng khi kéo”; “mô-đun đàn hồi”.

Bê tông cường độ siêu cao UHPC (Ultra – high performance concrete) là sự phát triển cao cấp hơn của bê tông cốt sợi truyền thống (kết cấu composite). UHPC là vật liệu có tiềm năng lớn trong ứng dụng cho việc sửa chữa bản mặt cầu thép trực hướng (OSDs), việc kết hợp chúng dự kiến ​​sẽ sẽ tạo thành một kết cấu độc đáo.

Kết luận: Kiểm soát việc lựa chọn nguyên vật liệu tại Việt Nam và kiểm soát thiết kế cấp phối đáp ứng các yêu cầu của thiết kế kết cấu và điều kiện công nghệ thi công. Sản xuất bê tông bột khô trộn sẵn xuất khẩu với mác UHPC: 125/7,5; 135/8; 145/9; 155/10; 165/10,5; 175/11 (MPa). Bột khô đã đáp ứng được tiến độ và yêu cầu kỹ thuật thi công hiện trường. Đã chế tạo 2000 m³ UHPC tương đương 28.000 m² để Sửa chữa cầu Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam và Thông xe trở lại Cầu Thăng Long từ ngày 7 tháng 1 năm 2021, vậy là ổn. (80-100 km/h, tải trọng 10 tấn trục).Công tác vận chuyển, cán – đầm – rải làm việc hiệu quả, tốc độ đạt 11÷12 m/h với quy trình bảo dưỡng mẫu phù hợp.Tài liệu tham khảo: NF P18-470 : Ultra – high performance fibrre – reinforced concrete specification, performance, production and conformity; NF P18-710 : National addition of Eurocode 2 – Design of concrete structures (Specific rules for Ultra – hight performance fibrre – reinforced concrete – UHPFRC); NF P18-451 : Concrete – Excution of concrete structures – Specific rules for UHPC;DB43 : Technical specification for steel – UHPC lightweight composite structure deck (2016); TCCS-02:2017 IBST : Bê tông tính năng siêu cao – Hướng dẫn thiết kế kết cấu;thi cong cau TL.pdf