QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kèo thép kết hợp cột BT dự ứng lực

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kèo thép kết hợp cột BT dự ứng lực

    Chào các bạn đồng nghiệp!
    Hiện nay giá thép trên thị trường đang có chiều hướng tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành của kết cấu thép, nhất là khung nhà thép công nghiệp. Tại sao chúng ta không sử dụng khung nhà kết hợp kèo thép - cột BT dự ứng lực? Xin các bạn đồng nghiệp cho ý kiến về mô hình này!

  • #2
    Ðề: Kèo thép kết hợp cột BT dự ứng lực

    Ðã từ lâu, ta vẫn có thể thiết kế và thực hiện : mái nhà bằng thép, cột bằng BTCT (hay BT DUL), nhưng phép tính hệ chịu lực khác.
    Cột bê-tông thường được ngàm ở móng, còn cột thép thì được ngàm bởi dầm thép.
    Muốn tiết kiệm thép thì có thể dùng khung Tiệp thay vì kiểu Zamil, nhưng phải mất công hơn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kèo thép kết hợp cột BT dự ứng lực

      Nếu dùng hệ kèo thép, cột BTCT DUL thì với những công trình nằm tại vùng đất yếu vẫn bị hạn chế. Nhưng đúng là với vùng đất nền tốt thì sơ đồ trên rất tiết kiệm, mỗi tội vùng đất tốt thường ở xa vùng sản xuất cấu kiện BT DUL; anh phải tính cả vấn đề này vào giá thành nữa.
      Thưa bác Thu, theo cháu thấy với dạng khung Tiệp nhịp lớn hơn 20m chưa chắc đã tiết kiệm so với Jamin. Cháu nghe nhiều người nhận xét dạng khung Tiệp kinh tế nhất với nhịp 15 đến 18m. Dạng khung không gian đang dùng ở VN thì bị nhược điểm là chế tạo từ thép ống nên bị ảnh hưởng nhiều do độ ẩm quá cao. Cháu nghe 1 anh bạn nói bên Chi lê nhà công nghiệp dùng dạng khung không gian rất nhiều nhưng anh ấy không phải dân XD nên không nói chính xác được. Bên chỗ bác có hay sử dụng hệ không gian trong nhà xưởng không ạ? Nếu dùng thì bên đó sử dụng loại liên kết theo kiểu nút nào? Trên diễn đàn cháu có thấy mấy anh kê loại nút cầu (Mero), nút trụ (Mỹ) và dạng nút bản chắc cải tiến từ nút Haclay (Mỹ).

      Ghi chú

      Working...
      X