QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thuyết minh giá thành phần thô Nhà ở xã hội

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuyết minh giá thành phần thô Nhà ở xã hội



    THUYẾT MINH TÍNH TOÁN KẾT CẤU VÀ CHI PHÍ XÂY DỰNG PHẦN THÔ THÂN CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI THANH TRÌ - HÀ NỘI

    TS. Phạm Khắc Hiên (4/2022)

    1. Đặc điểm công trình :

    Công trình quy mô 15 tầng và 1 tầng hầm, kích thước mặt bằng 41,6m x21,5m có phần lõm ở 4 góc nên diện tích sàn điển hình theo bản vẽ kiến trúc là 871,8m2 .

    Mặt bằng sàn các tầng 3-15 thể hiện ở (H.1). Bước cột 1 phương (7,75m +3m +7,75m) , phương kia (7,2 +3x9m +7,2m). Tiết diện cột và vách lấy theo bản vẽ CAD của kiến trúc. Tiết diện hai hàng cột biên (400x1200, 4* 350x1700 , 400x1200) , cột giữa (450x1500, 4*700x900, 450x1500) . Vách lõi thang máy có chiều dày 300.

    Mặt cắt công trình thể hiện ở (H.2).

    Sử dụng kết cấu cải tiến dạng sàn phẳng không dầm, đặt xốp tạo rỗng, có sườn thép giao nhau 2 phương, nên gọi tên là Sàn Dày Sườn đã được Bộ KHCN cấp 2 bằng sáng chế số 10469 ngày 12-7-2012 và số 22076 ngày 23-9-2019, đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại văn bản số 242/BXD-KHCN ngày 04/05/2015.

    Sàn Dày Sườn có những ưu điểm về mặt sử dụng (sàn phẳng thuận tiện bố trí mặt bằng, tăng chiều cao sử dụng, cách âm cách nhiệt tốt), giảm giá thành (do giảm chi phí vật liệu), còn thuận lợi cho việc thi công (vì phần lớn các bộ phận kết cấu tiền chế nên dễ kiểm tra chất lượng, giảm thời gian thi công).

    Sàn Dày Sườn có các đặc điểm sau (H.3) :

    - Hệ sườn thép 2 phương dạng dàn không gian, kẹp giữa là các khối xốp lớn.

    - Lưới thép mặt dưới và lưới thép mặt trên đều là lưới φ5a150x150 (để chân người thi công không dẫm vào xốp) phủ toàn bộ sàn.

    - Bê tông mặt dưới = bê tông mặt trên = 50mm. Khe giữa 2 khối xốp là bê tông bụng của các dầm sườn chữ T, phương sườn SD là 100mm, phương sườn RL là 150mm.

    Sàn có nhịp lớn nhất là 9m, để an toàn, dùng Sàn Dày Sườn có chiều dày 300mm. Mặt cắt sàn thể hiện tại (H.4).

    - Vật liệu : bê tông M400, Rn = 170kg/cm2. Cốt thép gia cường CB500V có cường độ tính toán Ra = 4340kg/cm2, các sườn thép làm bằng thép chuốt nguội cũng có cường độ tương đương thép CB500V.

    1

    Mặt bằng tầng điển hình 3 - 15 (H.1)


    Mặt cắt công trình (H.2)




    Sườn SD (H.3a ) Sườn RL (H.3b)



    Hệ sườn SD và RL giao nhau, kẹp giữa là các khối xốp


    Mặt trên và dưới là lưới thép (H.3c)


    Thi công Sàn Dày Sườn (H.3d)











    2. Tính tải trọng :

    Tải trọng được tính cho sàn tầng điển hình.

    Trọng lượng bản thân 1m2 sàn rỗng dày 0,3m :

    (0,3 x 1 x 1 - 2x0,85x0,4x0,2) x 2,5 x 1,1 = 0,164 x 2,75 = 0,451 T/m2. Bê tông sàn tương đương sàn đặc chiều dày 0,164 m .

    Lớp hoàn thiện dày 0,05m nên trọng lượng sàn là :

    0,451+ 0,05 x 2 x 1,1 = 0,561 T/m2 .

    Hoạt tải nhà ở là 0,15 T/m2 , xét hệ số vượt tải là 0,15x1,3 = 0,195 T/m2 . Tổng tải trọng tác dụng lên sàn : 0,561 + 0,195 = 0,756 T/m2.

    Đặt tải trọng (p) tác dụng lên sườn SD cách nhau 0,5m -> p = 0,756/2 = 0,378 T/m.

    Tường ngăn giữa các phòng dày 110, tường ngăn giữa các căn hộ dày 150, tường biên và tường dọc hành lang giữa dày 220. Để giảm tải và cách âm tốt, dùng tường gạch rỗng. Chiều cao tầng 3,3m (H.2).

    Trọng lượng tường 110 : (0,11x1,5 + 0,03x2) x (3,3-0,3)x1,1 = 0,743 T/m Trọng lượng tường 150 : (0,15x1,5 + 0,03x2) x (3,3-0,3)x1,1 = 0,941 T/m Trọng lượng tường 220 : (0,22x1,5 + 0,03x2) x (3,3-0,3)x1,1 = 1,287 T/m. Cầu thang bộ tổng tải trọng 1T/m2 , mỗi vế thang rộng 1,5m -> tải trọng 1,5 T/m.

    Sử dụng phần mềm ETABS tính kết cấu sàn. Để chuyển sang kết cấu Sàn Dày Sườn chính xác, đã gắn hệ lưới dầm sườn 2 phương vào mặt bằng kiến trúc (H.5). Tiết diện các dầm sườn thể hiện tại (H.6). Các vị trí có lỗ mở lớn (thang bộ, thang máy) bố trí dầm cao có tiết diện 250x500, biên sàn và mép lỗ mở nhỏ bố trí dầm chìm 250x300. Mặt cắt của dầm sườn SD và RL trong tính toán thể hiện tại (H.7). Mặt bằng bố trí tường để đặt tải vào sàn thể hiện ở (H.8).

    Mặt bằng kết cấu thể hiện tại (H.9). Mặt bằng sàn có các trục được ký hiệu từ A đến K theo phương SD và từ 1 đến 22 theo phương RL . Các vị trí trùng với trục kiến trúc được đổi tên theo trục kiến trúc (TA, TB,TC,TD và T1....T6). Chân cột và vị trí chịu lực lớn không bố trí xốp, gọi là nấm chìm hoặc dầm chìm và được ký hiệu màu vàng trong mặt bằng kết cấu.

