Ngày 13/4/2024, tại trụ sở Tập đoàn Đèo Cả đã diễn ra hội thảo Giải pháp vật liệu và thi công cơ sở hạ tầng giao thông nhằm kết nối, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cũng như cung cấp thêm thông tin có tính chuyên môn về các giải pháp xây dựng bền vững
Tham dự hội thảo có các đại diện Hiệp hội bê tông VN, Xi măng Fico-YTL, ĐH Bách Khoa TP. HCM, các đơn vị xây dựng, nhà cung cấp bê tông và hơn 130 CBNV thuộc các phòng, ban liên quan của Tập đoàn Đèo Cả.
Hội thảo trực tiếp tại trụ sở Tập đoàn Đèo Cả và trực tuyến nhiều điểm cầu
Các nội dung được đưa ra thảo luận là các giải pháp phục vụ cho yêu cầu đặc trưng của việc xây dựng và thi công cơ sở hạ tầng giao thông khu vực miền nam Việt Nam, như “So sánh việc sử dụng xi măng Póoc-lang hỗn hợp (PCB) và Póoc-lang (OPC) trong bê tông”, “Các giải pháp kiểm soát nhiệt độ trong bê tông khối lớn”, “Khuynh hướng thiết kế, thi công cọc bê tông nền móng và giải pháp công nghệ Nhật Bản tại VN”, “Kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng cát nghiền nhân tạo trong vữa kỹ thuật cao”...
Đại diện Công ty Bê tông Đường thuỷ đưa ra giải pháp cung ứng bê tông tươi bằng đường thủy cho các công trình xây dựng. Theo đó, với chủ trương phát triển các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang tại khu vực phía Nam, nhu cầu bê tông cho các công trình là rất lớn. Tuy nhiên, với các yếu tố tự nhiên khách quan như hệ thống sông ngòi dày đặc, địa chất yếu, đường tải trọng thấp, ảnh hưởng của sóng, gió, thuỷ triều… khiến các công trình trên biển và vùng ĐBSCL luôn gặp trở ngại về chất lượng bê tông và tiến độ thi công. Các biện pháp cấp bê tông hiện nay cũng còn nhiều mặt hạn chế.
Ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại hội nghị
Công ty Bê tông đường thuỷ đưa ra giải pháp trạm trộn bê tông có thể nâng hạ độ cao, được lắp đặt trên tàu, thuyền với các ưu điểm như tự hành linh hoạt, tải trọng lớn, cao độ thấp có thể dễ dàng qua các cầu dân sinh với tĩnh không thấp… Giải pháp này được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả, phù hợp với đặc điểm các công trình trên biển hoặc trong khu vực nhiều sông ngòi, kênh rạch, phù hợp với vùng ĐBSCL.
Sau các phần diễn giả trình bày, người tham gia hội nghị trực tiếp và trực tuyến có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia và cho tất cả mọi người cùng thảo luận.
Anh Nguyễn Khang Nghi – Nhân viên phòng BIM Công ty Hoàng Long cho biết, anh được tiếp cận thông tin chuyên sâu, đa dạng, mang tính cập nhật về các giải pháp thi công mới.
“Hội thảo này mang đến nhiều thông tin bổ ích, thiết thực, được chia sẻ từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng. Qua đó giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về công nghệ thi công hiện nay, có thể áp dụng vào công việc, dự án sắp tới”, anh Nghi nói.
Ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, cùng với chủ trương phát triển hạ tầng giao thông của Chính phủ, Tập đoàn Đèo Cả cũng luôn chủ động chuẩn bị các nguồn lực như con người, máy móc, thiết bị.
“Rất cảm ơn các chuyên gia đã mang đến hội nghị những giải pháp về vật liệu mới, công nghệ mới thiết thực cho kỹ sư, quản lý của Tập đoàn có thêm kiến thức chuyên sâu về vật liệu, giải pháp thi công, góp phần hoàn thành các dự án đã và đang triển khai”, ông Quang Dũng nói.
Lam Trà
Tham dự hội thảo có các đại diện Hiệp hội bê tông VN, Xi măng Fico-YTL, ĐH Bách Khoa TP. HCM, các đơn vị xây dựng, nhà cung cấp bê tông và hơn 130 CBNV thuộc các phòng, ban liên quan của Tập đoàn Đèo Cả.
Hội thảo trực tiếp tại trụ sở Tập đoàn Đèo Cả và trực tuyến nhiều điểm cầu
Các nội dung được đưa ra thảo luận là các giải pháp phục vụ cho yêu cầu đặc trưng của việc xây dựng và thi công cơ sở hạ tầng giao thông khu vực miền nam Việt Nam, như “So sánh việc sử dụng xi măng Póoc-lang hỗn hợp (PCB) và Póoc-lang (OPC) trong bê tông”, “Các giải pháp kiểm soát nhiệt độ trong bê tông khối lớn”, “Khuynh hướng thiết kế, thi công cọc bê tông nền móng và giải pháp công nghệ Nhật Bản tại VN”, “Kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng cát nghiền nhân tạo trong vữa kỹ thuật cao”...
Đại diện Công ty Bê tông Đường thuỷ đưa ra giải pháp cung ứng bê tông tươi bằng đường thủy cho các công trình xây dựng. Theo đó, với chủ trương phát triển các tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang tại khu vực phía Nam, nhu cầu bê tông cho các công trình là rất lớn. Tuy nhiên, với các yếu tố tự nhiên khách quan như hệ thống sông ngòi dày đặc, địa chất yếu, đường tải trọng thấp, ảnh hưởng của sóng, gió, thuỷ triều… khiến các công trình trên biển và vùng ĐBSCL luôn gặp trở ngại về chất lượng bê tông và tiến độ thi công. Các biện pháp cấp bê tông hiện nay cũng còn nhiều mặt hạn chế.
Ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại hội nghị
Công ty Bê tông đường thuỷ đưa ra giải pháp trạm trộn bê tông có thể nâng hạ độ cao, được lắp đặt trên tàu, thuyền với các ưu điểm như tự hành linh hoạt, tải trọng lớn, cao độ thấp có thể dễ dàng qua các cầu dân sinh với tĩnh không thấp… Giải pháp này được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả, phù hợp với đặc điểm các công trình trên biển hoặc trong khu vực nhiều sông ngòi, kênh rạch, phù hợp với vùng ĐBSCL.
Sau các phần diễn giả trình bày, người tham gia hội nghị trực tiếp và trực tuyến có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia và cho tất cả mọi người cùng thảo luận.
Anh Nguyễn Khang Nghi – Nhân viên phòng BIM Công ty Hoàng Long cho biết, anh được tiếp cận thông tin chuyên sâu, đa dạng, mang tính cập nhật về các giải pháp thi công mới.
“Hội thảo này mang đến nhiều thông tin bổ ích, thiết thực, được chia sẻ từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng. Qua đó giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về công nghệ thi công hiện nay, có thể áp dụng vào công việc, dự án sắp tới”, anh Nghi nói.
Ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, cùng với chủ trương phát triển hạ tầng giao thông của Chính phủ, Tập đoàn Đèo Cả cũng luôn chủ động chuẩn bị các nguồn lực như con người, máy móc, thiết bị.
“Rất cảm ơn các chuyên gia đã mang đến hội nghị những giải pháp về vật liệu mới, công nghệ mới thiết thực cho kỹ sư, quản lý của Tập đoàn có thêm kiến thức chuyên sâu về vật liệu, giải pháp thi công, góp phần hoàn thành các dự án đã và đang triển khai”, ông Quang Dũng nói.
Lam Trà