    7


    Mặt cắt sàn qua sườn SD (H.4a)



    Mặt cắt sàn qua sườn RL (H.4b)






    Mặt bằng sàn tầng điển hình gắn lưới hệ sườn của Sàn Dày Sườn (H.5)

    Tiết diện các thanh trên mặt bằng kết cấu Sàn Dày Sườn (H.6)

    Tiết diện dầm sườn SD (H.7a) Tiết diện dầm sườn RL (H.7b)

    Mặt bằng bố trí tường (H.8)

    Mặt bằng kết cấu Sàn Dày Sườn tầng điển hình (H.9)

    Chuyển vị lớn nhất của sàn điển hình (H.10).

    3. Tính nội lực và cốt thép sàn điển hình (tầng 3 -> 15).

    Kiểm tra độ võng sàn :

    Độ võng đàn hồi lớn nhất của sàn điển hinh tại giữa ô sàn (T2-T3)x(TC-TD) kích thước (7,75m x9m) là 0,0094m (H.10). Xét ảnh hưởng của từ biến đến tải trọng dài hạn, có độ võng lâu dài là :

    f = 2,5 x 0,0094 = 0,0235 m.

    Có f = 0,0235x L /L = 0,0235 L/9 = L/382 < L/250 phù hợp tiêu chuẩn BTCT 3.1 Tính cốt thép sàn phương SD :

    Biểu đồ mô men các dầm sườn SD thể hiện ở (H.11).

    a.Thép mặt trên vùng chân cột phương SD :

    Thép mặt trên phương SD cho dải sàn rộng 0,5m đã có : thép lưới φ5a150x150 và 1φ10 với diện tích thép Fa = 3,33x0,192 + 0,785 = 1,41 cm2 tương ứng M = 1,5 Tm. Thêm 1φ14 = 1,41+1,54 = 2,95 -> M = 3,2 Tm.

    Thêm 2φ14 = 1,41+3,08 = 4,49 -> M = 4,8 Tm.

    - Các cột biên trục TD : cột góc 400x1200 có nấm chìm (1,25m x 1, 5m); cột biên giữa 350x1700 có nấm chìm (2m x 3m);

    Cột TD-T1 : M = (3,19; 4,41; 2,67) -> Fa = (3+4,1+2,5) =9,6 cm2

    -> đặt 6φ14 = (9,23+3x1,41) = 13,46 cm2 .

    Cột TD-T2 : M = (4,05; 5,7; 8,08; 8,2; 7; 4,78) -> Fa = (3,7+5,4+7,8+7,9+6,7+4,5) = 36 -> đặt 23φ14 = 35,4 + 6x1,41 = 43,85 cm2

    2 sườn kề nấm chìm M = (;; 3; 1,8) < 3,2 -> đặt 2x(1φ14)

    Cột TD-T3 :M=(4,83;5,87;7,55;10,05;8,53;5,94) -> Fa = (4,5+5,5+7,2+9,9+8,2+5,6)=40,9 -> đặt 25φ14 = 38,48 + 6x1,41 = 47,54 cm2

    3 sườn kề nấm chìm : M = (;; 3,85; 2,47;1,62) -> đặt (2φ14; 2x1φ14). Cột TD-T4 :M=(4,74+5,83+7,58+10,13+8,62+6) -> Fa = (4,4+5,5+7,2+10+8,4+5,7)=41,2 -> đặt 25φ14 = 38,48 + 6x1,41 = 47,54 cm2

    3 sườn kề nấm chìm : M = (;; 3,9; 2,5;1,64) -> đặt (2φ14; 2x1φ14).

    Cột TD-T5 : M = (4,02;5,67;8,06;8,4;7,08; 4,89) -> Fa = (3,7+5,4+7,8+7,9+6,7+4,5) = 36 -> đặt 23φ14 = 35,4 + 6x1,41 = 43,85 cm2

    2 sườn kề nấm chìm M = (;; 3,07; 1,85) < 3,2 -> đặt 2x(1φ14)

    Cột TD-T6 : M = (3,43; 4,62; 2,75) -> Fa = (3,2+4,3+2,5) =10 cm2

    -> đặt 6φ14 = (9,23+3x1,41) = 13,46 cm2 .

    - Các cột giữa trục TC :

    Cột TC-T1 450x1500 có nấm chìm (1,25m x 2m) M = (3,54; 4,22; 3,44; 3,52) -> Fa = (3,3+3,9+3,2+3,3) = 13,7 -> đặt 8φ14 = 12,31+4x1,41 = 17,95 cm2. Cột TC-T2 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,27; 6,58; 8,55; 6,28; 4,3) -> Fa = (4+6,2+8,3+5,9+4) = 28,4 -> đặt 18φ14 = 27,7 + 5x1,41 = 34,75

    2 sườn kề nấm chìm M = (2,59 ;; 3,7) -> đặt (1φ14 ;; 2φ14)

    Cột TC-T3 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,90; 7,24; 9,32; 6,25; 3,98) -> Fa = (4,6+7+9,1+6,3+4,3) = 31,3 -> đặt 20φ14 = 30,78 + 5x1,41 = 37,83

    3 sườn kề nấm chìm M = (1,97; 3,11 ;; 3,97) -> đặt (1φ14; 2φ14;; 2φ14) Cột TC-T4 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,9; 7,24; 9,32; 6,23; 4) -> Fa = (4,6+6,9+9,1+5,9+3,7) = 30,2

    -> đặt 20φ14 = 30,78 + 5x1,41 = 37,83

    3 sườn kề nấm chìm M = (2,03; 3,15 ;; 3,21) -> đặt (1φ14; 2φ14;; 2φ14) Cột TC-T5 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,26; 6,52; 8,43; 6,15; 4,15) -> Fa = (4+6,2+8,1+5,9+3,9) = 28,1 -> đặt 18φ14 = 27,7 + 5x1,41 = 34,75

    2 sườn kề nấm chìm M = (2,6 ;; 3,54) -> đặt (1φ14 ;; 2φ14)

    Cột TC-T6 450x1500 có nấm chìm (1,25m x 2m) M = (3,48; 4,15; 3,38; 3,52) -> Fa = (3,3+3,9+3,2+3,3) = 13,7 -> đặt 8φ14 = 12,31+4x1,41 = 17,95 cm2. - Các cột giữa trục TB :

    Cột TB-T1 450x1500 có nấm chìm kích thước (1,25m x 2m) M = (3,64; 3,5; 4,33; 3,6) -> Fa = (3,3+3,3+4+3,3) = 13,9 -> đặt 8φ14 = 12,31+4x1,41 = 17,95 cm2 Cột TB-T2 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,32; 6,36; 8,66; 6,59; 4,2) -> Fa = (4+6+8,4+6,3+3,9) = 28,6 -> đặt 18φ14 = 27,7 + 5x1,41 = 34,75

    sườn kề nấm chìm M = (;; 2,44 ) -> đặt (;; 1φ14)

    Cột TB-T3 450x1500 có nấm chìm (2x2,5m) :

    M = (4,2; 6,43; 6,07; 6,63; 7,37; 5,7) -> Fa = (3,9+6,1+5,7+6,3+7+5,2) = 34,2 -> đặt 22φ14 = 33,86 + 6x1,41 = 42,32

    3 sườn kề nấm chìm M = (;; 3,92; 2,53, 1,72 ) -> đặt (;;2φ14; 2x1φ14) Vách thang trục TB-T4 : Nấm chìm rộng 1m , thép liên kết vào vách 0,5m. *Sườn liên kết đầu vách trục 12 & 13 :

    Giao trục TB : M=5,4 ->Fa = 5 -> đặt 4φ14 = 6,16+1,41=7,57

    Giao giữa trục C và D : M = (3,51; 3,11) -> Fa = (3,2+2,9) = 6,1 -> đặt 4φ14 = 8,98 * Các sườn tựa lên vách trục T4 :

    M = (3,4;7,3;6,04); ( 5,21;4,73;4,48;4,37;4,38;4,45;4,42;4,46;4,54;4,65;4,67; 4,66, 4,69;4,77 ;4,96) ; (5,37;6,18;7,64) -> Fa = (3,2+7+5,7) ; (15x4,4) ; (5+5,9+7,4) -> đặt (2φ14, 2x4φ14) ; (15x3φ14) ; (3x4φ14)

    Cột TB-T5 700x900 có nấm chìm (2x2m) :

    M = (4,11; 8,92; 8,17; 6,22; 3,97) -> Fa = (3,8+8,7+7,9+5,9+3,7) = 30 -> đặt 18φ14 = 27,7 + 5x1,41 = 34,75

    sườn kề nấm chìm M = (;; 2,31 ) -> đặt (;; 1φ14)

    - Các cột biên trục TA : cột góc 400x1200 có nấm chìm (1,25m x 1, 5m); cột biên giữa 350x1700 có nấm chìm (2m x 3m);

    Cột TA-T1 : M = (2,83; 4,75; 3,55) -> Fa = (2,6+4,4+3,3) =10,3 cm2

    -> đặt 6φ14 = (9,23+3x1,41) = 13,46 cm2 .

    Cột TA-T2 : M = (5,04; 7,37; 8,56; 8,65; 6,31; 4,8) -> Fa = (4,7+7+8,2+8,4+6+4,5) = 38,8 -> đặt 23φ14 = 35,4 + 6x1,41 = 43,85 cm2

    2 sườn kề nấm chìm M = (1,83; 3,12;; ) < 3,2 -> đặt 2x(1φ14)

    Cột TA-T3 : Nấm chìm (1m x 2,5m)

    M=(2,66; 4,99; 5,44; 5,58; 6,11 ) -> Fa = (2,5+4,6 +5,1+5,2+5,8) = 23,2 -> đặt 14φ14 = 21,55 + 5x1,41 = 28,6 cm2

    Vách thang trục TA-T4 : Nấm chìm rộng 1m , thép liên kết vào vách 0,5m. *Sườn liên kết đầu vách trục 12 & 13 :

    M= (2,76; 6,14) ->Fa = (2,5 + 5,8) = 8,32 -> đặt 6φ14 = 9,23+2x1,41 = 12,05 * Các sườn tựa lên vách trục T4 : đã tính ở trên.

    Cột TA-T5 : M = (4,59; 6,86; 7,98; 7,69; 5,52; 4,13 )

    -> Fa = (4,3+6,5+7,6+7,4+5,2+3,8) = 34,8

    -> đặt 23φ14 = 35,4 + 6x1,41 = 43,85 cm2

    1 sườn kề nấm chìm M = (2,73; < 3,2 -> đặt (1φ14)

    Cột TA-T6 : M = (2,67; 3,78; 3,29) -> Fa = (2,5+3,5+3) = 9 cm2

    -> đặt 6φ14 = (9,23+3x1,41) = 13,46 cm2 .

    b. Thép mặt dưới vùng nhịp phương SD :

    Thép mặt dưới có thép lưới φ5a150x150 và sườn SD :

    2φ10 + 3,33φ5 = 1,57 +3,33x0,1962 = 2,22 cm2 tương ứng M = 2,55 Tm. Thêm 1φ12 -> Fa = 3,35 -> M = 3,7Tm

    Thêm 2φ12 -> Fa = 4,48 -> M = 4,9Tm

    - Nhịp trục biên T1-T2 :

    Trục TD : 1 sườn M = 2,45 -> 1φ12 dài 3m .

    Trục TA : 1 sườn M = 2,67 -> 1φ12 dài 3m

    - Nhịp trục T2-T3 :

    Trục TD : 7 sườn từ trên xuống dưới có M = (2,49-> 3,47) -> đặt (7x1φ12) dài 4m. Trục TC & TB : 13 sườn từ trên xuống có M = (2,59-> 3,75) -> đặt (13x1φ12) dài 4m. Trục TA : 7 sườn từ trên xuống dưới có M = (2,64-> 3,89) -> đặt (7x1φ12) dài 4m. - Nhịp trục T3-T4 :

    Trục TD : 6 sườn từ trên xuống dưới có M = (2,53-> 3,41) -> đặt (7x1φ12) dài 4m. - Nhịp trục T4-T5 :

    Trục TD : 7 sườn từ trên xuống dưới có M = (2,52-> 3,46) -> đặt (7x1φ12) dài 4m. Trục TC & TB : 13 sườn từ trên xuống có M = (2,33-> 3,49) -> đặt (13x1φ12) dài 4m. Trục TA : 7 sườn từ trên xuống dưới có M = (2,47-> 3,34) -> đặt (7x1φ12) dài 4m. - Nhịp trục biên T5-T6 :

    Trục TD : 1 sườn M = 2,82 -> 1φ12 dài 3m .

    Trục TA : 1 sườn M = 2,63 -> 1φ12 dài 3m

    Bố trí thép gia cường ở mặt trên và dưới sàn theo phương SD thể hiện tại (H.15).

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 1.1 (H.11a)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 1.2 (H.11b)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 1.3 (H.11c)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 2.1 (H.11d)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 2.2 (H.11e)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 2.3 (H.11f)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 3.1 (H.11g)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 3.2 (H.11h)

    Biểu đồ Mô men phương SD phần 3.3 (H.11i)

    3. 2.Tính cốt thép gia cường theo phương RL :

    Biểu đồ mô men các dầm sườn phương RL thể hiện ở (H.12).

    a.Thép mặt trên vùng chân cột :

    Dầm sườn RL rộng 1m mặt trên đã có 2ϕ10 và lưới thép φ5a150x150 , diện tích cốt thép Fa = 2ϕ10 + 6,66φ5 =2,88 cm2 tương ứng M = 3,3Tm.

    Thêm 1φ14 = 2,88+1,54 = 4,42 -> M = 5,04 Tm.

    Thêm 2φ14 = 2,88+3,08 = 5,96 -> M = 6,8 Tm.

    Thêm 3φ14 = 2,88+4,62 = 7,5 -> M = 8,48 Tm.

    - Gối biên trục TD :

    Cột TD-T2 : M = (4,89; 24,63; 4,76) -> Fa = (4,3+23,7+4,2) = 32,2 cm2 -> đặt 20φ14 = 30,78 + 3x2,88 = 39,42 cm2 ;

    Cột TD-T3 : M = (5,49; 28,33; 5,4) -> Fa = (4,8 + 27,8 + 4,8) = 37,4 -> đặt 23φ14 = 35,4 + 3x2,88 = 44,04

    Cột TD-T4 : M = (5,56; 28,88; 5,58) -> Fa = (4,9 + 28,5+ 4,9) = 38,3 -> đặt 23φ14 = 35,4 + 3x2,88 = 44,04

    Cột TD-T5 : M = (4,91; 25,03; 4,9) -> Fa = (4,3+24,1+4,3) = 32,7 cm2 -> đặt 20φ14 = 30,78 + 3x2,88 = 39,42 cm2 ;

    - Gối giữa trục TC :

    Cột TC-T2 : M = (5,68; 18,86; 5,61) -> Fa = (5+ 17,5+5) = 27,5

    -> đặt 16φ14 = 24,62 + 3x2,88 = 33,26 .

    Cột TC-T3 : M = (5,8; 21,16; 6,26) -> Fa = (5,1+20+5,5) = 30,6

    -> đặt 18φ14 = 27,7 + 3x2,88 = 36,34 .

    Cột TC-T4 : M = (6,53; 21,27; 5,65) -> Fa = (5,8+20+5) = 30,8

    -> đặt 18φ14 = 27,7 + 3x2,88 = 36,34 .

    Cột TC-T5 : M = (5,42; 18,86; 5,95) -> Fa = (4,8+ 17,5+5,3) = 27,6 -> đặt 16φ14 = 24,62 + 3x2,88 = 33,26 .

    - Gối giữa trục TB :

    Cột TB-T2 : M = (5,89; 19,46; 5,94) -> Fa = (5,2 + 18,2 +5,3) = 28,7 -> đặt 16φ14 = 24,62 + 3x2,88 = 33,26 .

    Cột TB-T3 : M = (4,07; 4,36; 3,26) < 5,04 -> mỗi sườn đặt 1φ14.

    Vách trục TB-T4 :

    * Sườn giữa trục 12&13 có M = 11,13 ->Fa = 10 -> đặt 6φ14 = 9,23+2,88 = 12,11 . * 4 sườn còn lại M = (4,27; 3,91; 3;3,83) mỗi sườn đặt 1φ14.

    Cột TB-T5 : M = (5,99; 18,65; 5,78) -> Fa = (5,3+17,4+5) = 27,7

    -> đặt 16φ14 = 24,62 + 3x2,88 = 33,26 .

    - Gối biên trục TA :

    Cột TA-T2 : M = (5,19; 25,77; 5,28) -> Fa = (4,5+25+4,6) = 34,1 cm2 -> đặt 20φ14 = 30,78 + 3x2,88 = 39,42 cm2 ;

    Cột TA-T5 : M = (5,2; 25,48; 5,3) -> Fa = (4,5+24,6+4,6) = 33,7 cm2


    -> đặt 20φ14 = 30,78 + 3x2,88 = 39,42 cm2 ;

    b. Thép mặt dưới vùng nhịp phương RL :

    Dầm sườn RL rộng 1m mặt dưới đã có 6,66ϕ5 = 1,31cm2 tương ứng M=1,5 Tm. 2φ12 = 1,31+2,26 = 3,57 -> M = 3,9Tm -

    2φ14 = 1,31+3,08 = 4,39 -> M = 4,7Tm

    2φ16 = 1,31+4,02 = 5,33 -> M = 5,7Tm

    2φ18 = 1,31+5,09 = 6,4 -> M = 6,9Tm

    2φ20 = 1,31+6,28 = 7,59 -> M = 8,1Tm

    Mỗi sườn có 2φ, nếu L > 4m thì 1φ dài L và 1φ dài L/2. Thép nhỏ nhất là 2φ12, khi đó lấy cả 2 thanh có chiều dài bằng nhau là L ( bước cột).

    - Nhịp trục TC-TD :

    Sườn (T1->T2) ; (->T3 ) ; (->T4) ; (-> T5) ; (-> T6) :

    (T1: 2φ14; 3x2φ12; 2φ14; 2x2φ18) T2; (2φ18; 2φ14; 4x2φ12; 2φ14; 2φ18; 2φ20 T3 ; (2φ18; 2φ16; 4x2φ12; 2φ16; 2x2φ20 T4; (2φ18; 2φ16; 4x2φ12; 2φ14; 2x2φ18 T5 ; (2φ18; 2φ14; 3x2φ12; 2φ14 ) T6;

    - Nhịp trục TB-TC : phần lớn M căng mặt trên -> đặt thép cấu tạo 2φ12 đều dài 3m. - Nhịp trục TA-TB :

    Sườn (T1->T2) ; (->T3 ) ; (->T4) ; (-> T5) ; (-> T6) :

    (T1: 2φ14; 3x2φ12; 2φ14; 2φ18; 2φ20) T2; (2φ18; 2φ14; 5x2φ12; 2φ16 T3 ; (2φ14; 4x2φ12; 2x2φ12 T4; (6x2φ12; 2φ14; 2φ18; 2φ20 T5 ; (2φ18; 2φ16; 4x2φ12 T6; Bố trí thép gia cường ở mặt trên và mặt dưới của sàn theo phương RL thể hiện tại (H.16).

    Biểu đồ Mô men phương RL phần 1.1 (H.12a)

    Biểu đồ Mô men phương RL phần 1.2 (H.12b)

    Biểu đồ Mô men phương RL phần 2.1 (H.12c)

    Biểu đồ Mô men phương RL phần 2.2 (H.12d)

    3.3. Tính cốt thép dầm gia cường :

    a. Dầm tiết diện 250.500 :

    Biểu đồ Mô men tại (H.13).

    Đặt cấu tạo thép dài suốt trên và dưới 2φ16 = 4,02cm2 chịu được M = 7,37 Tm. - Dầm đỡ thang bộ khu vực trục T3-11 :

    * Dầm trục T3 :

    M gối = (25,06; 25) -> Fa =15,3 cm2 đặt thêm 4φ20 =12,56 + 4,02 = 16,58cm2 dài 1m M nhịp = 10,92 -> Fa = 6 cm2 -> đặt thêm 2φ16 =4,02 + 4,02 = 8,04 cm2 dài 3,5m * Dầm trục C : M gối = 8,71 -> Fa = 4,7 cm2 -> đặt thêm 2φ16 = 8,04 cm2 - Dầm đỡ sảnh thang máy giữa trục 12 &13 : M gối = 7,54 -> đặt thêm 1φ16. - Dầm đỡ thang bộ khu vực trục T5-T6 :

    * Dầm trục TB :

    M gối = (9,01; 8,63) -> Fa = 4,8 cm2 -> đặt thêm 2φ16 = 8,04 cm2 . M nhịp = 8,91 -> Fa = 4,8 cm2 -> đặt thêm 2φ16 = 8,04 cm2 .

    * Dầm trục T6 :

    M gối = (8,68; 9,42) -> Fa = 5,1 cm2 -> đặt thêm 2φ16 = 8,04 cm2 . M nhịp = 7,01 -> đặt thêm 1φ16.

    b. Dầm chìm tiết diện 250x300 :

    Biểu đồ Mô men tại (H.14).

    Đặt 1 sườn thép SD, mặt dưới và mặt trên đặt thêm 1φ14 dài liên tục . Thép mặt dưới là : 2φ10 + 1φ14 = 3,11 -> khả năng chịu lực M = 3,4 Tm . Thép mặt trên là : 1φ10 + 1φ14 = 2,32 -> khả năng chịu lực M = 2,6 Tm . * M nhịp : max M nhịp = 2,59 (trục A - T2&T3) < 3,4 nên không cần đặt thêm thép. Riêng vị trí trục A-11 có M nhịp = 5,58 và M gối = 5,93 -> Fa = 5,3 cm2 -> đặt thêm cho cả nhịp và gối 3φ14 = 4,62 + 2,32 = 6,94 cm2.

    Biểu đồ mô men dầm gia cường tiết diện 250x500 (H.13)

    Biểu đồ mô men dầm chìm tiết diện 250x300 (H.14)

    Bố trí cốt thép gia cường mặt trên phương SD (H.15a)

    Bố trí cốt thép gia cường mặt dưới phương SD (H.15b)

    Bố trí cốt thép gia cường mặt trên phương RL (H.16a)


    Bố trí cốt thép gia cường mặt dưới phương RL (H.16b) ( sẽ chỉnh lại sườn có 2D12 thì 2 thanh thép dài bằng nhau = L)

    4. Tính chi phí xây dựng phần thô cho 1m2 sàn :

    Tính chi phí để xây dựng phần thô theo giá thành hiện tại các vật tư chính cho phần thân cả công trình (cột, vách, dầm, sàn) theo 1m2 sàn, có kể đến hao hụt 5% .

    Diện tích ô sàn điển hình theo thiết kế kiến trúc là 871,6 m2. Theo sơ đồ tính kết cấu là : (7,25+3x9+7,25)x(1,75+7,5+3+7,5+1,75) - 4x(1,25x4) = 41,5x21,5 - 20 = 872,25 m2 Trong đó kể cả diện tích lỗ mở sàn vùng thang bộ, biên của ô sàn là dầm chìm 250x300 . Diện tích các lỗ mở thang bộ là : 2x(4m x 3m) = 24m2.

    Diện tích phần sàn đặc là : 872,25 - 24= 848,25 m2.

    4.1. Cột - vách :

    Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, để tính thép cột và vách, đưa về sơ đồ khung phẳng 3 nhịp theo các trục kiến trúc A, B, C, D với tiết diện các cột có bề rộng bằng tổng bề rộng các cột . Gần đúng có tiết diện các cột trục A và D là (1,75m x 1,7m), cột trục B và C là (4,2m x 0,9m), dầm là (0,3m x 15m). Xét tới sự làm việc của lõi thang máy, xem như là cột độc lập liên kết với khung bằng các thanh 2 đầu khớp. Để đơn giản và an toàn, tiết diện lõi thang chỉ lấy phần vách phẳng là (0,3m x 9m). Kết cấu khung chịu tải trọng đứng và gió ngang được tính bằng phần mềm HT (Hệ Thanh) của tác giả đã được sử dụng nhiều trong công tác thẩm định, thẩm tra trước kia. Sơ đồ khung tương đương tại (H.17).

    a. Tải trọng đứng :

    Tải trọng đứng được lấy từ phản lực toàn bộ các chân cột - vách từ kết quả tính sàn bằng phần mềm ETABS ở trên. Bảng phản lực chân cột tại (H.18), phản lực trên mặt bằng sàn tại (H.19). - Từ bảng trên có tổng tải trọng của 1 sàn là : 1.185 T . Sàn được chuyển về dầm tương đương -> tải trọng lên dầm tương đương :1.185T /21m = 56 T/m.

    Khi tính gió động, cần tính trọng lượng thường xuyên tại sàn, để an toàn lấy 50% hoạt tải là dài hạn (trong tiêu chuẩn chỉ 30%) : 1185 T - (0,1 T/m2 x 827 m2) ≈ 1100 T. Trọng lượng cột chuyển thành lực tập trung đầu cột của từng tầng :

    - Tải trọng cột biên : 1,75x1,7x3,3x2,75 = 27T.

    - Tải trọng cột giữa : 4,2x0,9x3,3x2,75 = 34 T.

    - Tải trọng nút vách : 0,3x9x3,3x2,75 = 27 T.

    Sơ đồ khung tương đưởng để tính thép cột và vách (H.17)


    Bảng phản lực chân cột (H.18)


    Tải trọng của sàn điển hình vào cột - vách (H.19)

    b. Tải trọng gió :

    b1. Gió tĩnh : W = Wo x k x c

    Hà nội áp lực gió vùng IIB ->Wo = 95 kg/m2. Bề rộng(B) hứng gió 41m -> BxWo = 3,9T/m k hệ số độ cao :

    H< 10m k=0,88; 10<H<20 K=1,08; 20<H<30 k=1,18; 30<H< 40 k=1,25; H<50 k=1,32 c hệ số khí động = 0,8 + 0,6 = 1,4 -> Wo x c = 3,9 x 1,4 = 5,46 T/m.

    Tải trọng gió phân bố đều trong khoảng chiều cao 10m :

    H < 10m -> W1 = 5,46 x 0,88 = 4,8T/m ; 10m < H < 20m W2 = 5,46 x1,08 = 5,9T/m 20m < H< 30m W3 =5,46x1,18=6,44T/m; 30m < H < 40m W4= 5,46 x1,25= 6,83T/m 40m < H <51m W5 = 5,46x1,32=7,2 T/m

    Cao độ và lực gió tĩnh tập trung tại sàn từng tầng :

    Z = 50,7m 47,4m 44,1m 40,8m 37,5m 34,2m 30,9m 27,6m 24,3m Pw = 11,88T 23,76T 23,76T 23,15T 22,54T 22,54T 21,89T 21,25T 21,25T

    Z = 21m 17,7m 14,1m 11,1m 7,8m 4,5m

    Pw = 20,36T 19,47T 19,47T 17,66T 15,84T 18,7T

    b2. Gió động :

    Theo kết quả tính bằng phần mềm HT, chu kỳ giao động thứ nhất là 1,997s và thứ 2 là 0,462s tương ứng có tần số dao động riêng f1 = 0,5 và f2 = 2,16 , giá trị giới hạn là fL=1,3. Như vậy f1 < fL <f2 nên phải tính gió động theo điều 6.13.3 của TCVN 2737-1995. Kết quả tính toán như sau :

    41



    Từ kết quả trên, tính khung tương đương tại (H.17) chịu tải trọng đứng và gió tĩnh + động, cho kết quả chuyển vị dưới tác dụng của tải trọng gió rất nhỏ (chuyển vị phương Y) vì độ cứng vách thang rất lớn.



    Dưới đây là kết quả tính cốt thép cột - vách. Do lực gió truyền vào vách là chủ yếu, tiết diện cột lớn, nên phần lớn cột chỉ cần đặt thép cấu tạo (0,1%). Cột cần thép chịu lực có hàm lượng thép ∝ > 0,4% là các cột ở chân (tải trọng đứng lớn), 1 số cột tầng trên cùng (mô men lớn) và toàn bộ vách (chịu gió) , có tên thanh 75, 76, 90, 91, 105, 120, (121->135) trong đó hàm lượng thép lớn nhất là 1,9% ở chân vách và 0,66% ở chân cột. Để an toàn, dự tính hàm lượng thép toàn bộ cột và vách là 1% cho việc tính giá thành trên 1m2 sàn.



    42


    43


    44

    - Khối lượng bê tông cột và vách cho 1 tầng sàn là :

    3m x[4x0,4x1,2 + 7x0,35x1,7 + 5x0,45x1,5 + 6x0,7x0,9 + 0,3x20] = 57,72 m3 Khối lượng bê tông cột + vách cho 1m2 sàn là : 57,72 m3 / 848,25 m2 = 0,068 m3/m2 sàn. - Khối lượng thép của cột và vách cho 1m2 sàn : 1% x 0,068= 0,00068m3/m2. Trọng lượng thép cột và vách cho 1m2 sàn : 0,00068 m3/m2 x 7850 kg/m3 = 5,33 kg/m2 sàn - Khối lượng cốp pha cột và vách cho 1 tầng sàn là :

    3m x [ 4x2x(0,4+1,2) + 7x2x(0,35+1,7)+5x2x(0,45+1,5)+6x2x(0,7+0,9)+2x(0,3+20)] = 362,4 m2

    45

    Khối lượng cốp pha cột và vách cho 1 m2 sàn là :362,4 / 848,25 = 0,427 m2/m2 sàn. 4.2. Cốt thép toàn nhà :

    a. Thép gia cường cho sàn :

    - Phương sườn SD :

    φ14[ 4x(6x1,5m) + 4x(25x2m) + 2x(29x2m) + 2x(38x2m +2x4m) +2x(23x2m+2x3m) +(26x2m+19x2m) + (14+4+4+6+9+15x3+3x4)x1,5m] + φ12(4x3m +59x4m) = 855m φ14 +248m φ12.

    - Phương sườn RL :

    φ14[ 4x(20x2m) + 2x(23x2m) + 4x(16x2m) +2x(18x2m) +5x3m+4x2m+ 10x1,5m] + {φ20 [3x12m+13,87m] +φ18 [ 10x13,87m +2x12m] +φ16 [5x13,87m] + φ14 [ 3x11,25m+ 8m+10m] + φ12 [ 6x15m +29x18,5m +2x11m +2x6m + 39x6m]} = 49,87m φ20 + 162,7m φ18 + 69,35m φ16 + 51,75m φ14 + 894,5m φ12 Tổng cộng thép gia cường cho sàn :

    49,87m φ20 + 162,7m φ18 + 69,35m φ16 + 906,75m φ14 + 1142,5m φ12 => 2668 kg. Thép gia cường sàn cho 1m2 sàn : 2668/848,25 = 3,14 kg/m2.

    Thép CB500V đơn giá 19.000 đ/kg.

    b. Sườn thép (cho sàn dày 0,3m) :

    1m SD = 3m φ10 + 2x8x0,3m φ6 => 1,851 + 1,066 = 2,92 kg/m .

    1m RL = 2m φ10 + 2x8x0,3m φ6 => 1,234 + 1,066 = 2,3kg/m

    Cho 1m2 sàn cần 2m sườn SD và 1m sườn RL : 2x2,92 + 2,3 = 8,14 kg/m2. Đơn giá = giá thép chuốt nguội +5.000 đ/kg gia công = 20.000 + 5.000 = 25.000 đ/kg c. Lưới thép :

    1m2 sàn cần 2m2 lưới φ5 a150x150 = (2x13,33m) φ5 => 4,08 kg/m2 sàn. Đơn giá 21.000 đ/kg .

    d. Thép các dầm gia cường :

    - Dầm 250x500 :

    Tổng cộng chiều dài dầm là : 7m + 3,5m + 4m +7,5m + 3m + 7m + 7,5m =39,5m. Thép đai φ6a200 : 1 đai dài 1,5m cần 5x39,5 = 198 đai. => cần 297m φ6 => 65,9 kg. Thép dọc : 4φ16 dài suốt +(4φ20 dài 2x2m+2φ16 dài 3,5m +2φ16 dài 1m + 1φ16 dài 1m) + (2φ16 dài 1m +2φ16 dài 3m + 2φ16 dài 2x1m + 1φ16 dài 3m)

    = 16m φ20 + 183m φ16 => 328,2 kg => tổng là 65,9+328,2 = 394,1 - Dầm 250x300 :

    Tổng cộng chiều dài dầm : (7m + 4x4m + 4x2m + 31m + 13,5m) = 75,5m. Thép dài theo dầm : [sườn SD (2,92kg/m) + 2φ14] x 75,5m => 402,4 kg. Thép gia cường : 3φ14 dài (2x1m +3m) = 15m φ14 => 18,1 kg => tổng 420,5 kg. Tổng thép các dầm gia cường : 394,1 + 420,5 = 814,6 kg -> 814,6/848,25 = 0,96kg/m2 Tổng thép sàn cho 1m2 sàn : (3,14 + 8,14 + 4,08 + 0,96) = 16,32 kg/m2 Tổng thép dầm gia cường, thép cột và vách cho 1m2 sàn là : 0,96 + 5,33 = 6,29 kg/m2. Đơn giá thép dầm cột vách: giá thép +gia công = 19.000 đ/kg +3.000 đ/kg = 22.000 đ/kg.

    46

    Tổng cộng thép cả sàn và cột vách cho 1m2 sàn : (16,32 + 5,33) = 21,65kg/m2 Dự tính giá thép : (3,14x19.000 + 8,14x25.000+4,08x21.000 +6,29x22.000) = 487.220 đ/m2 4.3. Bê tông toàn nhà :

    Bê tông phần sàn đặt xốp : (0,3-2x0,85x0,4x0,2) x 706,5 = 0,164 x 706,5 =115,87 m3 Bê tông dầm 250x500 nhô khỏi sàn : 0,2x0,25x39,5 = 1,98 m3

    Diện tích sàn không đặt xốp: 848,25 - 706,5 - (thang máy 21m2) = 120,75 m2. Bê tông dầm và sàn không đặt xốp : 0,3x120,75 + 1,98 = 38,2 m3.

    Khối lượng bê tông cả sàn : 115,87+38,2 = 154,08 m3

    Bê tông sàn cho 1m2 sàn : 154,08 / 848,25 = 0,182 m3 / m2 sàn.

    Bê tông cả sàn và cột vách cho 1m2 sàn : 0,182 + 0,068 = 0,25 m3/m2 sàn. Đơn giá bê tông M400 :1.100.000 đ/m3+ 100.000 (bơm bt) =1.200.000 đ/m3 Dự tính giá bê tông : 0,25 x 1.200.000 đ/m3 = 300.000 đ/m2 sàn.

    4.4. Xốp :

    Số khối xốp : (4x14+5x35+2x11x41+4x31+ 2x41+ 4x26 +4+ 10 -3x7-5x3-2x4) =1413 Diện tích sàn đặt xốp : 1413 x 0,5 m2 = 706,5m2.

    Thể tích xốp : 1413 x (0,85x0,4x0,2) = 96,08 m3.

    Xốp cho 1m2 sàn : 96,08/848,25 = 0,113 m3/m2 sàn.

    Giá thành 1m3 xốp nặng 4,5kg/m3 sau khi xẻ và bọc nilon thành phẩm : 500.000 đ/m3. Dự tính giá xốp : 0,113x500.000 = 56.600 đ/m2 sàn .

    4.5. Côp pha toàn nhà :

    - Côp pha sàn :

    Sàn phẳng không dầm, nên côp pha chỉ là 1m2/m2 sàn. Phải tính thêm côp pha cho phần nhô ra khỏi sàn 0,2m của dầm gia cường với hệ số hao hụt 1,5 và côp pha chiều dày sàn 0,3m : (2x0,2x39,5)x1,5 + 0,3x2x(41,4+21,5) = 61,44 m2.

    Chi phí côp pha sàn cho 1m2 sàn là : 1 + 61,44/848,25 = 1,072 m2/m2 sàn. - Chi phí côp pha cả sàn và cột vách cho 1m2 sàn là : 1,073 + 0,427 = 1,5 m2/m2 sàn Giá thành 1m2 côp pha có luân chuyển dự tính là 230.000 đ/m2.

    Dự tính giá côp pha :1,5 x 230.000 đ/m2 = 345.000 đ/m2 sàn

    4.6. Dự tính tổng chi phí xây dựng phần thô theo 1m2 sàn (kể cả cột và vách) : a. Phần kết cấu bê tông cốt thép (chưa kể chi phí máy móc thiết bị và nhân sự quản lý) : Đơn giá các vật liệu của Sàn Dày Sườn nêu trên lấy trực tiếp của nhà cung cấp tại thời điểm 4/2022 trong đó chưa kể VAT. Thi công Sàn Dày Sườn sẽ do cán bộ kỹ thuật đã có kinh nghiệm thi công dạng kết cấu này trực tiếp điều hành.

    - Tổng giá vật tư (sắt + bê tông + xốp +côp pha) có kể đến hao hụt 5% cho 1m2 sàn : = (487.220 + 300.000 + 56.600 + 345.000) x 1,05 = 1.248.261 đ/m2 sàn - Chi phí khác :

    + Nhân công khoảng 300.000 đ/m2 sàn (cả cho phần cột và vách) .

    + Thiết kế phí khoảng 100.000 đ/m2 .

    Tổng cộng khoảng : 1.248.261 + 300.000 + 100.000 = 1.648.261 đ/m2 sàn Nếu tính cho toàn bộ diện tích sàn, sẽ là : 1.648.261 x (848,25/871,8) = 1.603.758 đ/m2

    47

    b. Phần tường xây :

    Tra trên mạng : https://giaxaynhamoi.com/don-gia-xay...ach-tai-ha-noi có giá xây tường gạch tại Hà Nội như sau :



    Trên là đơn giá cho tường nhà thấp tầng, đối với nhà cao tầng cần dàn giáo ... đơn giá chắc chắn sẽ cao hơn.

    Tác giả hợp tác với công ty TNHH CÔNG NGHỆ & XÂY DỰNG LABACO chuyên về sản xuất lắp dựng tường lắp ghép (tấm bê tông nhẹ ALC có lưới thép 2 mặt). Kích thước tấm (0,6m x 3m), chiều dày 100, 150, 200mm, trọng lượng riêng 0,85 T/m3, các tấm liên kết với nhau bằng keo, 2 mặt nhẵn không phải trát chỉ cần lăn sơn.

    Giá thành trọn gói (tấm tường, vật tư phụ kiện, nhân công lắp dựng, vận chuyển và cẩu lắp, quản lý vận hành thi công) cho 1m2 tường là :

    Tường dày 100 520.000 đ/m2 ; Tường dày 150 774.000 đ/m2; Tường dày 200 986.000 đ/m2. Ưu điểm nổi bật của tường loại này là thời gian thi công nhanh, giảm tải trọng xuống công trình (tăng độ an toàn cho công trình). Cụ thể với công trình này, phần trên đã tính khả năng chịu lực trong điều kiện xây dựng thông thường dùng tường gạch rỗng tỷ trọng 1500 kg/m3, có 2 lớp vữa trát dày 30mm tỷ trọng 2000 kg/m3. Sẽ so sánh trọng lượng 1m2 tường dày 150 ( vì cùng chiều dày tường lắp ghép nên trọng lượng chênh ít nhất) Tường gạch rỗng : (0,15x1,5 + 0,03x2) = 0,285 T/m2.

    Tường lắp ghép : 0,15x0,85 = 0,1275 T/m2.

    Như vậy tường lắp ghép trọng lượng bằng 0,1275/0,285 = 0,4474 = 44,74% tường gạch rỗng.

    48

    Trong mục 4.1 tính tải trọng cả 1 sàn là 1.185 T, gồm có trọng lượng bản thân sàn + hoạt tải (0,756 T/m2), tải trọng 2 cầu thang bộ và trọng lượng tường xây.

    Trọng lượng toàn bộ tường xây bằng gạch rỗng của 1 sàn là :

    1.185 T - [ 0,756 T/m2 x 827,25 m2 + 2 x 3m x 4m x 1T/m2 ] = 1.185T - 649,7 T = 535,3T. Khi thay bằng tường lắp ghép, tải trọng tường giảm còn là : 535,3x 0,4474 = 239,5 T. Tổng tải trọng sàn sẽ là : 649,7 + 239,5 = 889,2 T .

    Tải trọng sàn giảm còn 889,2/1.185 = 0,7504 = 75,04%.

    Ngoài hệ số an toàn đã có, hệ số an toàn của công trình sẽ tăng lên 1/0,7504 = 1,33 . Theo tính toán của Labaco, trong 1 sàn điển hình cần :

    254 tấm dày 100mm, 137 tấm dày 150mm, 233 tấm dày 200mm

    = 457,2 m2 tường 100 + 246,6 m2 tường 150 + 419,4 m2 tường 200. Tổng kinh phí xây tường cho 1 sàn điển hình là :

    457,2 x 520.000 + 246,6 x 774.000 + 419,4 x 986.000 = 842.140.800 đ Kinh phí xây tường quy về 1m2 sàn là : 842.140.800 / 848,25 = 992.798 đ/m2 sàn Nếu tính cho cả diện tích thang bộ sẽ là : 842.140.800 / 871,8 = 965.978 đ/m2 sàn.

    Sau đây là 1 số hình ảnh thi công tường ALC :

    4.7. Chi phí máy móc thiết bị và chi phí nhân sự quản lý của nhà thầu : Tác giả đã làm việc với nhà thầu Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình. Công ty sẽ tham gia xây dựng công trình với tư cách quản lý chung việc xây dựng phần thô (không kể xây tường) áp dụng công nghệ Sàn Dày Sườn như nêu ở trên. Dự toán chi phí máy móc thiết bị và chi phí nhân sự quản lý được nhà thầu lập gửi kèm dưới đây.

    Chi phí trên để thi công cả công trình (cả phần hoàn thiện) .

    - Chi phí nhân sự quản lý (mục 5) là 12.228.570.000 đ.

    Trong đó riêng phần thi công thân công trình là 3.441.207.000 đ chiếm 28,14% của tổng chi phí nhân sự quản lý. Phần thân 15 tầng có tổng diện tích sàn là : 871,8 m2 x 15 = 13.077 m2. Chi phí nhân sự quản lý thi công phần thô thân công trình cho 1m2 sàn là : 3.441.207.000 đ / 13.077 m2 = 263.148 đ/m2 sàn.

    - Máy móc thiết bị (mục 1 -> 4) là 5.059.959.000 đ để thi công toàn công trình. Chi phí máy móc thiết bị cho riêng thi công phần thô thân công trình sẽ tính tỷ lệ với chi phí nhân sự quản lý như sau : 5.059.959.000 x 28,14% = 1.423.872.462 đ.

    Chi phí máy móc thiết bị thi công phần thô thân công trình cho 1m2 sàn là : 1.423.872.462 đ / 13.077 m2 = 108.883 đ/m2 sàn.

    Tổng chi phí máy móc thiết bị và nhân sự quản lý phục vụ thi công 1m2 sàn của nhà thầu Hòa Bình dự kiến là : 263.148 đ/m2 + 108.883 đ/m2 = 372.031 đ/m2 sàn.

    Tổng chi phí thiết kế, vật tư, nhân công, máy móc thiết bị, nhân sự quản lý để thi công phần BTCT (phần thô) thân công trình tính cho 1m2 sàn dự kiến là :

    1.648.261 đ/m2 sàn + 372.031 đ/m2 sàn = 2.020.292 sđ/m2 sàn.


    https://drive.google.com/file/d/1xx6...ew?usp=sharing
Working...
X